CTTĐT - Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Yên Bái đã lựa chọn triết lý phát triển: Phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”; đồng thời xác định “xây dựng chỉ số hạnh phúc cho người dân” là nhiệm vụ trọng tâm, giá trị cốt lõi trong chiến lược phát triển của tỉnh. Yên Bái cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, cụ thể hóa một nội dung mới của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Các địa phương triển khai thực hiện tốt các nội dung của phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
Trong thời gian qua, tỉnh tiếp tục tăng cường huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, tập trung đầu tư các công trình trọng điểm, quan trọng, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng xây dựng nông thôn mới, dự án cấp điện, khắc phục lõm sóng đảm bảo đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện công nghệ số được khẩn trương hoàn thiện. Đến hết năm 2023 đã kiên cố 1.760,7 km; nâng tổng số chiều dài đường giao thông nông thôn được kiên cố hóa trên địa bàn toàn tỉnh lên 5.926,7km/8.074,6 km, đạt 73,4%. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sử dụng vốn tập trung, tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện có hiệu quả các chính sách, đề án hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững ở những vùng khó khăn; Dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; Chương trình mỗi xã một sản phẩm góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân về điều kiện kinh tế - vật chất. Công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đến nay, toàn tỉnh có 106 xã nông thôn mới, bằng 70,7% tổng số xã toàn tỉnh; số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao 10 xã, bằng 111,1% kế hoạch. Triển khai đồng bộ công tác chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số; xóa thôn trắng sóng di động, khắc phục vùng lõm sóng trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận và ứng dụng công nghệ số. Xây dựng và triển khai kế hoạch về đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các đơn vị liên quan. Hằng năm tạo việc làm mới cho trên 22.000 lao động.
Các địa phương triển khai thực hiện tốt các nội dung của phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", trong đó phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thôn bản, tổ dân phố văn hóa, cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa phát triển mạnh mẽ, góp phần đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình hạnh phúc, thôn bản tổ dân phố hạnh phúc, cơ quan, đơn vị hạnh phúc. Hằng năm, tỷ lệ gia đình, thôn, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa đều đạt chỉ tiêu của tỉnh đề ra. Năm 2023 có 71% hôn, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa; 83% gia đình đạt danh hiệu văn hóa.
Cùng với đó, tỉnh Yên Bái tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và phục vụ của cơ quan công quyền. Tập trung làm tốt công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Với sự vào cuộc tích cực, chủ động và quyết liệt của các cấp, các ngành, công tác CCHC của tỉnh có sự tiến bộ rõ nét. Năm 2022 chỉ số CCHC xếp thứ 14/63 tỉnh, thành (tăng 07 bậc); chỉ số SIPAS xếp thứ 11/63 tỉnh, thành (tăng 03 bậc so với năm 2021); chỉ số Hiệu quả Quản trị Hành chính công (PAPI) năm 2022 xếp thứ 36/63 tỉnh, thành phố, tiếp tục nằm trong nhóm "Trung bình cao". Đặc biệt, năm 2022, là năm đầu tiên tỉnh có 04 chỉ số thành phần được người dân, tổ chức đánh giá mức độ hài lòng nằm trong Top 05 tỉnh, thành phố cao nhất trong cả nước, là mức độ hài lòng đối với kết quả dịch vụ, xếp thứ 1; Mức độ hài lòng đối với tiếp cận dịch vụ, xếp thứ 2; Mức độ hài lòng đối với việc cung ứng dịch vụ công, xếp thứ 4; Mức độ hài lòng đối với việc cơ quan tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, xếp thứ 5. Năm 2022, tỉnh Yên Bái xếp thứ 15/63 tỉnh, thành về chuyển đổi số cấp tỉnh, tăng 12 bậc so với năm 2021.
Bộ phận phục vụ hành chính công cấp huyện, cấp xã hoạt động hiệu quả, chất lượng phục vụ người dân ngày càng được nâng cao; tuyên truyền vận động công chức, viên chức, người lao động thi đua thực hiện tốt văn hóa công sở, xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến và cách làm hay trong thực thi công vụ, hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đảm bảo tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả vì nhân dân phục vụ. Điển hình như: Huyện Văn Yên xây dựng mô hình "Bộ phận hành chính công số" trên toàn huyện; nâng cấp cổng dịch vụ công tỉnh Yên Bái với kho dữ liệu điện tử, phần mềm trên điện thoại di động để phục vụ người dân.
