CTTĐT - Những ngôi nhà mới khang trang, vững chãi được sửa chữa hoặc xây dựng mới đã mang đến niềm vui và thắp lên hi vọng, biến hàng nghìn ước mơ của người dân Yên Bái thành hiện thực. Qua đó, giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo có thêm động lực, thắp niềm tin để họ phấn đấu vươn lên, phát triển kinh tế gia đình, góp sức xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng giàu đẹp.
.
Như một giấc mơ! Đó là cảm xúc của bà Thào Thị Cha ở bản Hua Khắt - xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải khi năm vừa qua được đón Tết trong căn nhà mới khang trang, vững chãi. Căn nhà được xây dựng bằng nguồn hỗ trợ từ những tấm lòng hảo tâm, những nghĩa cử cao đẹp, nhân ái, sẻ chia.
Bà Cha có chồng mất sớm phải một mình nuôi con, không có việc làm ổn định, thu nhập chỉ trông vào mấy sào ruộng, nên cuộc sống vô cùng khó khăn. Căn nhà cũ tạm bợ được dựng lên bởi những cột tre, vách nứa nhiều năm trước, nay đã ọp ẹp, dột nát là nỗi lo của bà mỗi khi mùa mưa bão đến. Có mảnh vườn nhỏ trồng rau, nuôi được một con trâu nên chỉ đủ ăn qua bữa và lo cho con đi học chứ không có tiền để làm nhà. Bởi vậy, một căn nhà kiên cố, khang trang chính là niềm mơ ước, mong mỏi của bà Cha.
Trong căn nhà còn thơm mùi vôi mới, bà Cha xúc động, đôi mắt ngấn lệ tâm sự với chúng tôi trong niềm vui, hạnh phúc đong đầy bởi cả cuộc đời bà cũng chẳng bao giờ nghĩ sẽ được ở trong có căn nhà kiên cố. Không giấu nổi cảm xúc, bà Cha cho biết: “Mùa đông năm nay, mẹ con tôi đã không còn rét nữa rồi. Được tỉnh hỗ trợ tiền, cùng với vốn vay thêm từ Ngân hàng Chính sách xã hội, tôi đã xây được ngôi nhà này. Tận dụng lại được phần ván lịa xung quanh và một phần tấm lợp từ ngôi nhà cũ, còn lại là thay mới hoàn toàn đảm bảo nền cứng, khung cứng và mái cứng theo yêu cầu. Mẹ con tôi đã có ngôi nhà mới ấm cúng, vững chãi. Đúng là như một giấc mơ!”.
Với mẹ con chị Cao Thị Hương ở tổ dân phố 8 - thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, một căn nhà mới chính là niềm khát khao bấy lâu của chị bởi từ nhiều năm nay, gia đình chị Hương luôn trong danh sách hộ nghèo của huyện. Mùa xuân Giáp Thìn năm nay, chị đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang, ổn định cuộc sống và sẵn sàng thoát nghèo. Trong căn nhà mới, chị Hương vừa rót nước pha trà tiếp khách, vừa nhẩm tính với đoàn của chúng tôi tới thăm: “Tổng giá trị căn nhà hết 340 triệu thì tôi được nhà nước hỗ trợ cho 50 triệu, số tiền còn lại là tôi vay mượn được của anh em, bạn bè! Rồi các bác trên khu phố, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thanh niên cũng đến đây giúp sức về nhân công nữa nên may mắn căn nhà của gia đình tôi sớm được hoàn thiện. Vậy là ước mơ của tôi đã thành hiện thực rồi. Giờ chỉ còn phấn đấu thoát nghèo nữa thôi!”.
Vừa qua, Đoàn công tác của Ủy ban dân tộc do đồng chí Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với huyện Trạm Tấu và đến thăm hộ anh Giàng A Sinh ở thôn Tấu Dưới, xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu.
Là hộ nghèo của xã nhiều năm qua, anh Giàng A Sinh cùng 7 nhân khẩu còn lại phải ở trong ngôi nhà cũ dột nát, xuống cấp nghiêm trọng khiến ông Sinh luôn cảm thấy bất an khi mưa tạt, gió lùa, lo lắng mỗi khi mùa bão đến... Khi được Nhà nước bình xét và hỗ trợ tiền xây dựng nhà mới, ông Sinh đã vay mượn thêm tiền và chuẩn bị thêm một số nguyên vật liệu sẵn có để tiết kiệm thêm chi phí làm nhà.
