CTTĐT - Ngày 23/4, Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể”. Hội thảo do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp tổ chức tại Hà Nội và trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.
Tính đến hết năm 2023, cả nước có 30.698 hợp tác xã, 137 Liên hiệp hợp tác xã và 71.500 tổ hợp tác. So với năm 2022, tổng số hợp tác xã năm 2023 tăng 1.261 hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã tăng 7 Liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác tăng 700 tổ hợp tác. Số Hợp tác xã thành lập mới năm 2023 là 2.986 hợp tác xã, bình quân 250 hợp tác xã thành lập mới/tháng.
Thời gian qua, để hỗ trợ hợp tác xã phát triển, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015, Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ. Bên cạnh đó, Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đang triển khai nhiều chính sách tín dựng ưu đãi của Nhà nước trong đó Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã được vay ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030. Đến cuối tháng 2/2024, tín dụng đối với hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã đạt 6.024 tỷ đồng, cho khoảng 1.200 hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã,
Tại tỉnh Yên Bái, hết tháng 3/2024, toàn tỉnh có 738 HTX và 5.310 tổ hợp tác hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực. Khu vực kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh thu hút khoảng 60.000 thành viên tham gia, tạo việc làm thường xuyên cho hàng chục ngàn lao động; hoạt động của khu vực KTTT tỉnh góp phần quan trọng vào phong trào xây dựng nông mới ở địa phương và sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Yên Bái, đến hết tháng 3/2024, dư nợ cho vay đối với khu vực KTTT là 307,53 tỷ đồng (của 45 HTX), chiếm 0,74% so với tổng dư nợ cho vay trên toàn địa bàn, chiếm khoảng 6,0% tổng số HTX toàn tỉnh được vay vốn.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã phân tích, đưa ra những khó khăn, vướng mắc hiện khu vực KTTT đang gặp phải như: các chính sách chủ yếu tập trung hỗ trợ, ưu đãi đối với HTX, Liên hiệp HTX lĩnh vực nông nghiệp; số lượng các HTX tiếp cận các chính sách của Nhà nước đặc biệt là chính sách về hỗ trợ tín dụng và chính sách giao đất, cho thuê đất rất ít; ngân sách Nhà nước chưa cân đối, bố trí được nguồn riêng, kinh phí hỗ trợ lồng ghép vào nhiều chương trình, nguồn lực hạn hẹp, thấp xa so với yêu cầu; tiêu chí HTX thụ hưởng còn chưa phù hợp, thủ tục hành chính phức tạp, chưa phù hợp với thực tiễn từng địa phương, không xuất phát từ nhu cầu, năng lực của các HTX; chưa có cơ chế đặc thù cho các HTX trong việc sử dụng ngân sách, gây khó khăn trong triển khai; năng lực và kinh nghiệm của bộ máy quản lý nhà nước và các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ, tư vấn cho các HTX chưa đáp ứng yêu cầu…
Giải đáp, tháo gỡ khó khăn cho các HTX, Liên hiệp HTX, tổ hợp tác, các bộ, ngành liên quan đã đưa ra nhiều giải pháp như: cần tăng cường công tác đào tạo bài bản, chuyên sâu nhằm nâng cao năng lực quản trị, điều hành, công tác hoạch định chiến lược, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng báo cáo tài chính, lập dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh và hồ sơ vay vốn hiệu quả, khả thi cho cán bộ, nhất là người đứng đầu HTX; thu hút lao động trẻ, nguồn nhân lực có chất lượng làm việc cho HTX, từ đó nâng cao năng lực nội tại của các HTX. Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, hữu cơ, GlobalGap, VietGAP... đáp ứng nhu cầu của thị trường; chủ động tham gia liên kết chuỗi giá trị, tham gia phát triển vùng nguyên liệu và hình thành liên kết chuỗi; xây dựng mã số vùng trồng gắn với phát triển vùng nguyên liệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong quản trị điều hành và hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX. Chủ động tiếp cận thị trường trong và ngoài nước thông qua các chương trình, dự án về xúc tiến thương mại của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
1603 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 23/4, Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể”. Hội thảo do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp tổ chức tại Hà Nội và trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.Tính đến hết năm 2023, cả nước có 30.698 hợp tác xã, 137 Liên hiệp hợp tác xã và 71.500 tổ hợp tác. So với năm 2022, tổng số hợp tác xã năm 2023 tăng 1.261 hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã tăng 7 Liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác tăng 700 tổ hợp tác. Số Hợp tác xã thành lập mới năm 2023 là 2.986 hợp tác xã, bình quân 250 hợp tác xã thành lập mới/tháng.