Tỉnh Yên Bái cũng đã triển khai thực hiện tốt, đúng quy định các chính sách an sinh xã hội đối với người nghèo, người có công…; kịp thời thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ các hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh. Năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,76%, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 1,47% so với năm 2022; 358.587 đối tượng được hưởng chính sách về bảo hiểm y tế; 30.952 hộ được hưởng chính sách hỗ trợ tiền điện; 108.183 lượt học sinh hưởng chính sách hỗ trợ giáo dục; 31.711 đối tượng bảo trợ xã hội đang được hưởng trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng; hỗ trợ làm mới, sửa chữa 1.598/1.598 nhà (đạt 100% Kế hoạch, kinh phí chủ yếu từ nguồn vốn xã hội hóa).
Các cấp chính quyền tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo theo hướng đối thoại trực tiếp, hướng về cơ sở, gần gũi, thân thiện với nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp (như các hội nghị đối thoại với cán bộ ngành y tế, trí thức, thanh niên, văn nghệ sỹ, phụ nữ, công nhân viên chức, người lao động....; hoạt động Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp; chương trình Cà phê doanh nhân...), lắng nghe, chia sẻ, giải quyết thỏa đáng các khó khăn, vướng mắc... nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp. Hằng năm,hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, hỗ trợ thành lập mới các hợp tác xã. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, các điều kiện kinh doanh được chú trọng, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng cho tất cả các thành phần kinh tế.
Đặc biệt, công tác chăm sóc sức khỏe toàn diện để nâng cao sức khỏe, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái được quan tâm. Đến nay, toàn tỉnh có 162 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế, đạt 93,6%; có 166 xã triển khai xây dựng Trạm Y tế xã hoạt động theo nguyên lý Y học gia đình và 173 xã đã áp dụng "Bảng điểm chất lượng dịch vụ tại trạm y tế xã”; Phong trào thi đua “Bác sỹ tận tâm, bệnh nhân hạnh phúc” được phát động triển khai thực hiện tại 15/15 cơ sở khám, chữa bệnh công lập. Một số đơn vị thực hiện rất tích cực, như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện Y học cổ truyền, Trung tâm Y tế huyện Văn Yên, Yên Bình…
Công tác giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo cuộc sống yên bình cho người dân được quan tâm, không để xảy ra các điểm nóng trên địa bàn.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã triển khai nhiều nhiệm vụ chi tiết, cụ thể để nâng cao chất lượng môi trường sống cho người dân, nổi bật như: Sở Tài nguyên và Môi trường: tổ chức rà soát lập danh mục các cơ sở đang hoạt động, đang xây dựng chưa có hồ sơ, thủ tục về môi trường trên địa bàn tỉnh; Ban hành Bộ tiêu chí “Công sở xanh”, "Trường xanh", “Doanh nghiệp xanh” và hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện; Bệnh viện đa khoa Khu vực Nghĩa Lộ đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Xây dựng Phương án thí điểm mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái. Đến nay, chỉ tiêu tỷ lệ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đạt 66,7%. Năm 2023, tỷ lệ đô thị hóa đạt 23,30%; tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 89%; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt 94%.
Việc thực hiện các phong trào thi đua cũng góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân. Nổi bật như đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình hạnh phúc, thôn bản tổ dân phố hạnh phúc, cơ quan, đơn vị hạnh phúc. Đến nay có trên 90% hộ gia đình, thôn, bản, tổ dân phố đăng ký xây dựng gia đình, thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc, thành lập trên 600 câu lạc bộ gia đình hạnh phúc tại cơ sở. Tổng số có 89,1% gia đình văn hóa đạt tiêu chí gia đình hạnh phúc; có 73,44% thôn, bản, tổ dân phố văn hóa đạt tiêu chí thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc; tổ chức cuộc thi "Gia đình hạnh phúc" cấp cơ sở. Hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Bộ tiêu chí tạm thời đánh giá “Xã, phường, thị trấn hạnh phúc” trên địa bàn tỉnh Yên Bái, các địa phương đã xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả mô hình “Trường học hạnh phúc”, đến nay có 296 trường được công nhận đạt tiêu chí mô hình “Trường học hạnh phúc” tăng 131 trường so với năm 2022, đạt 66,9% chỉ tiêu kế hoạch giao.
