CTTĐT - Tỉnh Yên Bái đã tổ chức triển khai, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách của Quốc hội, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó các chính sách về an sinh xã hội, lao động, việc làm đã được triển khai tích cực.
Các chính sách cho vay thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội đã đảm bảo theo quy định, góp phần giúp hộ nghèo, hộ chính sách giải quyết những vấn đề căn bản, thiết yếu của cuộc sống
Đối với chính sách cho vay thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Đến hết năm 2023, tổng nguốn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đạt 4.956 tỷ đồng, tăng 32,6% so với thời điểm 31/12/2021; tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt 4.868 tỷ đồng, tăng 35,51% so với thời điểm ngày 31/12/2021 với trên 84 ngàn hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đang còn dư nợ. Trong 2 năm (2022 - 2023), Ngân hàng Chính sách Xã hội đã triển khai trên địa bàn 18 chương trình tín dụng, thực hiện giải ngân 2.373 tỷ đồng cho vay mới, hỗ trợ 46.299 lượt khách hàng thụ hưởng các chương trình tín dụng, giải quyết việc làm mới cho 6.568 lượt lao động, xây mới 20.915 công trình cấp nước sạch, công trình vệ sinh ở khu vực nông thôn; sửa chữa, xây mới 128 căn nhà ở xã hội.
Việc cho vay theo 05 chương trình để phục hồi, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh đạt 461,1 tỷ đồng với 7.162 lượt khách hàng (hoàn thành 100% kế hoạch), trong đó: Cho vay giải quyết việc làm đạt 350,5 tỷ đồng cho 5.018 khách hàng được vay vốn tạo việc làm. Cho vay học sinh, sinh viên mua máy tính, thiết bị học tập trực tuyến đạt 18 tỷ đồng. Việc thực hiện chính sách đã hỗ trợ cho 1.801 học sinh, sinh viên thuộc 1.291 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn được đảm bảo điều kiện về học tập trực tuyến trong giai đoạn Covid - 19 vừa qua, đồng thời tiếp tục phát huy hiệu quả trong môi trường lớp học đang dần được công nghệ hóa, số hóa. Cho vay nhà ở xã hội đạt 59,5 tỷ đồng, góp phần giúp 138 cá nhân, hộ gia đình được cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội. Cho vay các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập đạt 0,9 tỷ đồng cho 11 cơ sở giáo dục. Cho vay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi đạt 32,2 tỷ đồng cho 704 hộ.
Đối với việc hỗ trợ lãi suất cho các đối tượng vay vốn theo các chương trình tín dụng chính sách có lãi suất cho vay hiện hành trên 6%, Ngân hàng Chính sách xã hội đã thực hiện hỗ trợ lãi suất cho 44.071 khách hàng vay vốn của 09 chương trình tín dụng chính sách với số tiền hỗ trợ là 43,1 tỷ đồng.
Các chính sách cho vay thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội được triển khai thực hiện đã đảm bảo theo quy định, góp phần giúp hộ nghèo, hộ chính sách giải quyết những vấn đề căn bản, thiết yếu của cuộc sống, tạo sinh kế và việc làm, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhất là tại các vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đối với chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đã được UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tập trung triển khai thực hiện: Đã hỗ trợ cho 1.110 lao động, với tổng kinh phí 582,5 triệu đồng. Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đang ở thuê, ở trọ tại các khu công nghiệp được thực hiện kịp thời, góp phần thu hút, “giữ chân” người lao động làm việc ổn định, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn.
Về chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Trong 2 năm (2022 - 2023), UBND tỉnh đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung nguốn vốn tín dụng để cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, trong đó: Việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng: Dư nợ cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 18.545 tỷ đồng, chiếm 46,14% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay lĩnh vực xuất khẩu đạt 960 tỷ đồng, chiếm 2,39% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 7.404 tỷ đồng, chiếm 16,7% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đạt 12.210 tỷ đồng, chiếm 31,14% tổng dư nợ. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi: Đã hỗ trợ lãi suất cho 06 khách hàng với dư nợ là 97,8 tỷ đồng, số tiền lãi được hỗ trợ là 0,66 tỷ đồng; doanh số cho vay được hỗ trợ lãi suất theo Chương trình là 186,6 tỷ đồng. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho 19 lượt khách hàng với tổng dư nợ (gốc, lãi) được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ là 103,67 tỷ đồng.
Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã chủ động trong việc đảm bảo nguồn vốn, hướng tín dụng vào một số ngành, lĩnh vực quan trọng của tỉnh, chủ động rà soát các khách hàng đủ điều kiện cho vay để triển khai chính sách cơ bản đảm bảo theo quy định.