Thời gian qua, để hỗ trợ hợp tác xã phát triển, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015, Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ. Bên cạnh đó, Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đang triển khai nhiều chính sách tín dựng ưu đãi của Nhà nước trong đó Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã được vay ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030. Đến cuối tháng 2/2024, tín dụng đối với hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã đạt 6.024 tỷ đồng, cho khoảng 1.200 hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã,
Tại tỉnh Yên Bái, hết tháng 3/2024, toàn tỉnh có 738 HTX và 5.310 tổ hợp tác hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực. Khu vực kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh thu hút khoảng 60.000 thành viên tham gia, tạo việc làm thường xuyên cho hàng chục ngàn lao động; hoạt động của khu vực KTTT tỉnh góp phần quan trọng vào phong trào xây dựng nông mới ở địa phương và sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Yên Bái, đến hết tháng 3/2024, dư nợ cho vay đối với khu vực KTTT là 307,53 tỷ đồng (của 45 HTX), chiếm 0,74% so với tổng dư nợ cho vay trên toàn địa bàn, chiếm khoảng 6,0% tổng số HTX toàn tỉnh được vay vốn.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã phân tích, đưa ra những khó khăn, vướng mắc hiện khu vực KTTT đang gặp phải như: các chính sách chủ yếu tập trung hỗ trợ, ưu đãi đối với HTX, Liên hiệp HTX lĩnh vực nông nghiệp; số lượng các HTX tiếp cận các chính sách của Nhà nước đặc biệt là chính sách về hỗ trợ tín dụng và chính sách giao đất, cho thuê đất rất ít; ngân sách Nhà nước chưa cân đối, bố trí được nguồn riêng, kinh phí hỗ trợ lồng ghép vào nhiều chương trình, nguồn lực hạn hẹp, thấp xa so với yêu cầu; tiêu chí HTX thụ hưởng còn chưa phù hợp, thủ tục hành chính phức tạp, chưa phù hợp với thực tiễn từng địa phương, không xuất phát từ nhu cầu, năng lực của các HTX; chưa có cơ chế đặc thù cho các HTX trong việc sử dụng ngân sách, gây khó khăn trong triển khai; năng lực và kinh nghiệm của bộ máy quản lý nhà nước và các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ, tư vấn cho các HTX chưa đáp ứng yêu cầu…
Giải đáp, tháo gỡ khó khăn cho các HTX, Liên hiệp HTX, tổ hợp tác, các bộ, ngành liên quan đã đưa ra nhiều giải pháp như: cần tăng cường công tác đào tạo bài bản, chuyên sâu nhằm nâng cao năng lực quản trị, điều hành, công tác hoạch định chiến lược, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng báo cáo tài chính, lập dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh và hồ sơ vay vốn hiệu quả, khả thi cho cán bộ, nhất là người đứng đầu HTX; thu hút lao động trẻ, nguồn nhân lực có chất lượng làm việc cho HTX, từ đó nâng cao năng lực nội tại của các HTX. Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, hữu cơ, GlobalGap, VietGAP... đáp ứng nhu cầu của thị trường; chủ động tham gia liên kết chuỗi giá trị, tham gia phát triển vùng nguyên liệu và hình thành liên kết chuỗi; xây dựng mã số vùng trồng gắn với phát triển vùng nguyên liệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong quản trị điều hành và hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX. Chủ động tiếp cận thị trường trong và ngoài nước thông qua các chương trình, dự án về xúc tiến thương mại của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
Các bài khác
- Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh yêu cầu chủ động ứng phó với mưa dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh (23/04/2024)
- Yên Bái: Tiếp tục hỗ trợ khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng (23/04/2024)
- Giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, HTX trên địa bàn huyện Trấn Yên, Yên Bình và thành phố Yên Bái (21/04/2024)
- Yên Bình gặp mặt doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà đầu tư năm 2024 (20/04/2024)
- Phạt 90 triệu đồng và tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc (19/04/2024)
- Cục Thuế tỉnh Yên Bái phấn đấu hoàn thành kế hoạch đăng ký triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền (19/04/2024)
- Dông lốc gây thiệt hại 1,3 tỷ đồng tại Lục Yên (18/04/2024)
- Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị xã Cảm Ân, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (17/04/2024)
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh kiểm tra mô hình phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ (17/04/2024)
- Cảnh báo dông, tố, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ tại tỉnh Yên Bái (17/04/2024)
Xem thêm »