Phong trào thi đua “Bác sỹ tận tâm, bệnh nhân hạnh phúc” được phát động triển khai thực hiện tại 15/15 cơ sở khám, chữa bệnh công lập. Một số đơn vị thực hiện rất tích cực, như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện Y học cổ truyền, TTYT huyện Văn Yên, Yên Bình…
Tuyên truyền, khuyến khích nhân dân tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, phát huy nội lực để phát triển kinh tế, cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống. Nổi bật là trong quá trình triển khai các dự án phát triển hạ tầng giao thông, nhân dân trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện các phong trào “dịch rào hiến đất”, “hiến đất mở đường”, đóng góp của cải vật chất, tinh thần... phục vụ xây dưng các công trình, góp phần hình thành những tuyến đường hạnh phúc, làng bản hạnh phúc...
Qua 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025, chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái đã tăng trung bình khoảng 4% mỗi năm (năm 2021 đạt 58,11%, năm 2022 đạt 62,57%, năm 2023 đạt 65,62%).
Năm 2024, tỉnh Yên Bái cam kết nỗ lực cao độ để đạt chỉ số hạnh phúc 68% cho người dân, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh sẽ tiếp tục tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, môi trường sống, sự hài lòng và tuổi thọ của nhân dân, thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới như tổ chức tốt các phong trào thi đua xây dựng, nhân rộng các mô hình "Trường học hạnh phúc," "Gia đình hạnh phúc," "Khu dân cư hạnh phúc," "Thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc," "Xã, phường, thị trấn hạnh phúc," "Huyện, thị xã, thành phố hạnh phúc,"…
783 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Yên Bái đã lựa chọn triết lý phát triển: Phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”; đồng thời xác định “xây dựng chỉ số hạnh phúc cho người dân” là nhiệm vụ trọng tâm, giá trị cốt lõi trong chiến lược phát triển của tỉnh. Yên Bái cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, cụ thể hóa một nội dung mới của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.Trong thời gian qua, tỉnh tiếp tục tăng cường huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, tập trung đầu tư các công trình trọng điểm, quan trọng, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng xây dựng nông thôn mới, dự án cấp điện, khắc phục lõm sóng đảm bảo đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện công nghệ số được khẩn trương hoàn thiện. Đến hết năm 2023 đã kiên cố 1.760,7 km; nâng tổng số chiều dài đường giao thông nông thôn được kiên cố hóa trên địa bàn toàn tỉnh lên 5.926,7km/8.074,6 km, đạt 73,4%. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sử dụng vốn tập trung, tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện có hiệu quả các chính sách, đề án hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững ở những vùng khó khăn; Dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; Chương trình mỗi xã một sản phẩm góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân về điều kiện kinh tế - vật chất. Công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đến nay, toàn tỉnh có 106 xã nông thôn mới, bằng 70,7% tổng số xã toàn tỉnh; số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao 10 xã, bằng 111,1% kế hoạch. Triển khai đồng bộ công tác chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số; xóa thôn trắng sóng di động, khắc phục vùng lõm sóng trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận và ứng dụng công nghệ số. Xây dựng và triển khai kế hoạch về đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các đơn vị liên quan. Hằng năm tạo việc làm mới cho trên 22.000 lao động.
Các địa phương triển khai thực hiện tốt các nội dung của phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", trong đó phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thôn bản, tổ dân phố văn hóa, cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa phát triển mạnh mẽ, góp phần đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình hạnh phúc, thôn bản tổ dân phố hạnh phúc, cơ quan, đơn vị hạnh phúc. Hằng năm, tỷ lệ gia đình, thôn, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa đều đạt chỉ tiêu của tỉnh đề ra. Năm 2023 có 71% hôn, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa; 83% gia đình đạt danh hiệu văn hóa.
