CTTĐT - Nhằm đánh giá kết quả triển khai các Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) và các chính sách hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản, giai đoạn 2021-2025, chiều ngày 16/4, Tổ công tác số 1 do đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái dẫn đầu đã thăm và kiểm tra thực tế một số mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực tại huyện Trấn Yên. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, cùng lãnh đạo một số địa phương trong tỉnh.
Đoàn công tác thăm các mô hình nuôi tằm của một số HTX dâu tằm tại thôn Trúc Đình, xã Việt Thành
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy cùng đoàn công tác đã đến thăm mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm gà đồi Trấn Yên của hợp tác xã (HTX) chăn nuôi gà thương phẩm MQ tại thôn 7, xã Minh Quán, quy mô 40.000 con/lứa. HTX và 48 hộ liên kết theo chuỗi giá trị, đã xuất bán trên 480.000 con gà thương phẩm, doanh thu đạt 54 tỷ, lợi nhuận đạt trên 5,4 tỷ. Hiện HTX đang tiêu thụ tại 2 thị trường lớn là Hà Nội và Phú Thọ. Đây là mô hình dự án thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM với tổng kinh phí thực hiện là gần 5,5 tỷ đồng. Trong đó kinh phí hỗ trợ từ Chương trình MTQG xây dựng NTM gần 2,8 tỷ đồng, còn lại là nguồn đối ứng và nguồn hợp pháp khác.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy cùng đoàn công tác đã đến thăm mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm gà đồi Trấn Yên
Tiếp đó đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy và đoàn công tác đã tới thăm mô hình cơ sở giết mổ gà thịt liên kết với Công ty TNHH MTV dịch vụ và chăn nuôi gà đồi Yên Bái tại tổ dân phố số 11, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên. Cơ sở giết mổ, đã được cấp Giấy chứng nhận vệ sinh thú y (của Chi cục chăn nuôi Thú y tỉnh) trên diện tích 160m2, công suất 1.000 con/ngày.
Công ty TNHH một thành viên dịch vụ và chăn nuôi gà đồi Yên Bái liên kết trong sản xuất và chế biến tiêu thụ sản phẩm, xuất bán ra thị trường. Năm 2023 Công ty cùng 20 hộ liên kết đã xuất bán trên 180.000 con gà Minh Dư, gà Móng, gà mía thương phẩm, doanh thu đạt trên 30 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 3 tỷ đồng.
Cơ sở giết mổ gà tập trung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Qua kiểm tra thực tế, đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao hiệu quả của 2 mô hình, hình thành được khu chăn nuôi, giết mổ tập trung, cách xa khu dân cư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nắm bắt nhu cầu của thị trường mang lại giá trị kinh tế cao cho các thành viên HTX và hộ dân liên kết.
Đến thăm vùng trồng dâu nuôi tằm tập trung tại thôn Lan Đình, xã Việt Thành và các mô hình nuôi tằm của một số HTX dâu tằm tại thôn Trúc Đình, xã Việt Thành, đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao cách làm mới, sáng tạo của địa phương cũng như sự thay đổi tư duy, phương pháp trồng dâu nuôi tằm của các hộ dân trên địa bàn khi đã biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), thâm canh cây dâu để nâng cao giá trị cho nghề trồng dâu nuôi tằm. Tham gia vào Dự án, người dân còn được hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật nuôi tằm trên khay trượt. Đây là một trong những phương pháp mới đã được áp dụng tại một số tỉnh và mang lại hiệu quả so với cách nuôi tằm truyền thống.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy chia sẻ về tầm quan trọng của liên kết sản xuất trong trồng dâu, nuôi tằm
Đoàn công tác thăm các mô hình nuôi tằm của một số HTX dâu tằm tại thôn Trúc Đình, xã Việt Thành
Nhấn mạnh hiệu quả từ nghề trồng dâu nuôi tằm mang lại không chỉ giúp người dân có thu nhập cao mà còn tạo việc làm cho rất nhiều lao động địa phương, đồng chí đề nghị huyện Trấn Yên cũng như các huyện khác trên địa bàn tỉnh tiếp tục đầu tư phát triển nghề trồng dâu nuôi nằm theo hướng thâm canh và liên kết theo chuỗi bền vững để vừa phát huy, tận dụng thế mạnh của địa phương, vừa tạo việc làm, tăng thu nhập xóa đói giảm nghèo cho người dân trên địa bàn.