Tổng kinh phí làm nhà trên 250 triệu đồng, trong đó, hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 và nguồn hỗ trợ của tỉnh; vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030; hỗ trợ của anh em họ hàng bằng tiền và gia đình chuẩn bị vật liệu (gỗ). Đến nay, gia đình anh Sinh đã có căn nhà bằng gỗ chắc chắn xây dựng theo đúng quy cách, phù hợp với truyền thống của đồng bào dân tộc Mông.
Anh Sinh không giấu nổi niềm xúc động: “Mặc dù các bác lãnh đạo phải lo trăm công nghìn việc, nhưng cũng đến tận nơi để nắm bắt đời sống của những người có hoàn cảnh khó khăn như chúng tôi. Tôi rất vui mừng và xúc động. Trong khó khăn mới thấy hết sự quan tâm đầy trách nhiệm của Nhà nước đối với người nghèo như tôi. Gia đình tôi rất cảm ơn sự hỗ trợ kịp thời đã giúp chúng tôi có chỗ ở ổn định để yên tâm lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo”.
Dọn về ngôi nhà mới đã được 3 tháng, song anh Lạc Thế Tuyên - thôn Bản Bến, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên vẫn ngỡ đó là giấc mơ. Vốn là hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, bản thân đau yếu, sống đơn thân lại vừa phải nuôi 2 con ăn học. Nắm bắt được hoàn cảnh gia đình, chính quyền địa phương đã vận động hỗ trợ 50 triệu đồng để góp sức cùng gia đình anh Tuyên làm nhà mới. Và cuối năm 2023, căn nhà xây 3 gian, rộng hơn 60m2 đã hoàn thành thay cho ngôi nhà cũ đã ọp ẹp, xuống cấp. Trong căn nhà mới, anh Tuyên xúc động cho biết: “Đi làm kiếm tiến chỉ để lo cho cuộc sống hằng ngày thôi, chứ tôi chưa bao giờ nghĩ tới mình xây được nhà cán bộ ạ! Được hỗ trợ tiền xây nhà, tôi mới mạnh dạn vay mượn thêm để xây dựng nhà kiên cố cho các con yên tâm học hành. Tôi phấn khởi lắm. Cảm ơn Đảng, nhà nước và các cấp chính quyền”.
Những căn nhà mới khang trang, vững chãi được xây dựng bằng nguồn hỗ trợ từ những tấm lòng hảo tâm, những nghĩa cử cao đẹp, nhân ái, sẻ chia (Trong ảnh, đoàn công tác của huyện Lục Yên đến hỏi thăm, động viên một hộ gia đình nghèo xã Mai Sơn, Lục Yên được hỗ trợ xây nhà mới)
Thật vậy, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn chưa bao giờ đơn độc trên hành trình vươn lên thoát nghèo. Họ luôn nhận được sự đồng hành, sẻ chia của toàn xã hội bằng nhiều hình thức, việc làm thiết thực với quyết tâm “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Hành trình làm nhà cho hộ nghèo là hành trình của tinh thần nhân văn, nhân ái, để tiếp nối truyền thống “thương người như thể thương thân”, thắp lên niềm tin và hi vọng về tương lai tốt đẹp hơn cho những người còn khó khăn trong cuộc sống.
Bởi trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, trọng tâm là tổ chức thực hiện hiệu quả Quyết định 33/2015/QĐ-TTG ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015. Giai đoạn 2016 - 2020, từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn lực lồng ghép, huy động xã hội hóa, toàn tỉnh đã hỗ trợ làm nhà cho 7.002 hộ nghèo, qua đó, góp phần quan trọng cải thiện điều kiện về nhà ở cho hộ nghèo, giúp các hộ nghèo ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.
Tuy nhiên, giai đoạn 2022 - 2025, nhà nước áp dụng chuẩn nghèo mới, nhiều hộ nhà làm từ những vật liệu như tre, gỗ, tấm lợp theo năm tháng đã bị hư hỏng nặng, cùng với những khó khăn khác khiến số lượng hộ nghèo khó khăn về nhà ở tiếp tục phát sinh... Trước thực tế đặt ra, để kịp thời giúp đỡ các hộ nghèo có điều kiện an cư, lạc nghiệp, ổn định cuộc sống, tại Kỳ họp thứ 11 (chuyên đề) HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 12/4/2023 quy định chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025. Để cụ thể hóa Nghị quyết HĐND, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 632/QĐ-UBND ngày 27/4/2023 về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và hộ cận nghèo trên tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023 - 2025. Đồng thời, ban hành kế hoạch số 126/KH-UBND để triển khai thực hiện Đề án. Đây là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Cụ thể, trong giai đoạn 2023 - 2025, toàn tỉnh sẽ tập trung huy động các nguồn lực để giải quyết cơ bản tình trạng khó khăn, thiếu hụt về nhà ở cho 3.022 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh, trong đó, hỗ trợ làm mới 2.351 nhà, sửa chữa 671 nhà. Riêng năm 2023, toàn tỉnh đã hỗ trợ 1.598 nhà, trong đó, làm mới 1.305 nhà, sửa chữa 293 nhà. Năm 2024 sẽ hỗ trợ 1.424 nhà, trong đó, làm mới 1.046 nhà, sửa chữa 378 nhà.
