Ngày 19/3, tại Trường Chính trị tỉnh, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã giảng dạy tại lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ tham gia Đề án 11 của Tỉnh ủy.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy giảng dạy tại lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ tham gia Đề án 11 của Tỉnh ủy
Tại lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, đồng chí Đỗ Đức Duy đã truyền đạt chuyên đề "Tiềm năng, lợi thế và một số định hướng lớn về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng trong Đảng bộ tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhiệm kỳ 2025-2030".
Trong bài giảng, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã phân tích, đánh giá, dự báo các yếu tố, điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển của tỉnh Yên Bái với các yếu tố về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội, tài nguyên thiên nhiên và môi trường; đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh tỉnh Yên Bái đến năm 2020; trong đó, định vị Yên Bái trong không gian phát triển của vùng Trung du và miền núi phía Bắc; vị thế, vai trò của Yên Bái trong tương quan phát triển các ngành kinh tế trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đồng chí thông tin, theo kết quả sơ kết, đánh giá giữa nhiệm kỳ, dự ước có 18/19 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu; 1/19 chỉ tiêu cần tập trung chỉ đạo quyết liệt và có giải pháp tích cực để phấn đấu hoàn thành.
Các học viên cũng được nghe đồng chí Bí thư Tỉnh ủy truyền đạt về định hướng phát triển của tỉnh Yên Bái đến năm 2030 với mục tiêu phấn đấu đưa Yên Bái nằm trong nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc; đến năm 2050, phấn đấu trở thành tỉnh phát triển toàn diện, bền vững, xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc, là hình mẫu phát triển xanh của vùng và cả nước.
Tỉnh cũng xác định 4 khâu đột phá phát triển trên 4 trụ cột tăng trưởng (kinh tế dịch vụ, công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch, nông lâm thủy sản) thúc đẩy nền kinh tế - xã hội toàn tỉnh tăng trưởng bền vững.
Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức và lớp bồi dưỡng về chuyển đổi số cho cán bộ tham gia Đề án 11 của Tỉnh ủy có 158 học viên. Các học viên được nghiên cứu học tập 21 chuyên đề. Trong đó: 10 chuyên đề về bồi dưỡng cập nhật quan điểm, chủ trương mới theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng do các đồng chí lãnh đạo quản lý, giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trực tiếp truyền đạt; 7 chuyên đề bồi dưỡng, cập nhật Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và các nghị quyết chuyên đề do các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh giảng dạy; 4 chuyên đề bồi dưỡng về chuyển đổi số do các chuyên gia Sở Thông tin và Truyền thông truyền đạt.
Lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức và lớp bồi dưỡng cho cán bộ tham gia Đề án 11 của Tỉnh ủy thể hiện sự quan tâm sâu sắc của tỉnh đến công tác bồi dưỡng, đào tạo cho đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số, góp phần để các học viên được củng cố kiến thức, nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực thực tiễn, từng bước hoàn thiện bản thân, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Được biết, ngày 08/8/2018, Tỉnh ủy Yên Bái ban hành Đề án số 11-ĐA/TU về "Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035" (gọi tắt là Đề án 11). Đến nay sau 5 năm thực hiện, Đề án đã đạt được những kết quả quan trọng, thể hiện tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược về công tác cán bộ của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
Sau 5 năm (từ 2018 đến hết năm 2023), Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo tổ chức 2 kỳ tuyển chọn cán bộ tham gia Đề án thông qua thi tuyển. Tại kỳ tuyển chọn năm 2018 đã lựa chọn được 150 cán bộ; tại kỳ tuyển chọn năm 2022 đã lựa chọn bổ sung 60 cán bộ tham gia, thành tổng số 210 cán bộ tham gia Đề án sau 5 năm.
Tính hết năm 2023, đã có 93 cán bộ tham gia Đề án 11 thay đổi vị trí công tác theo hướng tích cực. Có 65 đồng chí được bổ nhiệm chức vụ cao hơn, 19 đồng chí được bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử giữ các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Trong đó có 5 cán bộ trẻ, 9 cán bộ nữ, 5 cán bộ người dân tộc thiểu số, chiếm 16,2% tổng số cán bộ tuyển chọn năm 2018, chiếm 10,7% tổng số cán bộ tham gia Đề án tại thời điểm tính.
