CTTĐT - Chiến thắng 30/4/1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đó là biểu tượng sáng ngời của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đỉnh cao của khí phách và trí tuệ của con người Việt Nam.
Trưa 30/4/1975, xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, sào huyệt cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh tư liệu
Kể từ ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, cả dân tộc kiên cường chiến đấu hy sinh để đi tới thắng lợi trọn vẹn “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, “Bắc Nam sum họp”… Chiến thắng 30/4 là chiến thắng của nội lực Việt Nam, của truyền thống văn hoá dân tộc, của sự lãnh đạo tài tình, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, đồng thời là sự ủng hộ giúp đỡ chí tình của bạn bè quốc tế, của các nước Xã hội chủ nghĩa anh em, của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, trong đó có nhân dân Mỹ.
Với mỗi người Việt Nam, ngày 30/4/1975 là một ngày lịch sử trọng đại. Đó là ngày mà chiến tranh dần đi vào dĩ vãng, đất nước sạch bóng thù xâm lược, hoà bình trở lại trên toàn cõi Việt Nam. Đó là ngày đoàn tụ: Non sông thu về một mối, Bắc – Nam liền một dải; đất nước chung tay xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Để sớm kết thúc chiến tranh, theo đề nghị của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, trong hai năm 1973 - 1974 và đến đầu năm 1975, Bộ Chính trị đã phê chuẩn việc thành lập các quân đoàn: Quân đoàn 1 (10/1973), Quân đoàn 2 (5/1974), Quân đoàn 4 (7/1974), Đoàn 232 (tương đương quân đoàn, 2/1975), Quân đoàn 3 (3/1975), đánh dấu bước phát triển mới của Quân đội nhân dân Việt Nam cả về quy mô tổ chức và trang bị vũ khí, kỹ thuật. Quân đội ta có khả năng mở các chiến dịch tấn công bằng lực lượng binh chủng hợp thành quy mô lớn trên các hướng chiến lược, chiến dịch và đánh tiêu diệt địch với lực lượng lớn.
Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được ký kết ngày 27/1/1973 là một thắng lợi to lớn của quân và dân ta, đồng thời là một thất bại nặng nề của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Theo Hiệp định, Mỹ phải cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chấm dứt dính líu về quân sự, rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam… Tuy nhiên, với bản chất ngoan cố, đế quốc Mỹ chưa chịu từ bỏ âm mưu duy trì chế độ thực dân mới, chia cắt lâu dài đất nước ta. Trong quá trình rút quân, đế quốc Mỹ vẫn để lại nhiều sĩ quan mặc áo dân sự và giao lại cho quân đội Sài Gòn toàn bộ cơ sở vật chất, vũ khí, phương tiện chiến tranh. Dựa vào viện trợ Mỹ, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ra sức củng cố ngụy quân, ngụy quyền, liên tiếp mở các cuộc hành quân “tràn ngập lãnh thổ” lấn chiếm vùng giải phóng của ta.
Trong hai năm 1973 - 1974, quân và dân ta liên tiếp giành được thắng lợi quan trọng, làm cho cục diện chiến trường tiếp tục thay đổi có lợi cho ta. Hội nghị Bộ Chính trị, tháng 10/1974 và đầu năm 1975 đã kịp thời đánh giá đúng so sánh lực lượng giữa ta và địch trong tình hình mới, chỉ rõ sự xuất hiện thời cơ lịch sử và nêu quyết tâm chiến lược, giải phóng miền Nam, đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, ngày 4/3/1975, bộ đội ta mở chiến dịch Tây Nguyên, mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Sau một số trận đánh tạo thế và nghi binh chiến dịch, ngày 10 và 11/3/1975, quân ta tiến công bằng sức mạnh binh chủng hợp thành, giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột. Đây là trận đánh then chốt quyết định của chiến dịch, một trận điểm đúng huyệt, tiêu diệt nhiều lực lượng tinh nhuệ và khí tài chiến tranh của địch, làm rối loạn sự chỉ đạo chiến lược và đảo lộn thế phòng thủ của địch ở chiến trường Tây Nguyên. Tiếp đó, từ ngày 14/3 đến ngày 3/4/1975, quân ta tiến công tiêu diệt nhiều vị trí quân địch, giải phóng hoàn toàn tỉnh Kon Tum, Gia Lai và toàn bộ Tây Nguyên.
Sau chiến dịch Tây Nguyên nổ ra được một ngày, ngày 5/3/1975, quân ta mở chiến dịch Trị -Thiên - Huế, giải phóng tỉnh Quảng Trị (19/3); từ ngày 21 đến 26/3/1975, quân ta tiến công giải phóng thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch trên chiến trường Trị - Thiên.
Phát huy thắng lợi, từ ngày 26 đến ngày 29/3/1975, quân ta mở chiến dịch Đà Nẵng giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà và thị xã Hội An (29/3), làm thay đổi hẳn cục diện và so sánh thế trận, lực lượng ngày càng có lợi cho ta. Phối hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương, bộ đội ta tiến công giải phóng các tỉnh Bình Định, Phú Yên (1/4), Khánh Hòa (3/4), nối liền Tây Nguyên, Trị - Thiên và các tỉnh Trung Bộ.