Sau khi thăm các mô hình nuôi tằm, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cùng đoàn công tác đã tới tham quan nhà máy ươm tơ tự động của Công ty Cổ phần dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp. Công ty tham gia chuỗi liên kết tiêu thụ và chế biến sản phẩm. Sợi tơ được xuất khẩu sang các thị trướng Ấn Độ, EU, Nhật Bản, tạo việc làm tại chỗ cho hơn 160 lao động với mức thu nhập bình quân 6-10 triệu đồng/người/tháng. Tại đây đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã thăm hỏi, động viên người lao động viên người lao động trong công ty. Đồng thời đồng chí mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư máy móc, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp tục phát huy hiệu quả của chuỗi liên kết bền vững từ khâu cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm, qua đó mở rộng thị trường tiêu thụ, không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Tỉnh sẽ tiếp tục nghiên cứu và ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã trong liên kết sản xuất theo chuỗi giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác tham quan nhà máy ươm tơ tự động của Công ty Cổ phần dâu tằm tơ Yên Bái
Đến thăm và làm việc với xã Hồng Ca, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác đã đến thăm mô hình trồng dâu nuôi tằm của bà Nguyễn Thị Chanh, thôn Bản Chiềng xã Hồng Ca. Trước đây, gia đình bà Chanh là hộ nghèo song được sự quan tâm từ các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, được tiếp cận với các kỹ thuật về trồng dâu nuôi tằm mà hơn một năm trở lại đây, gia đình bà Chanh đã có thu nhập từ 15 – 20 triệu đồng/tháng từ trồng dâu nuôi tằm, vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ có kinh tế khá của địa phương.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm mô hình trồng dâu nuôi tằm của bà Nguyễn Thị Chanh, thôn Bản Chiềng, xã Hồng Ca
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy phát biểu tại buổi làm việc với xã Hồng Ca
Làm việc với Đảng bộ và chính quyền xã Hồng Ca, đồng chí Bí Thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy đánh giá cao và chúc mừng những kết quả mà xã đã đạt được trong thời gian qua. Xuất phát từ xã đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên, với sự quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân cùng với sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, của huyện, năm 2019 xã Hồng Ca được công nhận xã đạt chuẩn xã nông thôn mới. Đến nay, xã Hồng Ca đã có 7 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu, đạt 53,8%. Hết năm 2023, số hộ nghèo trên địa bàn xã còn 85 hộ, tỷ lệ hộ nghèo còn lại 5,72%. Số hộ cận nghèo còn lại 140 hộ, tỷ lệ hộ cận nghèo còn lại 9,43%. Xã đã thực hiện được 02 Dự án về phát triển sản xuất cộng đồng ở thôn Bản Khun và Bản Chiềng là Dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu, bò vỗ béo và Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trồng dâu nuôi tằm... Xã Hồng Ca phấn đấu hết năm 2024 đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy nhấn mạnh kinh nghiệm trong xây dựng NTM của xã Hồng Ca rất đáng để các địa phương khác học tập. Trong đó có rất nhiều cách làm hay, sáng tạo trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vận động nhân dân tham gia các phong trào thi đua…Thành công của xã Hồng Ca chính là kết quả của sự năng nổ, nhiệt tình, hết lòng hết sức vì nhân dân của cán bộ, đảng viên, người có uy tín trong cộng đồng. Xã xây dựng được các chương trình, kế hoạch bài bản, đồng bộ; lựa chọn việc dễ làm trước, khó làm sau; huy động lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; xây dựng thành công nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị xã Hồng Ca tiếp tục phát huy những kết quả đạt được hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, chỉ số hạnh phúc của nhân dân các dân tộc trên địa bàn.
