CTTĐT - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện Kế hoạch số 163-KH/TU ngày 16/02/2024 của Tỉnh ủy Yên Bái về nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái năm 2024
Ảnh minh họa
Theo đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề ra các mục tiêu trong năm 2024. Cụ thể: Phấn đấu giải quyết việc làm cho 20.000 người; chuyển dịch 7.000 lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp; tuyển sinh đào tạo nghề cho 18.000 người, trong đó, hỗ trợ đào tạo nghề cho 4.000 lao động nông thôn (lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số…). Tăng cường giao dịch việc làm trực tuyến nhằm hỗ trợ hiệu quả người lao động tìm kiếm việc làm tại doanh nghiệp, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ việc làm cho các đối tượng đặc thù (người dân tộc thiểu số, phụ nữ nghèo nông thôn, lao động thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn…).
Tiếp tục triển khai Kế hoạch hỗ trợ làm nhà cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu hỗ trợ năm 2024 là 1.883 nhà (làm mới 1.292 nhà; sửa chữa: 591 nhà; trong đó: Hỗ trợ làm nhà ở đối với người có công là 459 nhà (làm mới 246 nhà, sửa chữa 213 nhà); làm nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo 1.424 nhà (làm mới 1.046 nhà, sửa chữa 378 nhà).
Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,3%, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 0,8% so với năm 2023. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách ưu đãi đối với người có công và thân nhân; tích cực chăm lo, cải thiện đời sống gia đình người có công. Tăng cường thực hiện các biện pháp bảo đảm mục tiêu bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ, chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
Để đạt được mục tiêu trên, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp đối với từng lĩnh vực cụ thể.
Đối với lĩnh vực Lao động - Việc làm - Giáo dục nghề nghiệp, tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030; phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, trọng tâm là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để tăng khả năng kết nối cung - cầu lao động; tăng cường giao dịch việc làm trực tuyến; thúc đẩy chuyển dịch lao động sang làm việc tại khu vực chính thức thông qua hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại cho lao động, chú trọng khu vực nông thôn, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Thực hiện các giải pháp, chính sách giải quyết việc làm cho người lao động; hỗ trợ người lao động vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm.
Cùng với đó, ổn định và mở rộng thị phần tại các thị trường ngoài nước đang tiếp nhận lao động của tỉnh Yên Bái. Tăng cường công tác tạo nguồn, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Triển khai đồng bộ các chính sách, hoạt động hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đặc biệt là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người lao động sinh sống tại vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.
Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp; Đẩy mạnh việc liên kết với doanh nghiệp để triển khai tổ chức đào tạo nghề theo địa chỉ sử dụng lao động của doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động.
Tăng cường đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động để đáp ứng nhu cầu lao động có kỹ năng nghề cho phục hồi kinh tế, thích ứng với điều kiện sản xuất mới, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định về pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, công tác an toàn vệ sinh lao động. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và tăng cường công tác giám sát về tình hình thực hiện pháp luật lao động và chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Làm tốt công tác quản lý, cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh. Hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý lao động cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và người lao động.
Đối với lĩnh vực Giảm nghèo - Bảo trợ xã hội, tập trung hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất nhằm tạo sự chuyển biến thực chất về thu nhập và đời sống cho người nghèo, nhất là hộ nghèo dân tộc thiểu số ở các vùng đặc biệt khó trên địa bàn tỉnh; phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiềm năng, lợi thế của bàn tỉnh như các dự án về phát triển du lịch cộng đồng, các dự án trồng cây dược liệu... nhằm tạo sinh kế, thu nhập bền vững, hiệu quả cho người dân.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp triển khai các dự án có sử dụng nhiều lao động trên địa bàn tỉnh; nâng cao hiệu quả kết nối, giới thiệu, hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề cho người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để hướng tới mục tiêu mỗi hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm bền vững;
Triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo, đặc biệt là các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và các chính sách hỗ trợ giảm nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh, thông tin đảm bảo đầy đủ, hiệu quả, kịp thời, để góp phần củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các huyện nghèo; tăng cường đào tạo nghề, giải quyết việc làm, mở rộng sinh kế, cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và người dân cư trú tại các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh.
