CTTĐT - Chiều 2/4, Bộ Công an tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và các nhiệm vụ công tác trọng tâm để triển khai thi hành luật. Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị.
Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Công an tỉnh.
Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 28 tháng 11 năm 2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Luật gồm 5 chương, 33 điều, quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác, xây dựng lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Trong đó, Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở xác định là lực lượng do chính quyền địa phương thành lập trên cơ sở tự nguyện của người dân để hỗ trợ Công an cấp xã giúp UBND cùng cấp trong bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Lực lượng được kiện toàn từ lực lượng bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng; được bố trí thành Tổ bảo vệ ANTT gồm có Tổ trưởng, Tổ phó và Tổ viên phụ trách tại một hoặc một số thôn, tổ dân phố.
Nhiệm vụ chủ yếu là hỗ trợ Công an cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT ở cơ sở, đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khi thực hiện nhiệm vụ độc lập, phù hợp với khả năng, trình độ của lực lượng này.
Đối với lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, được kế thừa các chế độ chính sách đang được hưởng như hưởng mức tiền hỗ trợ thường xuyên hằng tháng, được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế, được hưởng hỗ trợ, bồi dưỡng khi được cử đi bồi dưỡng, huấn luyện, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của cấp có thẩm quyền hoặc khi được điều động, huy động thực hiện nhiệm vụ...
Tại Hội nghị, đã triển khai các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai thi hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Trong đó, Bộ Công an và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết các nội dung được giao trong Luật, bảo đảm tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất cùng với thời điểm Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.
955 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 2/4, Bộ Công an tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và các nhiệm vụ công tác trọng tâm để triển khai thi hành luật. Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị.Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Công an tỉnh.
Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 28 tháng 11 năm 2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Luật gồm 5 chương, 33 điều, quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác, xây dựng lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Trong đó, Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở xác định là lực lượng do chính quyền địa phương thành lập trên cơ sở tự nguyện của người dân để hỗ trợ Công an cấp xã giúp UBND cùng cấp trong bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Lực lượng được kiện toàn từ lực lượng bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng; được bố trí thành Tổ bảo vệ ANTT gồm có Tổ trưởng, Tổ phó và Tổ viên phụ trách tại một hoặc một số thôn, tổ dân phố.
Nhiệm vụ chủ yếu là hỗ trợ Công an cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT ở cơ sở, đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khi thực hiện nhiệm vụ độc lập, phù hợp với khả năng, trình độ của lực lượng này.
Đối với lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, được kế thừa các chế độ chính sách đang được hưởng như hưởng mức tiền hỗ trợ thường xuyên hằng tháng, được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế, được hưởng hỗ trợ, bồi dưỡng khi được cử đi bồi dưỡng, huấn luyện, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của cấp có thẩm quyền hoặc khi được điều động, huy động thực hiện nhiệm vụ...
Tại Hội nghị, đã triển khai các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai thi hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Trong đó, Bộ Công an và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết các nội dung được giao trong Luật, bảo đảm tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất cùng với thời điểm Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.