CTTĐT - Khát vọng xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc đã và đang hòa cùng dòng chảy của nhân dân cả nước trên hành trình phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, là cốt lõi, “gốc rễ của mọi vấn đề” chính là phải làm sao phát triển Kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, chăm lo thật tốt đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thực hiện các chính sách xã hội, an sinh xã hội.
Khi người dân được “Vui - An - Yên” thì khi đó, bản thân họ không còn bị tác động bởi bất cứ luận điệu sai trái, xuyên tạc, thù địch nào; họ đã “tự đề kháng”, tạo thành trì vững chắc “bất khả xâm phạm” trên mặt trận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; sẽ không còn cơ hội cho các thế lực thù địch, phản động tấn công, chống phá.
Trở lại với câu chuyện về Yên Bái - tỉnh đầu tiên và duy nhất trong cả nước đưa “Chỉ số hạnh phúc” vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Yên Bái đã và đang hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc bằng chính những nỗ lực và thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.
Hạnh phúc của người dân Yên Bái là những điều rất thật, rất giản dị, đời thường hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày; được “đo lường” bằng chính sự hài lòng về cuộc sống của bản thân và gia đình họ; hài lòng về những thành quả có được từ nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp vì mục tiêu nhân dân là trên hết, trước hết. Khi cuộc sống của người dân được ấm no, hạnh phúc - cũng chính là đã xây được cái gốc quan trọng tạo thành trì bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ để không một thế lực nào có thể xuyên tạc, chống phá.
Xuất phát từ ý nghĩa đó, ngay từ đầu nhiệm kỳ, cùng với việc triển khai các chủ trương, nghị quyết, chính sách của Trung ương, tỉnh Yên Bái đã cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết đại hội XIX Đảng bộ tỉnh bằng việc ban hành đầy đủ, đồng bộ các Nghị quyết, đề án, kế hoạch, chính sách bảo đảm toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Trong quá trình xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, đề án, chính sách... tỉnh luôn đặt ra mục tiêu phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, giữa kinh tế và môi trường, giữa vùng thấp và vùng cao, giữa nông thôn và thành thị; giữ gìn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn.
Yên Bái đã quan tâm đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng Kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận các dịch vụ hạ tầng thiết yếu. Quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và phát triển đô thị, tạo nên mạng lưới giao thông thuận tiện, phục vụ nhu cầu của người dân. Nhiều tuyến đường được đầu tư xây dựng mới, mở rộng, nâng cấp, những cây cầu mới qua sông Hồng, sông Chảy và biết bao công trình hạ tầng điện, đường, trường, trạm... ở các thôn, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Đồng thời, phát huy trách nhiệm cả hệ thống chính trị, huy động mọi nguồn lực xã hội và vai trò chủ thể, trực tiếp của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới; thay đổi nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới là của dân, do dân, vì dân và dân hưởng thụ; cùng với đó là tập trung nguồn lực, nhất là xã hội hóa để đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn mới; từ đó, diện mạo nông thôn đã thực sự khởi sắc, đời sống của người dân không ngừng được nâng lên, bản sắc văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc được phát huy.
Yên Bái đặc biệt quan tâm các chính sách phát triển văn hóa xã hội, công tác an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cho người dân. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục ở tất cả các cấp học; tỉnh Yên Bái, được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3 năm 2021 (là tỉnh thứ 24 trong toàn quốc) và đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở mức độ 2 năm 2023 (là tỉnh thứ 18 trong toàn quốc); đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ mức độ 1 (có 08/09 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2). Tỷ lệ trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia là 74,6%. Hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú được củng cố, phát triển, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc. 100% trường học trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện xây dựng Trường học hạnh phúc (đến nay đã có 289 trường học đạt tiêu chuẩn Trường học hạnh phúc, đạt 67% số trường học trên địa bàn tỉnh).
Quan tâm ưu tiên nguồn lực phục vụ phát triển sự nghiệp y tế, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, phát triển nguồn nhân lực ngành y tế... nhằm nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, y tế dự phòng, y tế cơ sở. Ban hành nhiều đề án, chính sách, văn bản chỉ đạo về lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ bảo đảm mọi người dân được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tham gia bảo hiểm y tế và thụ hưởng các dịch vụ y tế.