1641 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm đánh giá kết quả triển khai các Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) và các chính sách hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản, giai đoạn 2021-2025, chiều ngày 16/4, Tổ công tác số 1 do đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái dẫn đầu đã thăm và kiểm tra thực tế một số mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực tại huyện Trấn Yên. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, cùng lãnh đạo một số địa phương trong tỉnh.Đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy cùng đoàn công tác đã đến thăm mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm gà đồi Trấn Yên của hợp tác xã (HTX) chăn nuôi gà thương phẩm MQ tại thôn 7, xã Minh Quán, quy mô 40.000 con/lứa. HTX và 48 hộ liên kết theo chuỗi giá trị, đã xuất bán trên 480.000 con gà thương phẩm, doanh thu đạt 54 tỷ, lợi nhuận đạt trên 5,4 tỷ. Hiện HTX đang tiêu thụ tại 2 thị trường lớn là Hà Nội và Phú Thọ. Đây là mô hình dự án thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM với tổng kinh phí thực hiện là gần 5,5 tỷ đồng. Trong đó kinh phí hỗ trợ từ Chương trình MTQG xây dựng NTM gần 2,8 tỷ đồng, còn lại là nguồn đối ứng và nguồn hợp pháp khác.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy cùng đoàn công tác đã đến thăm mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm gà đồi Trấn Yên
Tiếp đó đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy và đoàn công tác đã tới thăm mô hình cơ sở giết mổ gà thịt liên kết với Công ty TNHH MTV dịch vụ và chăn nuôi gà đồi Yên Bái tại tổ dân phố số 11, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên. Cơ sở giết mổ, đã được cấp Giấy chứng nhận vệ sinh thú y (của Chi cục chăn nuôi Thú y tỉnh) trên diện tích 160m2, công suất 1.000 con/ngày.
Công ty TNHH một thành viên dịch vụ và chăn nuôi gà đồi Yên Bái liên kết trong sản xuất và chế biến tiêu thụ sản phẩm, xuất bán ra thị trường. Năm 2023 Công ty cùng 20 hộ liên kết đã xuất bán trên 180.000 con gà Minh Dư, gà Móng, gà mía thương phẩm, doanh thu đạt trên 30 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 3 tỷ đồng.
Cơ sở giết mổ gà tập trung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Qua kiểm tra thực tế, đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao hiệu quả của 2 mô hình, hình thành được khu chăn nuôi, giết mổ tập trung, cách xa khu dân cư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nắm bắt nhu cầu của thị trường mang lại giá trị kinh tế cao cho các thành viên HTX và hộ dân liên kết.
Đến thăm vùng trồng dâu nuôi tằm tập trung tại thôn Lan Đình, xã Việt Thành và các mô hình nuôi tằm của một số HTX dâu tằm tại thôn Trúc Đình, xã Việt Thành, đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao cách làm mới, sáng tạo của địa phương cũng như sự thay đổi tư duy, phương pháp trồng dâu nuôi tằm của các hộ dân trên địa bàn khi đã biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), thâm canh cây dâu để nâng cao giá trị cho nghề trồng dâu nuôi tằm. Tham gia vào Dự án, người dân còn được hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật nuôi tằm trên khay trượt. Đây là một trong những phương pháp mới đã được áp dụng tại một số tỉnh và mang lại hiệu quả so với cách nuôi tằm truyền thống.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy chia sẻ về tầm quan trọng của liên kết sản xuất trong trồng dâu, nuôi tằm
Đoàn công tác thăm các mô hình nuôi tằm của một số HTX dâu tằm tại thôn Trúc Đình, xã Việt Thành
Nhấn mạnh hiệu quả từ nghề trồng dâu nuôi tằm mang lại không chỉ giúp người dân có thu nhập cao mà còn tạo việc làm cho rất nhiều lao động địa phương, đồng chí đề nghị huyện Trấn Yên cũng như các huyện khác trên địa bàn tỉnh tiếp tục đầu tư phát triển nghề trồng dâu nuôi nằm theo hướng thâm canh và liên kết theo chuỗi bền vững để vừa phát huy, tận dụng thế mạnh của địa phương, vừa tạo việc làm, tăng thu nhập xóa đói giảm nghèo cho người dân trên địa bàn.