Với quyết tâm chính trị cao, tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu về đích trước gần 1 năm so với kế hoạch, trên tinh thần chủ động, quyết tâm, quyết liệt, nỗ lực cao nhất, cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã cùng vào cuộc. Các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố triển khai rà soát đối tượng hỗ trợ kịp thời, đúng thực tế. Đẩy mạnh kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện trên cơ sở các tiêu chí đã thống nhất về quan điểm, nguyên tắc, điều kiện hỗ trợ. Đồng thời, phát huy tính tích cực, chủ động của chủ hộ, sự tham gia, giúp sức của hệ thống chính trị. Không chỉ đóng góp về tiền của, vật chất, chương trình còn huy động được sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh đóng góp công sức vào việc xây dựng nhà ở cho các đối tượng được hỗ trợ.
Chủ trương đúng đắn, cách làm phù hợp, ý Đảng hợp lòng dân cùng ý nghĩa lớn lao, tính nhân văn sâu sắc, từ khi triển khai đến nay, Đề án đã nhận được sự đồng thuận, chung sức, đồng lòng của toàn xã hội; sự chung tay, góp sức của các tổ chức, doanh nghiệp, địa phương đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần hiện thực hóa ước mơ “an cư” của người nghèo, tạo động lực cho người dân Yên Bái thoát nghèo nhanh và bền vững.
(Còn tiếp)
Bài 2: Những cách làm hay, những bài học quý
2020 lượt xem
Lan Hương - Hiền Trang - Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những ngôi nhà mới khang trang, vững chãi được sửa chữa hoặc xây dựng mới đã mang đến niềm vui và thắp lên hi vọng, biến hàng nghìn ước mơ của người dân Yên Bái thành hiện thực. Qua đó, giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo có thêm động lực, thắp niềm tin để họ phấn đấu vươn lên, phát triển kinh tế gia đình, góp sức xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng giàu đẹp.
Như một giấc mơ! Đó là cảm xúc của bà Thào Thị Cha ở bản Hua Khắt - xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải khi năm vừa qua được đón Tết trong căn nhà mới khang trang, vững chãi. Căn nhà được xây dựng bằng nguồn hỗ trợ từ những tấm lòng hảo tâm, những nghĩa cử cao đẹp, nhân ái, sẻ chia.
Bà Cha có chồng mất sớm phải một mình nuôi con, không có việc làm ổn định, thu nhập chỉ trông vào mấy sào ruộng, nên cuộc sống vô cùng khó khăn. Căn nhà cũ tạm bợ được dựng lên bởi những cột tre, vách nứa nhiều năm trước, nay đã ọp ẹp, dột nát là nỗi lo của bà mỗi khi mùa mưa bão đến. Có mảnh vườn nhỏ trồng rau, nuôi được một con trâu nên chỉ đủ ăn qua bữa và lo cho con đi học chứ không có tiền để làm nhà. Bởi vậy, một căn nhà kiên cố, khang trang chính là niềm mơ ước, mong mỏi của bà Cha.
Trong căn nhà còn thơm mùi vôi mới, bà Cha xúc động, đôi mắt ngấn lệ tâm sự với chúng tôi trong niềm vui, hạnh phúc đong đầy bởi cả cuộc đời bà cũng chẳng bao giờ nghĩ sẽ được ở trong có căn nhà kiên cố. Không giấu nổi cảm xúc, bà Cha cho biết: “Mùa đông năm nay, mẹ con tôi đã không còn rét nữa rồi. Được tỉnh hỗ trợ tiền, cùng với vốn vay thêm từ Ngân hàng Chính sách xã hội, tôi đã xây được ngôi nhà này. Tận dụng lại được phần ván lịa xung quanh và một phần tấm lợp từ ngôi nhà cũ, còn lại là thay mới hoàn toàn đảm bảo nền cứng, khung cứng và mái cứng theo yêu cầu. Mẹ con tôi đã có ngôi nhà mới ấm cúng, vững chãi. Đúng là như một giấc mơ!”.
