CTTĐT - Ngày 29/3, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan thanh tra. Đồng chí Dương Quốc Huy - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ dự và chủ trì Hội nghị. Tại điểm cầu Yên Bái, dự hội nghị có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Tại Hội nghị, đại diện Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ) giới thiệu, phổ biến, hướng dẫn những nội dung trọng tâm, trọng điểm, điểm mới cơ bản của Luật Thanh tra 2022 thay thế Luật Thanh tra năm 2010. Theo đó, Luật Thanh tra năm 2022 được Quốc hội thông qua ngày 14/11/2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023. Luật gồm 08 chương và 118 điều, tăng 01 chương và 40 điều so với Luật Thanh tra năm 2010. Luật được ban hành với nhiều điểm mới, nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và toàn diện cho hoạt động pháp lý của các cơ quan thanh tra; đưa hoạt động tra ngày càng minh bạch, từng bước chuyên nghiệp. Theo đó, Luật Thanh tra năm 2022 đã bổ sung chức năng quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, phòng chống tiêu cực; quy định Tổng cục, Cục thuộc Bộ được thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành; UBND cấp tỉnh được giao quyền chủ động thành lập thanh tra sở nhưng việc thành lập phải căn cứ theo luật định, cụ thể tại khoản 2 Điều 26 Luật Thanh tra 2022; Chánh Thanh tra tỉnh được bổ sung là một trong những chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; quy định rõ thời gian ban hành kết luận thanh tra để khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, góp phần khắc phục tình trạng chậm ban hành kết luận thanh tra; Luật hóa các tiêu chuẩn bổ nhiệm các ngạch thanh tra viên, bỏ quy định cộng tác viên thanh tra. Luật Thanh tra năm 2022 cũng quy định cụ thể về các trường hợp miễn nhiệm Thanh tra viên; các bước tiến hành cuộc thanh tra; quy định cụ thể chặt chẽ hơn về việc báo cáo trước khi ban hành kết luận thanh tra, khắc phục tình trạng chậm ban hành kết luận thanh tra, cụ thể Luật quy định rõ thời gian ban hành kết luận thanh tra; có sự quy định về sự phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra giúp xử lý các trường hợp bị chồng chéo, trùng lặp từ các khâu, các giai đoạn có mối quan hệ với nhau giữa hoạt động thanh tra, hoạt động kiểm toán nhà nước và hoạt động điều tra; sửa đổi nội dung giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra và không còn chế định thanh tra nhân dân trong Luật Thanh tra…
Đại diện các bộ ngành, địa phương đã tập trung thảo luận, làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện Luật Thanh tra và các nghị định quy định chi tiết. Thanh tra Chính phủ đã trực tiếp giải thích, hướng dẫn, đồng thời tiếp nhận các ý kiến để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về thanh tra trong thời gian tới, nhất là trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các dự thảo thông tư hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra năm 2022 nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh tra ngày càng thuận lợi, đồng bộ, hiệu quả.
Thông qua việc tổ chức hội nghị nhằm tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành sâu rộng đến cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành thanh tra, tạo sự thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện, đưa những quy định của Luật đi vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời, giúp cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành thanh tra nắm vững quy định của pháp luật về thanh tra, từ đó thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ trong thi hành nhiệm vụ, công vụ về công tác thanh tra.
1527 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 29/3, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan thanh tra. Đồng chí Dương Quốc Huy - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ dự và chủ trì Hội nghị. Tại điểm cầu Yên Bái, dự hội nghị có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.Tại Hội nghị, đại diện Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ) giới thiệu, phổ biến, hướng dẫn những nội dung trọng tâm, trọng điểm, điểm mới cơ bản của Luật Thanh tra 2022 thay thế Luật Thanh tra năm 2010. Theo đó, Luật Thanh tra năm 2022 được Quốc hội thông qua ngày 14/11/2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023. Luật gồm 08 chương và 118 điều, tăng 01 chương và 40 điều so với Luật Thanh tra năm 2010. Luật được ban hành với nhiều điểm mới, nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và toàn diện cho hoạt động pháp lý của các cơ quan thanh tra; đưa hoạt động tra ngày càng minh bạch, từng bước chuyên nghiệp. Theo đó, Luật Thanh tra năm 2022 đã bổ sung chức năng quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, phòng chống tiêu cực; quy định Tổng cục, Cục thuộc Bộ được thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành; UBND cấp tỉnh được giao quyền chủ động thành lập thanh tra sở nhưng việc thành lập phải căn cứ theo luật định, cụ thể tại khoản 2 Điều 26 Luật Thanh tra 2022; Chánh Thanh tra tỉnh được bổ sung là một trong những chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; quy định rõ thời gian ban hành kết luận thanh tra để khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, góp phần khắc phục tình trạng chậm ban hành kết luận thanh tra; Luật hóa các tiêu chuẩn bổ nhiệm các ngạch thanh tra viên, bỏ quy định cộng tác viên thanh tra. Luật Thanh tra năm 2022 cũng quy định cụ thể về các trường hợp miễn nhiệm Thanh tra viên; các bước tiến hành cuộc thanh tra; quy định cụ thể chặt chẽ hơn về việc báo cáo trước khi ban hành kết luận thanh tra, khắc phục tình trạng chậm ban hành kết luận thanh tra, cụ thể Luật quy định rõ thời gian ban hành kết luận thanh tra; có sự quy định về sự phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra giúp xử lý các trường hợp bị chồng chéo, trùng lặp từ các khâu, các giai đoạn có mối quan hệ với nhau giữa hoạt động thanh tra, hoạt động kiểm toán nhà nước và hoạt động điều tra; sửa đổi nội dung giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra và không còn chế định thanh tra nhân dân trong Luật Thanh tra…
Đại diện các bộ ngành, địa phương đã tập trung thảo luận, làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện Luật Thanh tra và các nghị định quy định chi tiết. Thanh tra Chính phủ đã trực tiếp giải thích, hướng dẫn, đồng thời tiếp nhận các ý kiến để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về thanh tra trong thời gian tới, nhất là trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các dự thảo thông tư hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra năm 2022 nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh tra ngày càng thuận lợi, đồng bộ, hiệu quả.
Thông qua việc tổ chức hội nghị nhằm tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành sâu rộng đến cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành thanh tra, tạo sự thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện, đưa những quy định của Luật đi vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời, giúp cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành thanh tra nắm vững quy định của pháp luật về thanh tra, từ đó thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ trong thi hành nhiệm vụ, công vụ về công tác thanh tra.