3033 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Ngày 19/3, tại Trường Chính trị tỉnh, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã giảng dạy tại lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ tham gia Đề án 11 của Tỉnh ủy.Tại lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, đồng chí Đỗ Đức Duy đã truyền đạt chuyên đề "Tiềm năng, lợi thế và một số định hướng lớn về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng trong Đảng bộ tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhiệm kỳ 2025-2030".
Trong bài giảng, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã phân tích, đánh giá, dự báo các yếu tố, điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển của tỉnh Yên Bái với các yếu tố về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội, tài nguyên thiên nhiên và môi trường; đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh tỉnh Yên Bái đến năm 2020; trong đó, định vị Yên Bái trong không gian phát triển của vùng Trung du và miền núi phía Bắc; vị thế, vai trò của Yên Bái trong tương quan phát triển các ngành kinh tế trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đồng chí thông tin, theo kết quả sơ kết, đánh giá giữa nhiệm kỳ, dự ước có 18/19 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu; 1/19 chỉ tiêu cần tập trung chỉ đạo quyết liệt và có giải pháp tích cực để phấn đấu hoàn thành.
Các học viên cũng được nghe đồng chí Bí thư Tỉnh ủy truyền đạt về định hướng phát triển của tỉnh Yên Bái đến năm 2030 với mục tiêu phấn đấu đưa Yên Bái nằm trong nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc; đến năm 2050, phấn đấu trở thành tỉnh phát triển toàn diện, bền vững, xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc, là hình mẫu phát triển xanh của vùng và cả nước.
Tỉnh cũng xác định 4 khâu đột phá phát triển trên 4 trụ cột tăng trưởng (kinh tế dịch vụ, công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch, nông lâm thủy sản) thúc đẩy nền kinh tế - xã hội toàn tỉnh tăng trưởng bền vững.
Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức và lớp bồi dưỡng về chuyển đổi số cho cán bộ tham gia Đề án 11 của Tỉnh ủy có 158 học viên. Các học viên được nghiên cứu học tập 21 chuyên đề. Trong đó: 10 chuyên đề về bồi dưỡng cập nhật quan điểm, chủ trương mới theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng do các đồng chí lãnh đạo quản lý, giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trực tiếp truyền đạt; 7 chuyên đề bồi dưỡng, cập nhật Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và các nghị quyết chuyên đề do các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh giảng dạy; 4 chuyên đề bồi dưỡng về chuyển đổi số do các chuyên gia Sở Thông tin và Truyền thông truyền đạt.
Lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức và lớp bồi dưỡng cho cán bộ tham gia Đề án 11 của Tỉnh ủy thể hiện sự quan tâm sâu sắc của tỉnh đến công tác bồi dưỡng, đào tạo cho đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số, góp phần để các học viên được củng cố kiến thức, nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực thực tiễn, từng bước hoàn thiện bản thân, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Được biết, ngày 08/8/2018, Tỉnh ủy Yên Bái ban hành Đề án số 11-ĐA/TU về "Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035" (gọi tắt là Đề án 11). Đến nay sau 5 năm thực hiện, Đề án đã đạt được những kết quả quan trọng, thể hiện tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược về công tác cán bộ của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
Sau 5 năm (từ 2018 đến hết năm 2023), Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo tổ chức 2 kỳ tuyển chọn cán bộ tham gia Đề án thông qua thi tuyển. Tại kỳ tuyển chọn năm 2018 đã lựa chọn được 150 cán bộ; tại kỳ tuyển chọn năm 2022 đã lựa chọn bổ sung 60 cán bộ tham gia, thành tổng số 210 cán bộ tham gia Đề án sau 5 năm.
Tính hết năm 2023, đã có 93 cán bộ tham gia Đề án 11 thay đổi vị trí công tác theo hướng tích cực. Có 65 đồng chí được bổ nhiệm chức vụ cao hơn, 19 đồng chí được bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử giữ các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Trong đó có 5 cán bộ trẻ, 9 cán bộ nữ, 5 cán bộ người dân tộc thiểu số, chiếm 16,2% tổng số cán bộ tuyển chọn năm 2018, chiếm 10,7% tổng số cán bộ tham gia Đề án tại thời điểm tính.