Với mẹ con chị Cao Thị Hương ở tổ dân phố 8 - thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, một căn nhà mới chính là niềm khát khao bấy lâu của chị bởi từ nhiều năm nay, gia đình chị Hương luôn trong danh sách hộ nghèo của huyện. Mùa xuân Giáp Thìn năm nay, chị đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang, ổn định cuộc sống và sẵn sàng thoát nghèo. Trong căn nhà mới, chị Hương vừa rót nước pha trà tiếp khách, vừa nhẩm tính với đoàn của chúng tôi tới thăm: “Tổng giá trị căn nhà hết 340 triệu thì tôi được nhà nước hỗ trợ cho 50 triệu, số tiền còn lại là tôi vay mượn được của anh em, bạn bè! Rồi các bác trên khu phố, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thanh niên cũng đến đây giúp sức về nhân công nữa nên may mắn căn nhà của gia đình tôi sớm được hoàn thiện. Vậy là ước mơ của tôi đã thành hiện thực rồi. Giờ chỉ còn phấn đấu thoát nghèo nữa thôi!”.
Vừa qua, Đoàn công tác của Ủy ban dân tộc do đồng chí Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với huyện Trạm Tấu và đến thăm hộ anh Giàng A Sinh ở thôn Tấu Dưới, xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu.
Là hộ nghèo của xã nhiều năm qua, anh Giàng A Sinh cùng 7 nhân khẩu còn lại phải ở trong ngôi nhà cũ dột nát, xuống cấp nghiêm trọng khiến ông Sinh luôn cảm thấy bất an khi mưa tạt, gió lùa, lo lắng mỗi khi mùa bão đến... Khi được Nhà nước bình xét và hỗ trợ tiền xây dựng nhà mới, ông Sinh đã vay mượn thêm tiền và chuẩn bị thêm một số nguyên vật liệu sẵn có để tiết kiệm thêm chi phí làm nhà.
Tổng kinh phí làm nhà trên 250 triệu đồng, trong đó, hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 và nguồn hỗ trợ của tỉnh; vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030; hỗ trợ của anh em họ hàng bằng tiền và gia đình chuẩn bị vật liệu (gỗ). Đến nay, gia đình anh Sinh đã có căn nhà bằng gỗ chắc chắn xây dựng theo đúng quy cách, phù hợp với truyền thống của đồng bào dân tộc Mông.
Anh Sinh không giấu nổi niềm xúc động: “Mặc dù các bác lãnh đạo phải lo trăm công nghìn việc, nhưng cũng đến tận nơi để nắm bắt đời sống của những người có hoàn cảnh khó khăn như chúng tôi. Tôi rất vui mừng và xúc động. Trong khó khăn mới thấy hết sự quan tâm đầy trách nhiệm của Nhà nước đối với người nghèo như tôi. Gia đình tôi rất cảm ơn sự hỗ trợ kịp thời đã giúp chúng tôi có chỗ ở ổn định để yên tâm lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo”.
Dọn về ngôi nhà mới đã được 3 tháng, song anh Lạc Thế Tuyên - thôn Bản Bến, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên vẫn ngỡ đó là giấc mơ. Vốn là hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, bản thân đau yếu, sống đơn thân lại vừa phải nuôi 2 con ăn học. Nắm bắt được hoàn cảnh gia đình, chính quyền địa phương đã vận động hỗ trợ 50 triệu đồng để góp sức cùng gia đình anh Tuyên làm nhà mới. Và cuối năm 2023, căn nhà xây 3 gian, rộng hơn 60m2 đã hoàn thành thay cho ngôi nhà cũ đã ọp ẹp, xuống cấp. Trong căn nhà mới, anh Tuyên xúc động cho biết: “Đi làm kiếm tiến chỉ để lo cho cuộc sống hằng ngày thôi, chứ tôi chưa bao giờ nghĩ tới mình xây được nhà cán bộ ạ! Được hỗ trợ tiền xây nhà, tôi mới mạnh dạn vay mượn thêm để xây dựng nhà kiên cố cho các con yên tâm học hành. Tôi phấn khởi lắm. Cảm ơn Đảng, nhà nước và các cấp chính quyền”.
