CTTĐT – Chiều 16/3, UBND Thành phố Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án phát triển nghề và mở rộng nghề sản xuất miến đao xã Giới Phiên, Phúc Lộc, giai đoạn 2014 – 2016 và Đề án sản xuất rau an toàn.
Các đại biểu dự Hội nghị
Đối với Đề án phát triển nghề và mở rộng nghề sản xuất miến đao xã Giới Phiên, Phúc Lộc, giai đoạn 2014 – 2016, hiện nay số hộ tham gia sản xuất miến là 82 hộ, trong đó xã Giới Phiên có 73 hộ, xã Phúc Lộc có 9 hộ. Về sản lượng miến trong giai đoạn 2014 – 2016 đạt 2.200 tấn. Riêng trong năm 2016, tổng sản lượng miến do các thành viên Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh miến đao Giới Phiên sản xuất, đóng gói và tiêu thụ là 30 tấn; về doanh thu đạt 66 tỷ đồng. Hiện nay đã thành lập được 1 hợp tác xã sản xuất, kinh doanh Miến đao Giới Phiên. Tổng số tiền hỗ trợ giai đoạn 2014 – 2016 theo Đề án là 530,3 triệu đồng. Đề án được thực hiện đã mang lại những kết quả ban đầu, bước đầu tạo được thay đổi về phương thức sản xuất, tập quán sản xuất, kinh doanh của các hộ sản xuất miến theo hướng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từng bước đưa khoa học kỹ thuật, thiết bị máy móc phù hợp nhằm đảm bảo cho sản phẩm miến đao được lưu hành trên thị trường theo quy định, đem lại thu nhập và đời sống ổn định cho các hộ dân làm miến.
Đối với Đề án sản xuất rau an toàn, ngay sau khi phê duyệt Đề án, Thành phố đã triển khai sản xuất rau an toàn trong vụ Hè Thu 2016 tại 3 xã Tuy Lộc, Âu Lâu, Văn Phú. Tổng diện tích trồng rau an toàn của 3 xã trong năm 2016 là 8,09ha. Hiện nay, Thành phố đã thành lập được 3 tổ hợp tác sản xuất rau theo chuỗi sản xuất rau an toàn được Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Yên Bái cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Thành phố cũng đã đăng ký mã số, mã vạch cho 3 tổ hợp tác, từng sản phẩm rau đều ghi rõ tên hộ sản xuất, ngày thu hoạch… đảm bảo tính minh bạch, truy suất được nguồn gốc của sản phẩm, tạo tâm lý tin tưởng cho người tiêu dùng.
Bước đầu Đề án đã tạo ra một lượng rau bảo đảm an toàn thực phẩm, được công nhận rau an toàn cung ứng cho người tiêu dùng. Sản phẩm rau đã mang lại sự tin tưởng cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý; từng bước thay đổi nhận thức của người nông dân dần thay thế phương thức canh tác không an toàn sang sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp sạch, bền vững, gắn với thị trường tiêu thụ. Trong năm 2017, tổng diện tích đăng ký trồng rau an toàn của 3 xã trong vụ Xuân Hè là gần 7ha với trên 80 hộ tham gia.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về việc thực hiện hai Đề án, trong đó tập trung vào việc quảng bá sản phẩm miến và rau an toàn; chính sách hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất ... Các hộ sản xuất miến và rau an toàn theo Đề án cũng đã nêu lên một số khó khăn trong quá trình sản xuất như hiện nay mẫu mã sản phẩm còn đơn giản, sự gắn bó giữa các thành viên trong hợp tác xã còn chưa chặt chẽ, thiếu vốn đầu tư, giá bán chưa ổn định; việc tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm rau an toàn rất cần sự giúp đỡ của các cấp chính quyền; giá của rau an toàn hiện nay cao hơn sản xuất rau theo hướng truyền thống nên khó tiêu thụ…
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Đoàn Đức Thuận – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Yên Bái nhấn mạnh, trong thời gian tới Thành phố cần tiếp tục triển khai thực hiện tốt 2 Đề án. Trong đó đối với Đề án phát triển nghề và mở rộng làng nghề sản xuất miến đao xã Giới Phiên, xã Phúc Lộc đồng chí yêu cầu UBND Thành phố tiếp tục chỉ đạo hỗ trợ sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị Thành phố Yên Bái giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025. Tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ sản xuất miến đăng ký thực hiện các nội dung Thành phố hỗ trợ, đặc biệt là việc chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định…
Đối với Đề án sản xuất rau an toàn, đồng chí đề nghị Ban Chỉ đạo của Thành phố cần tập trung chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, các xã khẩn trương triển khai sản xuất rau an toàn vụ Xuân Hè 2017; Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn Thành phố mở rộng diện tích trồng rau an toàn…