Ưu tiên phát triển văn hóa, bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc, thực hiện đúng phương châm “biến di sản thành tài sản” phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Đặc biệt, nhiều năm trở lại đây, Yên Bái đã xây dựng và duy trì được các sản phẩm văn hóa - du lịch đặc trưng, mang thương hiệu riêng của tỉnh - mà qua đó, bạn bè trong nước, thế giới chứng kiến và cảm nhận được giá trị vô cùng to lớn của tinh thần đoàn kết, niềm tự hào, tự tôn dân tộc và tình yêu mãnh liệt của mỗi người dân Yên Bái dành cho quê hương, đất nước và di sản văn hóa của dân tộc. Nổi bật như: Lễ hội văn hoá - du lịch Mường Lò với những vòng xòe đoàn kết hàng ngàn người; các sự kiện, lễ hội ở Mù Cang Chải, Thành phố Yên Bái và nhiều địa phương trong tỉnh với những màn biểu diễn hoàn toàn tự nguyện và cống hiến của hàng ngàn diễn viên quần chúng là bà con nhân dân...
Chú trọng thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo. Cùng với chính sách của Trung ương, Yên Bái đã ban hành chính sách và Đề án hỗ trợ làm nhà ở cho người có công với cách mạng và hộ nghèo, hộ cận nghèo từ nguồn hỗ trợ của ngân sách tỉnh và nguồn huy động xã hội hóa.
Công tác giảm nghèo luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của tỉnh, là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở. Yên Bái tiếp tục là điểm sáng về giảm nghèo của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Yên Bái hạnh phúc khi trên hành trình đổi mới và phát triển quê hương, đất nước, mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa Đảng, chính quyền với nhân dân ngày càng bền chặt, củng cố và phát triển.
Cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã chủ động đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; tăng cường đối thoại, hướng mạnh về cơ sở. Các hoạt động Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp, trở thành hoạt động có ý nghĩa thực chất. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã giành thời gian ngày cuối tuần xuống tận thôn, bản, dự sinh hoạt chi bộ, cùng tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, cùng làm đường giao thông nông thôn, lao động sản xuất với bà con... củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa nhân dân với cấp ủy, chính quyền tỉnh và cơ sở; làm tăng thêm trách nhiệm của lãnh đạo với nhân dân; tạo sức lan tỏa trong cả hệ thống chính trị và người dân.
Khắp các địa phương trong tỉnh sôi nổi khí thế thi đua yêu nước trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, xây dựng gia đình, thôn bản, tổ dân phố hạnh phúc. Trên địa bàn đã xuất hiện nhiều phong trào thi đua vì hạnh phúc của người dân với những “sản phẩm” cụ thể, đặc trưng của tỉnh.
Ở Yên Bái, người dân hạnh phúc khi họ thực sự là trung tâm, chủ thể của công cuộc đổi mới, là nguồn lực quý báu và mạnh mẽ; thực sự làm chủ trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Hạnh phúc khi cán bộ thực sự là công bộc của dân, luôn “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân” theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Dẫu con đường phía trước vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh thời gian qua sẽ là tiền đề quan trọng để Yên Bái tiếp tục đi lên trên con đường đổi mới, phát triển và hạnh phúc; là một trong những hành động thiết thực, lan tỏa mạnh mẽ “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”; làm cho Chỉ số hạnh phúc tiếp tục được định hình rõ nét bằng chính mục tiêu và hành động của cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Yên Bái: “Tất cả vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân”, hướng tới mục tiêu xây dựng “Tỉnh hạnh phúc”.
Chỉ số hạnh phúc ở Yên Bái là minh chứng sinh động góp phần tổng kết thực tiễn, khẳng định tính đúng đắn, khoa học, giá trị lý luận và thực tiễn trong quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng ta tại Văn kiện Đại hội XIII; làm phong phú thêm mạch nguồn tư tưởng, ý chí, khát vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam về xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc./.
Kỳ 1: Thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc ở Yên Bái: “Trên dưới đồng lòng”, “Dọc ngang thông suốt”
Kỳ 2: Cụ thể hóa chỉ số hạnh phúc từ nghị quyết vào cuộc sống ở Yên Bái: Hạnh phúc được “đo lường” bằng chính sự hài lòng của người dân
3831 lượt xem
Hồng Thanh Tâm - Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Khát vọng xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc đã và đang hòa cùng dòng chảy của nhân dân cả nước trên hành trình phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, là cốt lõi, “gốc rễ của mọi vấn đề” chính là phải làm sao phát triển Kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, chăm lo thật tốt đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thực hiện các chính sách xã hội, an sinh xã hội.