Sau khi thăm các mô hình nuôi tằm, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cùng đoàn công tác đã tới tham quan nhà máy ươm tơ tự động của Công ty Cổ phần dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp. Công ty tham gia chuỗi liên kết tiêu thụ và chế biến sản phẩm. Sợi tơ được xuất khẩu sang các thị trướng Ấn Độ, EU, Nhật Bản, tạo việc làm tại chỗ cho hơn 160 lao động với mức thu nhập bình quân 6-10 triệu đồng/người/tháng. Tại đây đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã thăm hỏi, động viên người lao động viên người lao động trong công ty. Đồng thời đồng chí mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư máy móc, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp tục phát huy hiệu quả của chuỗi liên kết bền vững từ khâu cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm, qua đó mở rộng thị trường tiêu thụ, không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Tỉnh sẽ tiếp tục nghiên cứu và ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã trong liên kết sản xuất theo chuỗi giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác tham quan nhà máy ươm tơ tự động của Công ty Cổ phần dâu tằm tơ Yên Bái
Đến thăm và làm việc với xã Hồng Ca, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác đã đến thăm mô hình trồng dâu nuôi tằm của bà Nguyễn Thị Chanh, thôn Bản Chiềng xã Hồng Ca. Trước đây, gia đình bà Chanh là hộ nghèo song được sự quan tâm từ các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, được tiếp cận với các kỹ thuật về trồng dâu nuôi tằm mà hơn một năm trở lại đây, gia đình bà Chanh đã có thu nhập từ 15 – 20 triệu đồng/tháng từ trồng dâu nuôi tằm, vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ có kinh tế khá của địa phương.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm mô hình trồng dâu nuôi tằm của bà Nguyễn Thị Chanh, thôn Bản Chiềng, xã Hồng Ca
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy phát biểu tại buổi làm việc với xã Hồng Ca
Làm việc với Đảng bộ và chính quyền xã Hồng Ca, đồng chí Bí Thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy đánh giá cao và chúc mừng những kết quả mà xã đã đạt được trong thời gian qua. Xuất phát từ xã đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên, với sự quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân cùng với sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, của huyện, năm 2019 xã Hồng Ca được công nhận xã đạt chuẩn xã nông thôn mới. Đến nay, xã Hồng Ca đã có 7 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu, đạt 53,8%. Hết năm 2023, số hộ nghèo trên địa bàn xã còn 85 hộ, tỷ lệ hộ nghèo còn lại 5,72%. Số hộ cận nghèo còn lại 140 hộ, tỷ lệ hộ cận nghèo còn lại 9,43%. Xã đã thực hiện được 02 Dự án về phát triển sản xuất cộng đồng ở thôn Bản Khun và Bản Chiềng là Dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu, bò vỗ béo và Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trồng dâu nuôi tằm... Xã Hồng Ca phấn đấu hết năm 2024 đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy nhấn mạnh kinh nghiệm trong xây dựng NTM của xã Hồng Ca rất đáng để các địa phương khác học tập. Trong đó có rất nhiều cách làm hay, sáng tạo trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vận động nhân dân tham gia các phong trào thi đua…Thành công của xã Hồng Ca chính là kết quả của sự năng nổ, nhiệt tình, hết lòng hết sức vì nhân dân của cán bộ, đảng viên, người có uy tín trong cộng đồng. Xã xây dựng được các chương trình, kế hoạch bài bản, đồng bộ; lựa chọn việc dễ làm trước, khó làm sau; huy động lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; xây dựng thành công nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị xã Hồng Ca tiếp tục phát huy những kết quả đạt được hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, chỉ số hạnh phúc của nhân dân các dân tộc trên địa bàn.