Nâng cao độ bao phủ của các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; khuyến khích người dân trên địa bàn tỉnh thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh bền vững theo hướng thích ứng với dịch bệnh và biến đổi khí hậu để nâng cao khả năng chống chịu của người dân trước các yếu tố rủi ro từ đó hạn chế tình trạng tái nghèo, phát sinh nghèo
Tổ chức thực hiện hiệu quả, đầy đủ, kịp thời các chính sách trợ giúp thường xuyên và đột xuất đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội. Chú trọng công tác chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật. Thực hiện tốt công tác hỗ trợ đột xuất, bảo đảm người dân bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, thiếu đói được trợ giúp đột xuất kịp thời. Huy động mọi nguồn lực xã hội, phát triển các hình thức trợ giúp dựa vào cộng đồng để tạo điều kiện, cơ hội cho các đối tượng yếu thế vượt qua hoàn cảnh, vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Đối với lĩnh vực trẻ em, triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để thực hiện ngày càng tốt hơn công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; đẩy mạnh thực hiện các hoạt động bảo vệ trẻ em để đạt mục tiêu, chỉ tiêu trong chương trình hành động quốc gia vì trẻ em; tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em; phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trái quy định của pháp luật; chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi ... để mọi trẻ em đều được bảo vệ, chăm sóc và thực hiện các quyền cơ bản.
Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2024, phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo công tác Bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, huyện và Ban Bảo vệ trẻ em/Nhóm thường trực Bảo vệ trẻ em cấp xã, củng cố và xây dựng, nâng cao năng lực cho mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên, người làm công tác trẻ em các cấp để bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng hiệu quả, thiết thực.
Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì trẻ em, Diễn đàn trẻ em các cấp nhằm giúp cho trẻ em được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, nói lên tiếng nói của trẻ em về các vấn đề trẻ em quan tâm, đưa ra sáng kiến do trẻ em khởi xướng, thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em ở mức cao nhất. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, thu hút trẻ em, người chăm sóc trẻ, nhà trường, chính quyền địa phương cùng tham gia đồng hành, đối thoại thông qua các hình thức truyền thông phù hợp, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đa số trẻ em.
Chủ động thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, nhằm tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ em thông qua các hình thức truyền thông tại các trường học, khu dân cư, tập trung vào các đối tượng trẻ em, người chăm sóc trẻ và các cộng tác viên;
Vận động nguồn lực, điều phối hỗ trợ bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số, miền núi kịp thời, hiệu quả, từng bước giảm khoảng cách chênh lệch về điều kiện sống giữa các nhóm trẻ em và trẻ em giữa các vùng, miền; đảm bảo nhóm quyền bảo vệ và phát triển của trẻ em.
Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật về trẻ em, kịp thời phát hiện sai phạm và đề nghị điều chỉnh những nội dung, hoạt động không phù hợp. Tổ chức vận hành và phối hợp thực hiện tốt việc tiếp nhận và xử lý thông tin tố giác tội phạm xâm hại trẻ em thông qua tổng đài điện thoại quốc gia 111 và tổng đài bảo vệ phụ nữ, trẻ em tỉnh Yên Bái 18001776.
Trong lĩnh vực bình đẳng giới, tiếp tục tham mưu thực hiện hiệu quả các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; tăng cường lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong hoạch định và thực thi chính sách, góp phần xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch của các ngành và các địa phương thể hiện rõ nét các nội dung về bình đẳng giới.
Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới tại các trường THCS, THPT và các trường nghề; các khu dân cư cho thanh thiếu niên và cộng tác viên; phát huy vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong việc nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Yên Bái; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của các cấp, các ngành, nâng cao chất lượng lồng ghép giới trong từng lĩnh vực cụ thể.
Xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, tổ chức các buổi truyền thông tại cộng đồng, tập trung nội dung phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, đa dạng đối tượng, phong phú về nội dung và hình thức truyền thông.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến phụ nữ, bình đẳng giới. Hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời phụ nữ, trẻ em là nạn nhân của các vụ việc bị bạo hành, xâm hại, mua bán người thông qua Nhà tạm lánh tại Phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ; Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội; kết nối hỗ trợ qua đường dây nóng bảo vệ phụ nữ và trẻ em tỉnh Yên Bái 18001776.
