CTTĐT - Hoạt động huy động vốn tại địa phương tiếp tục tăng trưởng ngay từ tháng đầu năm, tổng nguồn vốn của các chi nhánh ngân hàng ước đến 31/3/2024 tăng 4,01% so cuối năm 2023; đồng thời hoạt động cho vay đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh, tổng dư nợ cho vay ước đến 31/3/2024, tăng 3,78% so với 31/12/2023.
Nguồn vốn huy động tại địa phương chiếm tỷ trọng cao trên tổng nguồn vốn (chiếm 63,2%), đáp ứng được khoảng 76,97% nhu cầu sử dụng vốn trên địa bàn tỉnh
Về hoạt động huy động vốn, tính đến 29/2/2024, tổng nguồn vốn của các chi nhánh ngân hàng và Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn đạt 51.412 tỷ đồng, tăng 3,03% so với 31/12/2023, trong đó: Nguôn vốn huy động tại địa phương đạt 32.406 tỷ đồng, tăng 2,58% so với 31/12/2023. Ước đến 31/3/2024, tổng nguồn vốn của các chi nhánh ngân hàng và Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn đạt 51.900 tỷ đồng, tăng 4,01% so với 31/12/2023 trong đó: Nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 32.800 tỷ đồng, tăng 3,83% so với 31/12/2023. Nguồn vốn huy động tại địa phương chiếm tỷ trọng cao trên tổng nguồn vốn (chiếm 63,2%), đáp ứng được khoảng 76,97% nhu cầu sử dụng vốn trên địa bàn tỉnh.
Đối với hoạt động cho vay, đến 29/02/2024, tổng dư nợ cho vay trên toàn địa bàn đạt 42.616 tỷ đồng, tăng 2,61% so với 31/12/2023, trong đó: Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 18.753 tỷ đồng, giảm 3,8% so với 31/12/2023, chiếm 44,0% tổng dư nợ; Dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 23.863 tỷ đồng, chiếm 56% tăng 8,28% so với 31/12/2023. Ước đến 31/3/2024, tổng dư nợ cho vay trên toàn địa bàn đạt 43.100 tỷ đồng, tăng 3,78% so với 31/12/2023, trong đó: Dư nợ cho vay ngăn hạn đạt 18.964 tỷ đồng, giảm 2,71% so với 31/12/2023, chiếm 44% tổng dư nợ; Dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 24.136 tỷ đồng, tăng 9,52% so với 31/12/2023, chiếm 56% tồng dư nợ; chủ yếu cho vay bằng VND chiếm 99,19% tổng dư nợ.
Chất lượng tín dụng đã đảm bảo theo quy định. Các chi nhánh ngân hàng và Quỹ tín dụng nhân dân tiếp tục thường xuyên rà soát, đánh giá, phân loại khách hàng, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp tích cực để thu hồi và xử lý nợ xấu, kiểm soát nợ xấu. Các chi nhánh ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân chấp hành nghiêm túc tỷ lệ an toàn vốn, tính thanh khoản. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến 29/02/2024 chỉ chiếm 0,34% tổng dư nợ.
Đối với hoạt động cho vay các chương trình tín dụng: Vốn tín dụng tiếp tục đầu tư cho vay phát triên nông nghiệp, nông thôn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giải ngân các dự án đã cam kết, cho vay các đối tượng chính sách - xã hội, trong đó ước đến 31/3/2024 so với cuối năm 2023: Dư nợ cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ ước đạt 19.300 tỷ đồng, tăng 0,09%, chiếm 44,8% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ước đạt 13.350 tỷ đồng, tăng 2,5%, chiếm 30,97% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay lĩnh vực xuất khẩu ước đạt 1.100 tỷ đồng, tăng 9,45%, chiếm 2,55% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ước đạt 8.900 tỷ đồng, tăng 20,9%, chiếm 20,65% tổng dư nợ. Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với 18 chương trình tín dụng, dư nợ đến 29/02/2024 đạt 4.967 tỷ đồng, tăng 2,04% so với 31/12/2023. Ước đến 31/3/2024 đạt 4.990 tỷ đồng, tăng 2,53% so với năm 2023. Kết quả trên đã thực sự giúp hộ nghèo, đối tượng chính sách có vốn đầu tư vào sản xuất, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống và từng bước thoát nghèo.