Cùng với đó, tỉnh Yên Bái tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và phục vụ của cơ quan công quyền. Tập trung làm tốt công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Với sự vào cuộc tích cực, chủ động và quyết liệt của các cấp, các ngành, công tác CCHC của tỉnh có sự tiến bộ rõ nét. Năm 2022 chỉ số CCHC xếp thứ 14/63 tỉnh, thành (tăng 07 bậc); chỉ số SIPAS xếp thứ 11/63 tỉnh, thành (tăng 03 bậc so với năm 2021); chỉ số Hiệu quả Quản trị Hành chính công (PAPI) năm 2022 xếp thứ 36/63 tỉnh, thành phố, tiếp tục nằm trong nhóm "Trung bình cao". Đặc biệt, năm 2022, là năm đầu tiên tỉnh có 04 chỉ số thành phần được người dân, tổ chức đánh giá mức độ hài lòng nằm trong Top 05 tỉnh, thành phố cao nhất trong cả nước, là mức độ hài lòng đối với kết quả dịch vụ, xếp thứ 1; Mức độ hài lòng đối với tiếp cận dịch vụ, xếp thứ 2; Mức độ hài lòng đối với việc cung ứng dịch vụ công, xếp thứ 4; Mức độ hài lòng đối với việc cơ quan tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, xếp thứ 5. Năm 2022, tỉnh Yên Bái xếp thứ 15/63 tỉnh, thành về chuyển đổi số cấp tỉnh, tăng 12 bậc so với năm 2021.
Bộ phận phục vụ hành chính công cấp huyện, cấp xã hoạt động hiệu quả, chất lượng phục vụ người dân ngày càng được nâng cao; tuyên truyền vận động công chức, viên chức, người lao động thi đua thực hiện tốt văn hóa công sở, xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến và cách làm hay trong thực thi công vụ, hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đảm bảo tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả vì nhân dân phục vụ. Điển hình như: Huyện Văn Yên xây dựng mô hình "Bộ phận hành chính công số" trên toàn huyện; nâng cấp cổng dịch vụ công tỉnh Yên Bái với kho dữ liệu điện tử, phần mềm trên điện thoại di động để phục vụ người dân.
Tỉnh Yên Bái cũng đã triển khai thực hiện tốt, đúng quy định các chính sách an sinh xã hội đối với người nghèo, người có công…; kịp thời thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ các hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh. Năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,76%, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 1,47% so với năm 2022; 358.587 đối tượng được hưởng chính sách về bảo hiểm y tế; 30.952 hộ được hưởng chính sách hỗ trợ tiền điện; 108.183 lượt học sinh hưởng chính sách hỗ trợ giáo dục; 31.711 đối tượng bảo trợ xã hội đang được hưởng trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng; hỗ trợ làm mới, sửa chữa 1.598/1.598 nhà (đạt 100% Kế hoạch, kinh phí chủ yếu từ nguồn vốn xã hội hóa).
Các cấp chính quyền tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo theo hướng đối thoại trực tiếp, hướng về cơ sở, gần gũi, thân thiện với nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp (như các hội nghị đối thoại với cán bộ ngành y tế, trí thức, thanh niên, văn nghệ sỹ, phụ nữ, công nhân viên chức, người lao động....; hoạt động Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp; chương trình Cà phê doanh nhân...), lắng nghe, chia sẻ, giải quyết thỏa đáng các khó khăn, vướng mắc... nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp. Hằng năm,hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, hỗ trợ thành lập mới các hợp tác xã. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, các điều kiện kinh doanh được chú trọng, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng cho tất cả các thành phần kinh tế.
