Tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống; Chương trình hành động của Chính phủ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên; trong tháng 11/2022, hoàn thành sắp xếp bộ máy các Bộ, cơ quan ngang Bộ... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 12-19/11/2022.
Tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống.
Tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Công điện số 1085/CĐ-TTg ngày 11/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, điều hành mặt hàng xăng dầu, trong đó Thủ tường Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo ngay các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu cung cấp đầy đủ xăng dầu cho thị trường trong nước, bảo đảm tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống.
Chương trình hành động của Chính phủ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 152/NQ-CP ngày 15/11/2022 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nghị quyết đặt mục tiêu phấn đấu đạt các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 như sau: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 7 - 7,5%. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 130 triệu đồng, tương đương 5.000 USD; tỉ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm khoảng 29,5% trong GRDP; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 26,9%; khu vực dịch vụ chiếm khoảng 38%.
Giai đoạn 2021 - 2030, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt khoảng 6,5%; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GRDP khoảng 39%. Đến năm 2030, tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25 - 30%. Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì giảm 1,0 - 1,5%/năm.
Trong tháng 11/2022, hoàn thành sắp xếp bộ máy các Bộ, cơ quan ngang Bộ
Theo Thông báo 354/TB-VPCP ngày 14/11/2022 kết luận của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tại Phiên họp thứ hai ngày 19/10/2022, phấn đấu trong tháng 11 năm 2022, hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Năm 2023 hoàn thành việc trình Quốc hội thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký Nghị quyết 150/NQ-CP ngày 14/11/2022 ban hành Kế hoạch hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Mục đích của kế hoạch nhằm cụ thể hóa mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đến năm 2023 hoàn thành việc trình Quốc hội thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai dự án bất động sản
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định 1435/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp.
Cụ thể, thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ (Tổ công tác) về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị làm Tổ trưởng Tổ công tác.
Tổ công tác có nhiệm vụ rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thực hiện các dự án bất động sản với nội dung thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Tổng hợp, tham mưu Thủ tướng Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thực hiện các dự án bất động sản đối với các nội dung vượt thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp việc giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thực hiện các dự án bất động sản thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương….
Rà soát văn bản QPPL thuộc thẩm quyền của Thủ tướng
Tại văn bản 7705/VPCP-PL, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang bộ, chỉ đạo rà soát các văn bản thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ đang còn hiệu lực để phát hiện những văn bản có nội dung chứa quy phạm pháp luật nhưng hình thức không phải văn bản quy phạm pháp luật; nội dung không còn phù hợp quy định pháp luật hiện hành hoặc không phù hợp với thực tiễn để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả rà soát, đề xuất xử lý trong quý I năm 2023.
Tổ chức lại một số vụ, cục thuộc Bộ Y tế
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15/11/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế trong đó tổ chức lại một số vụ, cục thuộc Bộ Y tế.
Trước đây, Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 quy định Bộ Y tế có 23 tổ chức, trong đó có 20 tổ chức giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Nay Nghị định số 95/2022/NĐ-CP quy định Bộ Y tế có 21 tổ chức, trong đó có 18 tổ chức giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Trong đó, Nghị định 95/2022/NĐ-CP giữ nguyên 16 tổ chức có chức năng quản lý nhà nước của Bộ Y tế gồm: 1- Vụ Bảo hiểm y tế; 2- Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em; 3- Vụ Tổ chức cán bộ; 4- Vụ Kế hoạch - Tài chính; 5- Vụ Pháp chế; 6- Vụ Hợp tác quốc tế; 7- Văn phòng Bộ; 8- Thanh tra Bộ; 9- Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo; 10- Cục Y tế dự phòng; 11- Cục Phòng, chống HIV/AIDS; 12- Cục Quản lý Môi trường y tế; 13- Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; 14- Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền; 15- Cục Quản lý Dược; 16- Cục An toàn thực phẩm.
Đồng thời, giữ nguyên Viện Chiến lược và Chính sách y tế; Báo Sức khỏe và Đời sống.
Nghị định 95/2022/NĐ-CP tổ chức lại một số tổ chức như: Tổng cục Dân số chuyển thành Cục Dân số. Không duy trì Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng, Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Cục Công nghệ thông tin, Tạp chí Y Dược học. Thành lập Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế và Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia.
Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Quyết định số 1415/QĐ-TTg ngày 14/11/2022 phê duyệt Đề án "Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030".
Mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn; khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạnh mẽ vào chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối hàng hóa toàn cầu, xuất khẩu trực tiếp vào các mạng phân phối nước ngoài trên cơ sở phát huy thế mạnh và khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Đồng thời, xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược chặt chẽ giữa doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam với các mạng phân phối nước ngoài trên các kênh xuất khẩu truyền thống và kênh thương mại điện tử, hướng tới mô hình sản xuất - xuất khẩu - phân phối ổn định, bền vững.