1410 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hoạt động huy động vốn tại địa phương tiếp tục tăng trưởng ngay từ tháng đầu năm, tổng nguồn vốn của các chi nhánh ngân hàng ước đến 31/3/2024 tăng 4,01% so cuối năm 2023; đồng thời hoạt động cho vay đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh, tổng dư nợ cho vay ước đến 31/3/2024, tăng 3,78% so với 31/12/2023.Về hoạt động huy động vốn, tính đến 29/2/2024, tổng nguồn vốn của các chi nhánh ngân hàng và Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn đạt 51.412 tỷ đồng, tăng 3,03% so với 31/12/2023, trong đó: Nguôn vốn huy động tại địa phương đạt 32.406 tỷ đồng, tăng 2,58% so với 31/12/2023. Ước đến 31/3/2024, tổng nguồn vốn của các chi nhánh ngân hàng và Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn đạt 51.900 tỷ đồng, tăng 4,01% so với 31/12/2023 trong đó: Nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 32.800 tỷ đồng, tăng 3,83% so với 31/12/2023. Nguồn vốn huy động tại địa phương chiếm tỷ trọng cao trên tổng nguồn vốn (chiếm 63,2%), đáp ứng được khoảng 76,97% nhu cầu sử dụng vốn trên địa bàn tỉnh.
Đối với hoạt động cho vay, đến 29/02/2024, tổng dư nợ cho vay trên toàn địa bàn đạt 42.616 tỷ đồng, tăng 2,61% so với 31/12/2023, trong đó: Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 18.753 tỷ đồng, giảm 3,8% so với 31/12/2023, chiếm 44,0% tổng dư nợ; Dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 23.863 tỷ đồng, chiếm 56% tăng 8,28% so với 31/12/2023. Ước đến 31/3/2024, tổng dư nợ cho vay trên toàn địa bàn đạt 43.100 tỷ đồng, tăng 3,78% so với 31/12/2023, trong đó: Dư nợ cho vay ngăn hạn đạt 18.964 tỷ đồng, giảm 2,71% so với 31/12/2023, chiếm 44% tổng dư nợ; Dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 24.136 tỷ đồng, tăng 9,52% so với 31/12/2023, chiếm 56% tồng dư nợ; chủ yếu cho vay bằng VND chiếm 99,19% tổng dư nợ.
Chất lượng tín dụng đã đảm bảo theo quy định. Các chi nhánh ngân hàng và Quỹ tín dụng nhân dân tiếp tục thường xuyên rà soát, đánh giá, phân loại khách hàng, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp tích cực để thu hồi và xử lý nợ xấu, kiểm soát nợ xấu. Các chi nhánh ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân chấp hành nghiêm túc tỷ lệ an toàn vốn, tính thanh khoản. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến 29/02/2024 chỉ chiếm 0,34% tổng dư nợ.
Đối với hoạt động cho vay các chương trình tín dụng: Vốn tín dụng tiếp tục đầu tư cho vay phát triên nông nghiệp, nông thôn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giải ngân các dự án đã cam kết, cho vay các đối tượng chính sách - xã hội, trong đó ước đến 31/3/2024 so với cuối năm 2023: Dư nợ cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ ước đạt 19.300 tỷ đồng, tăng 0,09%, chiếm 44,8% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ước đạt 13.350 tỷ đồng, tăng 2,5%, chiếm 30,97% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay lĩnh vực xuất khẩu ước đạt 1.100 tỷ đồng, tăng 9,45%, chiếm 2,55% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ước đạt 8.900 tỷ đồng, tăng 20,9%, chiếm 20,65% tổng dư nợ. Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với 18 chương trình tín dụng, dư nợ đến 29/02/2024 đạt 4.967 tỷ đồng, tăng 2,04% so với 31/12/2023. Ước đến 31/3/2024 đạt 4.990 tỷ đồng, tăng 2,53% so với năm 2023. Kết quả trên đã thực sự giúp hộ nghèo, đối tượng chính sách có vốn đầu tư vào sản xuất, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống và từng bước thoát nghèo.
Các bài khác
- Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn kiểm tra tiến độ Dự án Đường kết nối Mường La (Sơn La), Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu), Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên (Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15) (29/03/2024)
- Yên Bái: Thiệt hại do mưa, dông khoảng 1,3 tỷ đồng (29/03/2024)
- Tình hình thực hiện vốn đầu tư tỉnh Yên Bái 03 tháng đầu năm 2024 (29/03/2024)
- Thiệt hại do mưa to kèm theo dông lốc, mưa đá trên địa bàn tỉnh Yên Bái khoảng 950 triệu đồng (29/03/2024)
- Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn kiểm tra tiến độ một số dự án trọng điểm (28/03/2024)
- Chủ động ứng phó với mưa dông, lốc, sét và gió giật mạnh (28/03/2024)
- 03 tháng đầu năm 2024, Yên Bái thành lập mới 68 doanh nghiệp (28/03/2024)
- Yên Bái: Tập trung cải thiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường (PEPI) đến năm 2030 (28/03/2024)
- Yên Bái: Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024 (27/03/2024)
- Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Yên Bái chuyển đổi số năm 2024 (27/03/2024)
Xem thêm »