Những căn nhà mới khang trang, vững chãi được xây dựng bằng nguồn hỗ trợ từ những tấm lòng hảo tâm, những nghĩa cử cao đẹp, nhân ái, sẻ chia (Trong ảnh, đoàn công tác của huyện Lục Yên đến hỏi thăm, động viên một hộ gia đình nghèo xã Mai Sơn, Lục Yên được hỗ trợ xây nhà mới)
Thật vậy, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn chưa bao giờ đơn độc trên hành trình vươn lên thoát nghèo. Họ luôn nhận được sự đồng hành, sẻ chia của toàn xã hội bằng nhiều hình thức, việc làm thiết thực với quyết tâm “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Hành trình làm nhà cho hộ nghèo là hành trình của tinh thần nhân văn, nhân ái, để tiếp nối truyền thống “thương người như thể thương thân”, thắp lên niềm tin và hi vọng về tương lai tốt đẹp hơn cho những người còn khó khăn trong cuộc sống.
Bởi trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, trọng tâm là tổ chức thực hiện hiệu quả Quyết định 33/2015/QĐ-TTG ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015. Giai đoạn 2016 - 2020, từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn lực lồng ghép, huy động xã hội hóa, toàn tỉnh đã hỗ trợ làm nhà cho 7.002 hộ nghèo, qua đó, góp phần quan trọng cải thiện điều kiện về nhà ở cho hộ nghèo, giúp các hộ nghèo ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.
Tuy nhiên, giai đoạn 2022 - 2025, nhà nước áp dụng chuẩn nghèo mới, nhiều hộ nhà làm từ những vật liệu như tre, gỗ, tấm lợp theo năm tháng đã bị hư hỏng nặng, cùng với những khó khăn khác khiến số lượng hộ nghèo khó khăn về nhà ở tiếp tục phát sinh... Trước thực tế đặt ra, để kịp thời giúp đỡ các hộ nghèo có điều kiện an cư, lạc nghiệp, ổn định cuộc sống, tại Kỳ họp thứ 11 (chuyên đề) HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 12/4/2023 quy định chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025. Để cụ thể hóa Nghị quyết HĐND, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 632/QĐ-UBND ngày 27/4/2023 về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và hộ cận nghèo trên tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023 - 2025. Đồng thời, ban hành kế hoạch số 126/KH-UBND để triển khai thực hiện Đề án. Đây là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Cụ thể, trong giai đoạn 2023 - 2025, toàn tỉnh sẽ tập trung huy động các nguồn lực để giải quyết cơ bản tình trạng khó khăn, thiếu hụt về nhà ở cho 3.022 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh, trong đó, hỗ trợ làm mới 2.351 nhà, sửa chữa 671 nhà. Riêng năm 2023, toàn tỉnh đã hỗ trợ 1.598 nhà, trong đó, làm mới 1.305 nhà, sửa chữa 293 nhà. Năm 2024 sẽ hỗ trợ 1.424 nhà, trong đó, làm mới 1.046 nhà, sửa chữa 378 nhà.
Với quyết tâm chính trị cao, tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu về đích trước gần 1 năm so với kế hoạch, trên tinh thần chủ động, quyết tâm, quyết liệt, nỗ lực cao nhất, cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã cùng vào cuộc. Các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố triển khai rà soát đối tượng hỗ trợ kịp thời, đúng thực tế. Đẩy mạnh kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện trên cơ sở các tiêu chí đã thống nhất về quan điểm, nguyên tắc, điều kiện hỗ trợ. Đồng thời, phát huy tính tích cực, chủ động của chủ hộ, sự tham gia, giúp sức của hệ thống chính trị. Không chỉ đóng góp về tiền của, vật chất, chương trình còn huy động được sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh đóng góp công sức vào việc xây dựng nhà ở cho các đối tượng được hỗ trợ.
Chủ trương đúng đắn, cách làm phù hợp, ý Đảng hợp lòng dân cùng ý nghĩa lớn lao, tính nhân văn sâu sắc, từ khi triển khai đến nay, Đề án đã nhận được sự đồng thuận, chung sức, đồng lòng của toàn xã hội; sự chung tay, góp sức của các tổ chức, doanh nghiệp, địa phương đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần hiện thực hóa ước mơ “an cư” của người nghèo, tạo động lực cho người dân Yên Bái thoát nghèo nhanh và bền vững.
(Còn tiếp)
Bài 2: Những cách làm hay, những bài học quý