Đối với lĩnh vực người có công, thực hiện đầy đủ, đúng quy định các chính sách và chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng. Tổ chức các hoạt động tri ân, thăm hỏi, tặng quà người có công với cách mạng và thân nhân nhân dịp Tết Nguyên đán và Lễ kỷ niệm 77 năm Ngày thương binh, liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024); làm tốt các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”…
1051 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện Kế hoạch số 163-KH/TU ngày 16/02/2024 của Tỉnh ủy Yên Bái về nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái năm 2024Theo đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề ra các mục tiêu trong năm 2024. Cụ thể: Phấn đấu giải quyết việc làm cho 20.000 người; chuyển dịch 7.000 lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp; tuyển sinh đào tạo nghề cho 18.000 người, trong đó, hỗ trợ đào tạo nghề cho 4.000 lao động nông thôn (lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số…). Tăng cường giao dịch việc làm trực tuyến nhằm hỗ trợ hiệu quả người lao động tìm kiếm việc làm tại doanh nghiệp, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ việc làm cho các đối tượng đặc thù (người dân tộc thiểu số, phụ nữ nghèo nông thôn, lao động thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn…).
Tiếp tục triển khai Kế hoạch hỗ trợ làm nhà cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu hỗ trợ năm 2024 là 1.883 nhà (làm mới 1.292 nhà; sửa chữa: 591 nhà; trong đó: Hỗ trợ làm nhà ở đối với người có công là 459 nhà (làm mới 246 nhà, sửa chữa 213 nhà); làm nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo 1.424 nhà (làm mới 1.046 nhà, sửa chữa 378 nhà).
Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,3%, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 0,8% so với năm 2023. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách ưu đãi đối với người có công và thân nhân; tích cực chăm lo, cải thiện đời sống gia đình người có công. Tăng cường thực hiện các biện pháp bảo đảm mục tiêu bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ, chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
Để đạt được mục tiêu trên, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp đối với từng lĩnh vực cụ thể.
Đối với lĩnh vực Lao động - Việc làm - Giáo dục nghề nghiệp, tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030; phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, trọng tâm là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để tăng khả năng kết nối cung - cầu lao động; tăng cường giao dịch việc làm trực tuyến; thúc đẩy chuyển dịch lao động sang làm việc tại khu vực chính thức thông qua hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại cho lao động, chú trọng khu vực nông thôn, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Thực hiện các giải pháp, chính sách giải quyết việc làm cho người lao động; hỗ trợ người lao động vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm.
Cùng với đó, ổn định và mở rộng thị phần tại các thị trường ngoài nước đang tiếp nhận lao động của tỉnh Yên Bái. Tăng cường công tác tạo nguồn, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Triển khai đồng bộ các chính sách, hoạt động hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đặc biệt là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người lao động sinh sống tại vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.
Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp; Đẩy mạnh việc liên kết với doanh nghiệp để triển khai tổ chức đào tạo nghề theo địa chỉ sử dụng lao động của doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động.
Tăng cường đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động để đáp ứng nhu cầu lao động có kỹ năng nghề cho phục hồi kinh tế, thích ứng với điều kiện sản xuất mới, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định về pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, công tác an toàn vệ sinh lao động. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và tăng cường công tác giám sát về tình hình thực hiện pháp luật lao động và chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Làm tốt công tác quản lý, cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh. Hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý lao động cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và người lao động.
Đối với lĩnh vực Giảm nghèo - Bảo trợ xã hội, tập trung hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất nhằm tạo sự chuyển biến thực chất về thu nhập và đời sống cho người nghèo, nhất là hộ nghèo dân tộc thiểu số ở các vùng đặc biệt khó trên địa bàn tỉnh; phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiềm năng, lợi thế của bàn tỉnh như các dự án về phát triển du lịch cộng đồng, các dự án trồng cây dược liệu... nhằm tạo sinh kế, thu nhập bền vững, hiệu quả cho người dân.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp triển khai các dự án có sử dụng nhiều lao động trên địa bàn tỉnh; nâng cao hiệu quả kết nối, giới thiệu, hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề cho người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để hướng tới mục tiêu mỗi hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm bền vững;
Triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo, đặc biệt là các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và các chính sách hỗ trợ giảm nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh, thông tin đảm bảo đầy đủ, hiệu quả, kịp thời, để góp phần củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các huyện nghèo; tăng cường đào tạo nghề, giải quyết việc làm, mở rộng sinh kế, cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và người dân cư trú tại các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh.
