CTTĐT - Ngày 13/3, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến kiểm tra Dự án công trình tôn tạo, tu bổ Di tích lịch sử Quốc gia Bến Âu Lâu tại khu vực phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh và Đoàn công tác kiểm tra Dự án công trình tôn tạo, tu bổ Di tích lịch sử Quốc gia Bến Âu Lâu
Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tỉnh đoàn Yên Bái và lãnh đạo UBND thành phố Yên Bái.
Bến Âu Lâu nằm bên tả ngạn Sông Hồng thuộc phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái. Lịch sử ghi nhận, trước kia Âu Lâu là bến đò nhỏ của người dân ven sông Hồng qua lại giao thương. Tới năm 1953, bến đò Âu Lâu được xây dựng thành bến phà và trở thành vị trí chiến lược, nối liền tuyến giao thông Việt Bắc với Tây Bắc. Bến phà Âu Lâu lúc đó là nơi duy nhất có thể vận chuyển các loại vũ khí hạng nặng như pháo mặt đất, pháo cao xạ, xe ô tô chở đạn dược, khí tài quân sự qua sông Hồng. Tính từ tháng 11/1953 - 5/1954, trong hơn 200 ngày đêm thực dân Pháp trút với 2.700 tấn bom đạn nhằm phá hủy bến phà Âu Lâu. Tuy nhiên, dân quân và bộ đội vẫn quyết tâm vượt sông vận chuyển được hàng nghìn tấn lương thực và hàng trăm tấn đạn dược, vũ khí góp phần vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Ngày 30/12/1992, cầu Yên Bái được khánh thành cũng là lúc bến phà Âu Lâu kết thúc sứ mệnh sau gần 60 năm hoạt động. Để lưu dấu giá trị lịch sử, Yên Bái đã xây dựng tượng đài “Bến Âu Lâu” nơi ngã ba đường thuộc phường Nguyễn Phúc. Ngày 07/8/2012 Bến Âu Lâu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 3027/QĐ-BVHTTDL. Sau gần 30 năm xây dựng và tồn tại, khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Âu Lâu bộc lộ sự xuống cấp. Trước thực trạng đó, tỉnh Yên Bái có chủ trương triển khai Dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo Bến Âu Lâu gắn với chỉnh trang đô thị. Phương án mở rộng không gian Di tích lịch sử Quốc gia Bến Âu Lâu được xây dựng và giao cho UBND thành phố Yên Bái làm chủ đầu tư.
Năm 2020, thành phố Yên Bái đã tiến hành lập kế hoạch tôn tạo, tu bổ Di tích lịch sử Quốc gia Bến Âu Lâu. Dự án được thực hiện trong thời gian 3 năm (2021 - 2023) với tổng mức đầu tư gần 15 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%, còn lại là ngân sách của thành phố và các nguồn vốn hợp pháp khác. Công trình tôn tạo, tu bổ Di tích lịch sử Quốc gia Bến Âu Lâu là dự án có ý nghĩa rất quan trọng. Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp chặt chẽ với thành phố trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Dự án tôn tạo, tu bổ Bến Âu Lâu đang gấp rút được hoàn thiện để kịp đưa vào sử dụng trong dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tháng 5/2024.
Qua kiểm tra, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của các sở, ngành và cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn thành phố Yên Bái đã nỗ lực tôn tạo, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa tốt đẹp của Di tích lịch sử Quốc gia Bến Âu Lâu. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ rõ 5 nội dung mà các cấp, các ngành cần tập trung hoàn thiện để Dự án tôn tạo, tu bổ bến Âu Lâu mang lại hiệu quả cao nhất. Qua đó phát huy cao độ ý nghĩa của di tích, thực sự xứng tầm là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng, thu hút đông đảo du khách tới thăm quan, tìm hiểu./.
2370 lượt xem
CTV: Thanh Nghị
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 13/3, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến kiểm tra Dự án công trình tôn tạo, tu bổ Di tích lịch sử Quốc gia Bến Âu Lâu tại khu vực phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tỉnh đoàn Yên Bái và lãnh đạo UBND thành phố Yên Bái.
Bến Âu Lâu nằm bên tả ngạn Sông Hồng thuộc phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái. Lịch sử ghi nhận, trước kia Âu Lâu là bến đò nhỏ của người dân ven sông Hồng qua lại giao thương. Tới năm 1953, bến đò Âu Lâu được xây dựng thành bến phà và trở thành vị trí chiến lược, nối liền tuyến giao thông Việt Bắc với Tây Bắc. Bến phà Âu Lâu lúc đó là nơi duy nhất có thể vận chuyển các loại vũ khí hạng nặng như pháo mặt đất, pháo cao xạ, xe ô tô chở đạn dược, khí tài quân sự qua sông Hồng. Tính từ tháng 11/1953 - 5/1954, trong hơn 200 ngày đêm thực dân Pháp trút với 2.700 tấn bom đạn nhằm phá hủy bến phà Âu Lâu. Tuy nhiên, dân quân và bộ đội vẫn quyết tâm vượt sông vận chuyển được hàng nghìn tấn lương thực và hàng trăm tấn đạn dược, vũ khí góp phần vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Ngày 30/12/1992, cầu Yên Bái được khánh thành cũng là lúc bến phà Âu Lâu kết thúc sứ mệnh sau gần 60 năm hoạt động. Để lưu dấu giá trị lịch sử, Yên Bái đã xây dựng tượng đài “Bến Âu Lâu” nơi ngã ba đường thuộc phường Nguyễn Phúc. Ngày 07/8/2012 Bến Âu Lâu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 3027/QĐ-BVHTTDL. Sau gần 30 năm xây dựng và tồn tại, khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Âu Lâu bộc lộ sự xuống cấp. Trước thực trạng đó, tỉnh Yên Bái có chủ trương triển khai Dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo Bến Âu Lâu gắn với chỉnh trang đô thị. Phương án mở rộng không gian Di tích lịch sử Quốc gia Bến Âu Lâu được xây dựng và giao cho UBND thành phố Yên Bái làm chủ đầu tư.
Năm 2020, thành phố Yên Bái đã tiến hành lập kế hoạch tôn tạo, tu bổ Di tích lịch sử Quốc gia Bến Âu Lâu. Dự án được thực hiện trong thời gian 3 năm (2021 - 2023) với tổng mức đầu tư gần 15 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%, còn lại là ngân sách của thành phố và các nguồn vốn hợp pháp khác. Công trình tôn tạo, tu bổ Di tích lịch sử Quốc gia Bến Âu Lâu là dự án có ý nghĩa rất quan trọng. Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp chặt chẽ với thành phố trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Dự án tôn tạo, tu bổ Bến Âu Lâu đang gấp rút được hoàn thiện để kịp đưa vào sử dụng trong dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tháng 5/2024.
Qua kiểm tra, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của các sở, ngành và cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn thành phố Yên Bái đã nỗ lực tôn tạo, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa tốt đẹp của Di tích lịch sử Quốc gia Bến Âu Lâu. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ rõ 5 nội dung mà các cấp, các ngành cần tập trung hoàn thiện để Dự án tôn tạo, tu bổ bến Âu Lâu mang lại hiệu quả cao nhất. Qua đó phát huy cao độ ý nghĩa của di tích, thực sự xứng tầm là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng, thu hút đông đảo du khách tới thăm quan, tìm hiểu./.