Khi người dân được “Vui - An - Yên” thì khi đó, bản thân họ không còn bị tác động bởi bất cứ luận điệu sai trái, xuyên tạc, thù địch nào; họ đã “tự đề kháng”, tạo thành trì vững chắc “bất khả xâm phạm” trên mặt trận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; sẽ không còn cơ hội cho các thế lực thù địch, phản động tấn công, chống phá.
Trở lại với câu chuyện về Yên Bái - tỉnh đầu tiên và duy nhất trong cả nước đưa “Chỉ số hạnh phúc” vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Yên Bái đã và đang hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc bằng chính những nỗ lực và thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.
Hạnh phúc của người dân Yên Bái là những điều rất thật, rất giản dị, đời thường hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày; được “đo lường” bằng chính sự hài lòng về cuộc sống của bản thân và gia đình họ; hài lòng về những thành quả có được từ nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp vì mục tiêu nhân dân là trên hết, trước hết. Khi cuộc sống của người dân được ấm no, hạnh phúc - cũng chính là đã xây được cái gốc quan trọng tạo thành trì bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ để không một thế lực nào có thể xuyên tạc, chống phá.
Xuất phát từ ý nghĩa đó, ngay từ đầu nhiệm kỳ, cùng với việc triển khai các chủ trương, nghị quyết, chính sách của Trung ương, tỉnh Yên Bái đã cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết đại hội XIX Đảng bộ tỉnh bằng việc ban hành đầy đủ, đồng bộ các Nghị quyết, đề án, kế hoạch, chính sách bảo đảm toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Trong quá trình xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, đề án, chính sách... tỉnh luôn đặt ra mục tiêu phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, giữa kinh tế và môi trường, giữa vùng thấp và vùng cao, giữa nông thôn và thành thị; giữ gìn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn.
Yên Bái đã quan tâm đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng Kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận các dịch vụ hạ tầng thiết yếu. Quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và phát triển đô thị, tạo nên mạng lưới giao thông thuận tiện, phục vụ nhu cầu của người dân. Nhiều tuyến đường được đầu tư xây dựng mới, mở rộng, nâng cấp, những cây cầu mới qua sông Hồng, sông Chảy và biết bao công trình hạ tầng điện, đường, trường, trạm... ở các thôn, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Đồng thời, phát huy trách nhiệm cả hệ thống chính trị, huy động mọi nguồn lực xã hội và vai trò chủ thể, trực tiếp của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới; thay đổi nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới là của dân, do dân, vì dân và dân hưởng thụ; cùng với đó là tập trung nguồn lực, nhất là xã hội hóa để đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn mới; từ đó, diện mạo nông thôn đã thực sự khởi sắc, đời sống của người dân không ngừng được nâng lên, bản sắc văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc được phát huy.
Yên Bái đặc biệt quan tâm các chính sách phát triển văn hóa xã hội, công tác an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cho người dân. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục ở tất cả các cấp học; tỉnh Yên Bái, được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3 năm 2021 (là tỉnh thứ 24 trong toàn quốc) và đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở mức độ 2 năm 2023 (là tỉnh thứ 18 trong toàn quốc); đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ mức độ 1 (có 08/09 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2). Tỷ lệ trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia là 74,6%. Hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú được củng cố, phát triển, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc. 100% trường học trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện xây dựng Trường học hạnh phúc (đến nay đã có 289 trường học đạt tiêu chuẩn Trường học hạnh phúc, đạt 67% số trường học trên địa bàn tỉnh).
Quan tâm ưu tiên nguồn lực phục vụ phát triển sự nghiệp y tế, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, phát triển nguồn nhân lực ngành y tế... nhằm nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, y tế dự phòng, y tế cơ sở. Ban hành nhiều đề án, chính sách, văn bản chỉ đạo về lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ bảo đảm mọi người dân được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tham gia bảo hiểm y tế và thụ hưởng các dịch vụ y tế.