1896 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống; Chương trình hành động của Chính phủ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên; trong tháng 11/2022, hoàn thành sắp xếp bộ máy các Bộ, cơ quan ngang Bộ... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 12-19/11/2022. Tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Công điện số 1085/CĐ-TTg ngày 11/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, điều hành mặt hàng xăng dầu, trong đó Thủ tường Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo ngay các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu cung cấp đầy đủ xăng dầu cho thị trường trong nước, bảo đảm tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống.
Chương trình hành động của Chính phủ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 152/NQ-CP ngày 15/11/2022 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nghị quyết đặt mục tiêu phấn đấu đạt các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 như sau: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 7 - 7,5%. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 130 triệu đồng, tương đương 5.000 USD; tỉ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm khoảng 29,5% trong GRDP; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 26,9%; khu vực dịch vụ chiếm khoảng 38%.
Giai đoạn 2021 - 2030, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt khoảng 6,5%; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GRDP khoảng 39%. Đến năm 2030, tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25 - 30%. Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì giảm 1,0 - 1,5%/năm.
Trong tháng 11/2022, hoàn thành sắp xếp bộ máy các Bộ, cơ quan ngang Bộ
Theo Thông báo 354/TB-VPCP ngày 14/11/2022 kết luận của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tại Phiên họp thứ hai ngày 19/10/2022, phấn đấu trong tháng 11 năm 2022, hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Năm 2023 hoàn thành việc trình Quốc hội thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký Nghị quyết 150/NQ-CP ngày 14/11/2022 ban hành Kế hoạch hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Mục đích của kế hoạch nhằm cụ thể hóa mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đến năm 2023 hoàn thành việc trình Quốc hội thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai dự án bất động sản
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định 1435/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp.
Cụ thể, thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ (Tổ công tác) về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị làm Tổ trưởng Tổ công tác.
Tổ công tác có nhiệm vụ rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thực hiện các dự án bất động sản với nội dung thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Tổng hợp, tham mưu Thủ tướng Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thực hiện các dự án bất động sản đối với các nội dung vượt thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp việc giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thực hiện các dự án bất động sản thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương….
Rà soát văn bản QPPL thuộc thẩm quyền của Thủ tướng
Tại văn bản 7705/VPCP-PL, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang bộ, chỉ đạo rà soát các văn bản thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ đang còn hiệu lực để phát hiện những văn bản có nội dung chứa quy phạm pháp luật nhưng hình thức không phải văn bản quy phạm pháp luật; nội dung không còn phù hợp quy định pháp luật hiện hành hoặc không phù hợp với thực tiễn để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả rà soát, đề xuất xử lý trong quý I năm 2023.
Tổ chức lại một số vụ, cục thuộc Bộ Y tế
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15/11/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế trong đó tổ chức lại một số vụ, cục thuộc Bộ Y tế.
Trước đây, Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 quy định Bộ Y tế có 23 tổ chức, trong đó có 20 tổ chức giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Nay Nghị định số 95/2022/NĐ-CP quy định Bộ Y tế có 21 tổ chức, trong đó có 18 tổ chức giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Trong đó, Nghị định 95/2022/NĐ-CP giữ nguyên 16 tổ chức có chức năng quản lý nhà nước của Bộ Y tế gồm: 1- Vụ Bảo hiểm y tế; 2- Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em; 3- Vụ Tổ chức cán bộ; 4- Vụ Kế hoạch - Tài chính; 5- Vụ Pháp chế; 6- Vụ Hợp tác quốc tế; 7- Văn phòng Bộ; 8- Thanh tra Bộ; 9- Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo; 10- Cục Y tế dự phòng; 11- Cục Phòng, chống HIV/AIDS; 12- Cục Quản lý Môi trường y tế; 13- Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; 14- Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền; 15- Cục Quản lý Dược; 16- Cục An toàn thực phẩm.
Đồng thời, giữ nguyên Viện Chiến lược và Chính sách y tế; Báo Sức khỏe và Đời sống.
Nghị định 95/2022/NĐ-CP tổ chức lại một số tổ chức như: Tổng cục Dân số chuyển thành Cục Dân số. Không duy trì Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng, Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Cục Công nghệ thông tin, Tạp chí Y Dược học. Thành lập Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế và Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia.
Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Quyết định số 1415/QĐ-TTg ngày 14/11/2022 phê duyệt Đề án "Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030".
Mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn; khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạnh mẽ vào chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối hàng hóa toàn cầu, xuất khẩu trực tiếp vào các mạng phân phối nước ngoài trên cơ sở phát huy thế mạnh và khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Đồng thời, xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược chặt chẽ giữa doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam với các mạng phân phối nước ngoài trên các kênh xuất khẩu truyền thống và kênh thương mại điện tử, hướng tới mô hình sản xuất - xuất khẩu - phân phối ổn định, bền vững.