1195 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tỉnh Yên Bái đã tổ chức triển khai, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách của Quốc hội, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó các chính sách về an sinh xã hội, lao động, việc làm đã được triển khai tích cực.Đối với chính sách cho vay thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Đến hết năm 2023, tổng nguốn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đạt 4.956 tỷ đồng, tăng 32,6% so với thời điểm 31/12/2021; tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt 4.868 tỷ đồng, tăng 35,51% so với thời điểm ngày 31/12/2021 với trên 84 ngàn hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đang còn dư nợ. Trong 2 năm (2022 - 2023), Ngân hàng Chính sách Xã hội đã triển khai trên địa bàn 18 chương trình tín dụng, thực hiện giải ngân 2.373 tỷ đồng cho vay mới, hỗ trợ 46.299 lượt khách hàng thụ hưởng các chương trình tín dụng, giải quyết việc làm mới cho 6.568 lượt lao động, xây mới 20.915 công trình cấp nước sạch, công trình vệ sinh ở khu vực nông thôn; sửa chữa, xây mới 128 căn nhà ở xã hội.
Việc cho vay theo 05 chương trình để phục hồi, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh đạt 461,1 tỷ đồng với 7.162 lượt khách hàng (hoàn thành 100% kế hoạch), trong đó: Cho vay giải quyết việc làm đạt 350,5 tỷ đồng cho 5.018 khách hàng được vay vốn tạo việc làm. Cho vay học sinh, sinh viên mua máy tính, thiết bị học tập trực tuyến đạt 18 tỷ đồng. Việc thực hiện chính sách đã hỗ trợ cho 1.801 học sinh, sinh viên thuộc 1.291 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn được đảm bảo điều kiện về học tập trực tuyến trong giai đoạn Covid - 19 vừa qua, đồng thời tiếp tục phát huy hiệu quả trong môi trường lớp học đang dần được công nghệ hóa, số hóa. Cho vay nhà ở xã hội đạt 59,5 tỷ đồng, góp phần giúp 138 cá nhân, hộ gia đình được cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội. Cho vay các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập đạt 0,9 tỷ đồng cho 11 cơ sở giáo dục. Cho vay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi đạt 32,2 tỷ đồng cho 704 hộ.
Đối với việc hỗ trợ lãi suất cho các đối tượng vay vốn theo các chương trình tín dụng chính sách có lãi suất cho vay hiện hành trên 6%, Ngân hàng Chính sách xã hội đã thực hiện hỗ trợ lãi suất cho 44.071 khách hàng vay vốn của 09 chương trình tín dụng chính sách với số tiền hỗ trợ là 43,1 tỷ đồng.
Các chính sách cho vay thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội được triển khai thực hiện đã đảm bảo theo quy định, góp phần giúp hộ nghèo, hộ chính sách giải quyết những vấn đề căn bản, thiết yếu của cuộc sống, tạo sinh kế và việc làm, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhất là tại các vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đối với chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đã được UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tập trung triển khai thực hiện: Đã hỗ trợ cho 1.110 lao động, với tổng kinh phí 582,5 triệu đồng. Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đang ở thuê, ở trọ tại các khu công nghiệp được thực hiện kịp thời, góp phần thu hút, “giữ chân” người lao động làm việc ổn định, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn.
Về chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Trong 2 năm (2022 - 2023), UBND tỉnh đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung nguốn vốn tín dụng để cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, trong đó: Việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng: Dư nợ cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 18.545 tỷ đồng, chiếm 46,14% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay lĩnh vực xuất khẩu đạt 960 tỷ đồng, chiếm 2,39% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 7.404 tỷ đồng, chiếm 16,7% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đạt 12.210 tỷ đồng, chiếm 31,14% tổng dư nợ. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi: Đã hỗ trợ lãi suất cho 06 khách hàng với dư nợ là 97,8 tỷ đồng, số tiền lãi được hỗ trợ là 0,66 tỷ đồng; doanh số cho vay được hỗ trợ lãi suất theo Chương trình là 186,6 tỷ đồng. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho 19 lượt khách hàng với tổng dư nợ (gốc, lãi) được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ là 103,67 tỷ đồng.
Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã chủ động trong việc đảm bảo nguồn vốn, hướng tín dụng vào một số ngành, lĩnh vực quan trọng của tỉnh, chủ động rà soát các khách hàng đủ điều kiện cho vay để triển khai chính sách cơ bản đảm bảo theo quy định.