Đặc biệt, công tác chăm sóc sức khỏe toàn diện để nâng cao sức khỏe, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái được quan tâm. Đến nay, toàn tỉnh có 162 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế, đạt 93,6%; có 166 xã triển khai xây dựng Trạm Y tế xã hoạt động theo nguyên lý Y học gia đình và 173 xã đã áp dụng "Bảng điểm chất lượng dịch vụ tại trạm y tế xã”; Phong trào thi đua “Bác sỹ tận tâm, bệnh nhân hạnh phúc” được phát động triển khai thực hiện tại 15/15 cơ sở khám, chữa bệnh công lập. Một số đơn vị thực hiện rất tích cực, như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện Y học cổ truyền, Trung tâm Y tế huyện Văn Yên, Yên Bình…
Công tác giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo cuộc sống yên bình cho người dân được quan tâm, không để xảy ra các điểm nóng trên địa bàn.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã triển khai nhiều nhiệm vụ chi tiết, cụ thể để nâng cao chất lượng môi trường sống cho người dân, nổi bật như: Sở Tài nguyên và Môi trường: tổ chức rà soát lập danh mục các cơ sở đang hoạt động, đang xây dựng chưa có hồ sơ, thủ tục về môi trường trên địa bàn tỉnh; Ban hành Bộ tiêu chí “Công sở xanh”, "Trường xanh", “Doanh nghiệp xanh” và hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện; Bệnh viện đa khoa Khu vực Nghĩa Lộ đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Xây dựng Phương án thí điểm mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái. Đến nay, chỉ tiêu tỷ lệ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đạt 66,7%. Năm 2023, tỷ lệ đô thị hóa đạt 23,30%; tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 89%; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt 94%.
Việc thực hiện các phong trào thi đua cũng góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân. Nổi bật như đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình hạnh phúc, thôn bản tổ dân phố hạnh phúc, cơ quan, đơn vị hạnh phúc. Đến nay có trên 90% hộ gia đình, thôn, bản, tổ dân phố đăng ký xây dựng gia đình, thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc, thành lập trên 600 câu lạc bộ gia đình hạnh phúc tại cơ sở. Tổng số có 89,1% gia đình văn hóa đạt tiêu chí gia đình hạnh phúc; có 73,44% thôn, bản, tổ dân phố văn hóa đạt tiêu chí thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc; tổ chức cuộc thi "Gia đình hạnh phúc" cấp cơ sở. Hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Bộ tiêu chí tạm thời đánh giá “Xã, phường, thị trấn hạnh phúc” trên địa bàn tỉnh Yên Bái, các địa phương đã xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả mô hình “Trường học hạnh phúc”, đến nay có 296 trường được công nhận đạt tiêu chí mô hình “Trường học hạnh phúc” tăng 131 trường so với năm 2022, đạt 66,9% chỉ tiêu kế hoạch giao.
Phong trào thi đua “Bác sỹ tận tâm, bệnh nhân hạnh phúc” được phát động triển khai thực hiện tại 15/15 cơ sở khám, chữa bệnh công lập. Một số đơn vị thực hiện rất tích cực, như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện Y học cổ truyền, TTYT huyện Văn Yên, Yên Bình…
Tuyên truyền, khuyến khích nhân dân tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, phát huy nội lực để phát triển kinh tế, cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống. Nổi bật là trong quá trình triển khai các dự án phát triển hạ tầng giao thông, nhân dân trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện các phong trào “dịch rào hiến đất”, “hiến đất mở đường”, đóng góp của cải vật chất, tinh thần... phục vụ xây dưng các công trình, góp phần hình thành những tuyến đường hạnh phúc, làng bản hạnh phúc...
Qua 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025, chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái đã tăng trung bình khoảng 4% mỗi năm (năm 2021 đạt 58,11%, năm 2022 đạt 62,57%, năm 2023 đạt 65,62%).
Năm 2024, tỉnh Yên Bái cam kết nỗ lực cao độ để đạt chỉ số hạnh phúc 68% cho người dân, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh sẽ tiếp tục tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, môi trường sống, sự hài lòng và tuổi thọ của nhân dân, thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới như tổ chức tốt các phong trào thi đua xây dựng, nhân rộng các mô hình "Trường học hạnh phúc," "Gia đình hạnh phúc," "Khu dân cư hạnh phúc," "Thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc," "Xã, phường, thị trấn hạnh phúc," "Huyện, thị xã, thành phố hạnh phúc,"…