1936 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Chiều 16/3, UBND Thành phố Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án phát triển nghề và mở rộng nghề sản xuất miến đao xã Giới Phiên, Phúc Lộc, giai đoạn 2014 – 2016 và Đề án sản xuất rau an toàn.Đối với Đề án phát triển nghề và mở rộng nghề sản xuất miến đao xã Giới Phiên, Phúc Lộc, giai đoạn 2014 – 2016, hiện nay số hộ tham gia sản xuất miến là 82 hộ, trong đó xã Giới Phiên có 73 hộ, xã Phúc Lộc có 9 hộ. Về sản lượng miến trong giai đoạn 2014 – 2016 đạt 2.200 tấn. Riêng trong năm 2016, tổng sản lượng miến do các thành viên Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh miến đao Giới Phiên sản xuất, đóng gói và tiêu thụ là 30 tấn; về doanh thu đạt 66 tỷ đồng. Hiện nay đã thành lập được 1 hợp tác xã sản xuất, kinh doanh Miến đao Giới Phiên. Tổng số tiền hỗ trợ giai đoạn 2014 – 2016 theo Đề án là 530,3 triệu đồng. Đề án được thực hiện đã mang lại những kết quả ban đầu, bước đầu tạo được thay đổi về phương thức sản xuất, tập quán sản xuất, kinh doanh của các hộ sản xuất miến theo hướng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từng bước đưa khoa học kỹ thuật, thiết bị máy móc phù hợp nhằm đảm bảo cho sản phẩm miến đao được lưu hành trên thị trường theo quy định, đem lại thu nhập và đời sống ổn định cho các hộ dân làm miến.
Đối với Đề án sản xuất rau an toàn, ngay sau khi phê duyệt Đề án, Thành phố đã triển khai sản xuất rau an toàn trong vụ Hè Thu 2016 tại 3 xã Tuy Lộc, Âu Lâu, Văn Phú. Tổng diện tích trồng rau an toàn của 3 xã trong năm 2016 là 8,09ha. Hiện nay, Thành phố đã thành lập được 3 tổ hợp tác sản xuất rau theo chuỗi sản xuất rau an toàn được Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Yên Bái cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Thành phố cũng đã đăng ký mã số, mã vạch cho 3 tổ hợp tác, từng sản phẩm rau đều ghi rõ tên hộ sản xuất, ngày thu hoạch… đảm bảo tính minh bạch, truy suất được nguồn gốc của sản phẩm, tạo tâm lý tin tưởng cho người tiêu dùng.
Bước đầu Đề án đã tạo ra một lượng rau bảo đảm an toàn thực phẩm, được công nhận rau an toàn cung ứng cho người tiêu dùng. Sản phẩm rau đã mang lại sự tin tưởng cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý; từng bước thay đổi nhận thức của người nông dân dần thay thế phương thức canh tác không an toàn sang sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp sạch, bền vững, gắn với thị trường tiêu thụ. Trong năm 2017, tổng diện tích đăng ký trồng rau an toàn của 3 xã trong vụ Xuân Hè là gần 7ha với trên 80 hộ tham gia.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về việc thực hiện hai Đề án, trong đó tập trung vào việc quảng bá sản phẩm miến và rau an toàn; chính sách hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất ... Các hộ sản xuất miến và rau an toàn theo Đề án cũng đã nêu lên một số khó khăn trong quá trình sản xuất như hiện nay mẫu mã sản phẩm còn đơn giản, sự gắn bó giữa các thành viên trong hợp tác xã còn chưa chặt chẽ, thiếu vốn đầu tư, giá bán chưa ổn định; việc tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm rau an toàn rất cần sự giúp đỡ của các cấp chính quyền; giá của rau an toàn hiện nay cao hơn sản xuất rau theo hướng truyền thống nên khó tiêu thụ…
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Đoàn Đức Thuận – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Yên Bái nhấn mạnh, trong thời gian tới Thành phố cần tiếp tục triển khai thực hiện tốt 2 Đề án. Trong đó đối với Đề án phát triển nghề và mở rộng làng nghề sản xuất miến đao xã Giới Phiên, xã Phúc Lộc đồng chí yêu cầu UBND Thành phố tiếp tục chỉ đạo hỗ trợ sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị Thành phố Yên Bái giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025. Tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ sản xuất miến đăng ký thực hiện các nội dung Thành phố hỗ trợ, đặc biệt là việc chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định…
Đối với Đề án sản xuất rau an toàn, đồng chí đề nghị Ban Chỉ đạo của Thành phố cần tập trung chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, các xã khẩn trương triển khai sản xuất rau an toàn vụ Xuân Hè 2017; Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn Thành phố mở rộng diện tích trồng rau an toàn…