Ưu tiên phát triển văn hóa, bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc, thực hiện đúng phương châm “biến di sản thành tài sản” phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Đặc biệt, nhiều năm trở lại đây, Yên Bái đã xây dựng và duy trì được các sản phẩm văn hóa - du lịch đặc trưng, mang thương hiệu riêng của tỉnh - mà qua đó, bạn bè trong nước, thế giới chứng kiến và cảm nhận được giá trị vô cùng to lớn của tinh thần đoàn kết, niềm tự hào, tự tôn dân tộc và tình yêu mãnh liệt của mỗi người dân Yên Bái dành cho quê hương, đất nước và di sản văn hóa của dân tộc. Nổi bật như: Lễ hội văn hoá - du lịch Mường Lò với những vòng xòe đoàn kết hàng ngàn người; các sự kiện, lễ hội ở Mù Cang Chải, Thành phố Yên Bái và nhiều địa phương trong tỉnh với những màn biểu diễn hoàn toàn tự nguyện và cống hiến của hàng ngàn diễn viên quần chúng là bà con nhân dân...
Chú trọng thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo. Cùng với chính sách của Trung ương, Yên Bái đã ban hành chính sách và Đề án hỗ trợ làm nhà ở cho người có công với cách mạng và hộ nghèo, hộ cận nghèo từ nguồn hỗ trợ của ngân sách tỉnh và nguồn huy động xã hội hóa.
Công tác giảm nghèo luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của tỉnh, là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở. Yên Bái tiếp tục là điểm sáng về giảm nghèo của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Yên Bái hạnh phúc khi trên hành trình đổi mới và phát triển quê hương, đất nước, mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa Đảng, chính quyền với nhân dân ngày càng bền chặt, củng cố và phát triển.
Cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã chủ động đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; tăng cường đối thoại, hướng mạnh về cơ sở. Các hoạt động Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp, trở thành hoạt động có ý nghĩa thực chất. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã giành thời gian ngày cuối tuần xuống tận thôn, bản, dự sinh hoạt chi bộ, cùng tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, cùng làm đường giao thông nông thôn, lao động sản xuất với bà con... củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa nhân dân với cấp ủy, chính quyền tỉnh và cơ sở; làm tăng thêm trách nhiệm của lãnh đạo với nhân dân; tạo sức lan tỏa trong cả hệ thống chính trị và người dân.
Khắp các địa phương trong tỉnh sôi nổi khí thế thi đua yêu nước trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, xây dựng gia đình, thôn bản, tổ dân phố hạnh phúc. Trên địa bàn đã xuất hiện nhiều phong trào thi đua vì hạnh phúc của người dân với những “sản phẩm” cụ thể, đặc trưng của tỉnh.
Ở Yên Bái, người dân hạnh phúc khi họ thực sự là trung tâm, chủ thể của công cuộc đổi mới, là nguồn lực quý báu và mạnh mẽ; thực sự làm chủ trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Hạnh phúc khi cán bộ thực sự là công bộc của dân, luôn “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân” theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Dẫu con đường phía trước vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh thời gian qua sẽ là tiền đề quan trọng để Yên Bái tiếp tục đi lên trên con đường đổi mới, phát triển và hạnh phúc; là một trong những hành động thiết thực, lan tỏa mạnh mẽ “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”; làm cho Chỉ số hạnh phúc tiếp tục được định hình rõ nét bằng chính mục tiêu và hành động của cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Yên Bái: “Tất cả vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân”, hướng tới mục tiêu xây dựng “Tỉnh hạnh phúc”.
Chỉ số hạnh phúc ở Yên Bái là minh chứng sinh động góp phần tổng kết thực tiễn, khẳng định tính đúng đắn, khoa học, giá trị lý luận và thực tiễn trong quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng ta tại Văn kiện Đại hội XIII; làm phong phú thêm mạch nguồn tư tưởng, ý chí, khát vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam về xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc./.
Kỳ 1: Thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc ở Yên Bái: “Trên dưới đồng lòng”, “Dọc ngang thông suốt”
Kỳ 2: Cụ thể hóa chỉ số hạnh phúc từ nghị quyết vào cuộc sống ở Yên Bái: Hạnh phúc được “đo lường” bằng chính sự hài lòng của người dân