Nâng cao độ bao phủ của các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; khuyến khích người dân trên địa bàn tỉnh thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh bền vững theo hướng thích ứng với dịch bệnh và biến đổi khí hậu để nâng cao khả năng chống chịu của người dân trước các yếu tố rủi ro từ đó hạn chế tình trạng tái nghèo, phát sinh nghèo
Tổ chức thực hiện hiệu quả, đầy đủ, kịp thời các chính sách trợ giúp thường xuyên và đột xuất đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội. Chú trọng công tác chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật. Thực hiện tốt công tác hỗ trợ đột xuất, bảo đảm người dân bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, thiếu đói được trợ giúp đột xuất kịp thời. Huy động mọi nguồn lực xã hội, phát triển các hình thức trợ giúp dựa vào cộng đồng để tạo điều kiện, cơ hội cho các đối tượng yếu thế vượt qua hoàn cảnh, vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Đối với lĩnh vực trẻ em, triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để thực hiện ngày càng tốt hơn công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; đẩy mạnh thực hiện các hoạt động bảo vệ trẻ em để đạt mục tiêu, chỉ tiêu trong chương trình hành động quốc gia vì trẻ em; tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em; phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trái quy định của pháp luật; chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi ... để mọi trẻ em đều được bảo vệ, chăm sóc và thực hiện các quyền cơ bản.
Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2024, phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo công tác Bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, huyện và Ban Bảo vệ trẻ em/Nhóm thường trực Bảo vệ trẻ em cấp xã, củng cố và xây dựng, nâng cao năng lực cho mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên, người làm công tác trẻ em các cấp để bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng hiệu quả, thiết thực.
Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì trẻ em, Diễn đàn trẻ em các cấp nhằm giúp cho trẻ em được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, nói lên tiếng nói của trẻ em về các vấn đề trẻ em quan tâm, đưa ra sáng kiến do trẻ em khởi xướng, thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em ở mức cao nhất. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, thu hút trẻ em, người chăm sóc trẻ, nhà trường, chính quyền địa phương cùng tham gia đồng hành, đối thoại thông qua các hình thức truyền thông phù hợp, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đa số trẻ em.
Chủ động thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, nhằm tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ em thông qua các hình thức truyền thông tại các trường học, khu dân cư, tập trung vào các đối tượng trẻ em, người chăm sóc trẻ và các cộng tác viên;
Vận động nguồn lực, điều phối hỗ trợ bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số, miền núi kịp thời, hiệu quả, từng bước giảm khoảng cách chênh lệch về điều kiện sống giữa các nhóm trẻ em và trẻ em giữa các vùng, miền; đảm bảo nhóm quyền bảo vệ và phát triển của trẻ em.
Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật về trẻ em, kịp thời phát hiện sai phạm và đề nghị điều chỉnh những nội dung, hoạt động không phù hợp. Tổ chức vận hành và phối hợp thực hiện tốt việc tiếp nhận và xử lý thông tin tố giác tội phạm xâm hại trẻ em thông qua tổng đài điện thoại quốc gia 111 và tổng đài bảo vệ phụ nữ, trẻ em tỉnh Yên Bái 18001776.
Trong lĩnh vực bình đẳng giới, tiếp tục tham mưu thực hiện hiệu quả các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; tăng cường lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong hoạch định và thực thi chính sách, góp phần xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch của các ngành và các địa phương thể hiện rõ nét các nội dung về bình đẳng giới.
Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới tại các trường THCS, THPT và các trường nghề; các khu dân cư cho thanh thiếu niên và cộng tác viên; phát huy vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong việc nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Yên Bái; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của các cấp, các ngành, nâng cao chất lượng lồng ghép giới trong từng lĩnh vực cụ thể.
Xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, tổ chức các buổi truyền thông tại cộng đồng, tập trung nội dung phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, đa dạng đối tượng, phong phú về nội dung và hình thức truyền thông.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến phụ nữ, bình đẳng giới. Hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời phụ nữ, trẻ em là nạn nhân của các vụ việc bị bạo hành, xâm hại, mua bán người thông qua Nhà tạm lánh tại Phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ; Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội; kết nối hỗ trợ qua đường dây nóng bảo vệ phụ nữ và trẻ em tỉnh Yên Bái 18001776.
Đối với lĩnh vực người có công, thực hiện đầy đủ, đúng quy định các chính sách và chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng. Tổ chức các hoạt động tri ân, thăm hỏi, tặng quà người có công với cách mạng và thân nhân nhân dịp Tết Nguyên đán và Lễ kỷ niệm 77 năm Ngày thương binh, liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024); làm tốt các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”…