Trong hơn 200 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý liên quan đến nhiều hoạt động của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Yên Bái phục vụ cho chiến dịch Điện Biên phủ giai đoạn 1952 -1954, có những hiện vật, tài liệu văn bản, hình ảnh lần đầu tiên được công bố.
Bức ảnh thanh niên xung phong và nhân dân sửa đèo Lũng Lô, đảm bảo thông suốt vào chiến dịch
Những hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của giai đoạn lịch sử cách đây hơn 70 năm, đã tái hiện lại khí thế hào hùng của nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái góp công cùng với cả nước làm nên một Chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Ông Lý Kim Khoa, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái cho biết, các hiện vật sưu tầm được rất đa dạng, từ súng trường, súng tiểu liên, những chiếc áo chấn thủ, bao tải gùi gạo đến những lá cờ thi đua của quân và dân Yên Bái trong giai đoạn 1952 - 1954… Trong đó có những tư liệu quý như lá cờ đuôi nheo thêu năm 1953 của Ban chỉ huy công trường đường 13 trao tặng cho lực lượng thanh niên xung phong phục vụ tại đèo Lũng Lô.
"Cờ đuôi nheo lúc ấy chuyên sử dụng để hướng dẫn các đoàn xe chở vũ khí, đạn dược vượt đèo Lũng Lô, sang Cò Nòi và lên Điện Biên Phủ. Các hiện vật ở đây rất có giá trị vì nó gắn với các chiến sỹ", ông Khoa cho biết thêm.
Ngược dòng lịch sử, 70 năm trước, trước âm mưu và thủ đoạn của thực dân Pháp, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp bàn và ra Nghị quyết thông qua kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953 – 1954. Tỉnh Yên Bái thời điểm đó được Đảng và Chính phủ giao cho mở đường 13 từ bến Phà Hiên (Tuyên Quang) đi Ba Khe lên đèo Lũng Lô. Với khí thế xung trận, quyết tâm phục vụ kháng chiến, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã tích cực tham gia bàn kế hoạch tác chiến chuẩn bị cho chiến dịch Đông Xuân.
Hiện vật còn lại hôm nay đó là chỉ thị số 15 cuả Ban chấp hành tỉnh Yên Bái về việc hoàn thành giảm tô vụ chiêm, thực hiện giảm tức, năm 1953; Nghị quyết của Ban chấp hành tỉnh Yên Bái ngày 2/5/1953 về thành lập Ban cán sự Công trường sửa đường 13…
Bà Hoàng Thị Thanh Thủy, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Yên Bái chia sẻ: "Tài liệu thì có rất nhiều tài liệu quý nói đến thành tích của quân và dân tỉnh Yên Bái góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong đó có những Nghị quyết của Tỉnh ủy và những văn bản, công văn của Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Yên Bái báo cáo Chính phủ quyên góp tiền mua lương thực, thực phẩm phục vụ cho chiến dịch..."
Những trang báo tường 70 năm trước
Hơn 200 tài liệu, hình ảnh, hiện vật quý được ngành chức năng ở Yên Bái sưu tầm còn có cả giấy tặng thóc của ông chủ điền cho kháng chiến; kịch bản viết bằng tay tuyên truyền vận động tòng quân; cả những tờ báo tường phát động phong trào thi đua tăng năng suất ngay tại công trường.
"Khi đọc những tài liệu quý về thành tích của quân và dân tỉnh Yên Bái đối với chiến dịch Điện Biên Phủ chúng tôi khâm phục và tự hào về tình thần quyết tâm, quyết chiến, quyết thắng. Chúng tôi những người làm công tác lưu trữ rất muốn lan tỏa, giới thiệu với nhân dân và du khách", bà Hoàng Thị Thanh Thủy, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Yên Bái cho biết thêm.
Giấy tặng thóc của chủ điền cho kháng chiến
Tất cả những kỉ vật thiêng liêng này sẽ được Bảo tàng tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Yên Bái tổ chức trưng bày tại khuôn viên của Bảo tàng tỉnh Yên Bái nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ để nhân dân địa phương và du khách hiểu rõ hơn về những đóng góp của quân và dân tỉnh Yên Bái trong chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
649 lượt xem
Theo VOV
Trong hơn 200 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý liên quan đến nhiều hoạt động của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Yên Bái phục vụ cho chiến dịch Điện Biên phủ giai đoạn 1952 -1954, có những hiện vật, tài liệu văn bản, hình ảnh lần đầu tiên được công bố.Những hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của giai đoạn lịch sử cách đây hơn 70 năm, đã tái hiện lại khí thế hào hùng của nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái góp công cùng với cả nước làm nên một Chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Ông Lý Kim Khoa, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái cho biết, các hiện vật sưu tầm được rất đa dạng, từ súng trường, súng tiểu liên, những chiếc áo chấn thủ, bao tải gùi gạo đến những lá cờ thi đua của quân và dân Yên Bái trong giai đoạn 1952 - 1954… Trong đó có những tư liệu quý như lá cờ đuôi nheo thêu năm 1953 của Ban chỉ huy công trường đường 13 trao tặng cho lực lượng thanh niên xung phong phục vụ tại đèo Lũng Lô.
"Cờ đuôi nheo lúc ấy chuyên sử dụng để hướng dẫn các đoàn xe chở vũ khí, đạn dược vượt đèo Lũng Lô, sang Cò Nòi và lên Điện Biên Phủ. Các hiện vật ở đây rất có giá trị vì nó gắn với các chiến sỹ", ông Khoa cho biết thêm.
Ngược dòng lịch sử, 70 năm trước, trước âm mưu và thủ đoạn của thực dân Pháp, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp bàn và ra Nghị quyết thông qua kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953 – 1954. Tỉnh Yên Bái thời điểm đó được Đảng và Chính phủ giao cho mở đường 13 từ bến Phà Hiên (Tuyên Quang) đi Ba Khe lên đèo Lũng Lô. Với khí thế xung trận, quyết tâm phục vụ kháng chiến, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã tích cực tham gia bàn kế hoạch tác chiến chuẩn bị cho chiến dịch Đông Xuân.
Hiện vật còn lại hôm nay đó là chỉ thị số 15 cuả Ban chấp hành tỉnh Yên Bái về việc hoàn thành giảm tô vụ chiêm, thực hiện giảm tức, năm 1953; Nghị quyết của Ban chấp hành tỉnh Yên Bái ngày 2/5/1953 về thành lập Ban cán sự Công trường sửa đường 13…
Bà Hoàng Thị Thanh Thủy, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Yên Bái chia sẻ: "Tài liệu thì có rất nhiều tài liệu quý nói đến thành tích của quân và dân tỉnh Yên Bái góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong đó có những Nghị quyết của Tỉnh ủy và những văn bản, công văn của Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Yên Bái báo cáo Chính phủ quyên góp tiền mua lương thực, thực phẩm phục vụ cho chiến dịch..."
Những trang báo tường 70 năm trước
Hơn 200 tài liệu, hình ảnh, hiện vật quý được ngành chức năng ở Yên Bái sưu tầm còn có cả giấy tặng thóc của ông chủ điền cho kháng chiến; kịch bản viết bằng tay tuyên truyền vận động tòng quân; cả những tờ báo tường phát động phong trào thi đua tăng năng suất ngay tại công trường.
"Khi đọc những tài liệu quý về thành tích của quân và dân tỉnh Yên Bái đối với chiến dịch Điện Biên Phủ chúng tôi khâm phục và tự hào về tình thần quyết tâm, quyết chiến, quyết thắng. Chúng tôi những người làm công tác lưu trữ rất muốn lan tỏa, giới thiệu với nhân dân và du khách", bà Hoàng Thị Thanh Thủy, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Yên Bái cho biết thêm.
Giấy tặng thóc của chủ điền cho kháng chiến
Tất cả những kỉ vật thiêng liêng này sẽ được Bảo tàng tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Yên Bái tổ chức trưng bày tại khuôn viên của Bảo tàng tỉnh Yên Bái nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ để nhân dân địa phương và du khách hiểu rõ hơn về những đóng góp của quân và dân tỉnh Yên Bái trong chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.