Trên cơ sở những thắng lợi quyết định, ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị đồng ý Chiến dịch giải phóng Sài Gòn lấy tên Chiến dịch Hồ Chí Minh. Thực hiện tư tưởng chỉ đạo: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, ngày 26-4, quân ta bắt đầu nổ súng tấn công đồng loạt vào các mục tiêu, phá vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch. Ngày 28/4, một biên đội máy bay A-37 (phi đội Quyết Thắng của Không quân nhân dân Việt Nam) đã ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, làm quân địch càng thêm hoảng loạn, việc di tản bằng máy bay của chúng bị ngừng trệ. Ngày 29/4, quân ta tiến công tiêu diệt và làm tan rã các sư đoàn chủ lực số 5, 7, 25, 18 và 22 của quân đội Sài Gòn. Các binh đoàn thọc sâu tiến vào cách trung tâm thành phố Sài Gòn từ 10 đến 20 km. Đại sứ Mỹ và các nhân viên quân sự, binh lính cuối cùng của Mỹ lên máy bay trực thăng rút khỏi Sài Gòn (sáng 30/4). 5 giờ sáng ngày 30/4, quân ta mở đợt tấn công cuối cùng. Vào 10 giờ 45 phút, phân đội xe tăng thọc sâu của Quân đoàn 2 tiến vào Dinh Độc Lập. Quân ta bắt toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Cờ Tổ quốc tung bay trước tòa nhà chính của Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút. Trong hai ngày (30/4 và 1/5), bộ đội chủ lực và lực lượng vũ trang các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các Quân khu 8 và 9 nắm thời cơ, phát động quần chúng nổi dậy, tiêu diệt và làm tan rã hàng ngũ địch, giải phóng hoàn toàn các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, vùng biển và các đảo ở Tây Nam của Tổ quốc. Hơn 1 triệu quân của quân đội Sài Gòn và cả bộ máy chính quyền địch bị đập tan, chế độ thực dân mới được Mỹ dốc sức xây dựng trong hơn 20 năm với 5 đời tổng thống đã hoàn toàn sụp đổ. Chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng, miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch hợp đồng quân, binh chủng quy mô lớn nhất, giành thắng lợi to lớn nhất. Chiến dịch đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam cả về tổ chức lực lượng và trình độ chỉ huy tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng; là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam, góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước là dịp ôn lại những trang lịch sử chói lọi của dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc và đặc biệt là vai trò, ý nghĩa to lớn của Chiến thắng 30/4/1975. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12 – 1976) đã khẳng định: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.
535 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiến thắng 30/4/1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đó là biểu tượng sáng ngời của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đỉnh cao của khí phách và trí tuệ của con người Việt Nam. Kể từ ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, cả dân tộc kiên cường chiến đấu hy sinh để đi tới thắng lợi trọn vẹn “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, “Bắc Nam sum họp”… Chiến thắng 30/4 là chiến thắng của nội lực Việt Nam, của truyền thống văn hoá dân tộc, của sự lãnh đạo tài tình, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, đồng thời là sự ủng hộ giúp đỡ chí tình của bạn bè quốc tế, của các nước Xã hội chủ nghĩa anh em, của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, trong đó có nhân dân Mỹ.
Với mỗi người Việt Nam, ngày 30/4/1975 là một ngày lịch sử trọng đại. Đó là ngày mà chiến tranh dần đi vào dĩ vãng, đất nước sạch bóng thù xâm lược, hoà bình trở lại trên toàn cõi Việt Nam. Đó là ngày đoàn tụ: Non sông thu về một mối, Bắc – Nam liền một dải; đất nước chung tay xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Để sớm kết thúc chiến tranh, theo đề nghị của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, trong hai năm 1973 - 1974 và đến đầu năm 1975, Bộ Chính trị đã phê chuẩn việc thành lập các quân đoàn: Quân đoàn 1 (10/1973), Quân đoàn 2 (5/1974), Quân đoàn 4 (7/1974), Đoàn 232 (tương đương quân đoàn, 2/1975), Quân đoàn 3 (3/1975), đánh dấu bước phát triển mới của Quân đội nhân dân Việt Nam cả về quy mô tổ chức và trang bị vũ khí, kỹ thuật. Quân đội ta có khả năng mở các chiến dịch tấn công bằng lực lượng binh chủng hợp thành quy mô lớn trên các hướng chiến lược, chiến dịch và đánh tiêu diệt địch với lực lượng lớn.
Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được ký kết ngày 27/1/1973 là một thắng lợi to lớn của quân và dân ta, đồng thời là một thất bại nặng nề của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Theo Hiệp định, Mỹ phải cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chấm dứt dính líu về quân sự, rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam… Tuy nhiên, với bản chất ngoan cố, đế quốc Mỹ chưa chịu từ bỏ âm mưu duy trì chế độ thực dân mới, chia cắt lâu dài đất nước ta. Trong quá trình rút quân, đế quốc Mỹ vẫn để lại nhiều sĩ quan mặc áo dân sự và giao lại cho quân đội Sài Gòn toàn bộ cơ sở vật chất, vũ khí, phương tiện chiến tranh. Dựa vào viện trợ Mỹ, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ra sức củng cố ngụy quân, ngụy quyền, liên tiếp mở các cuộc hành quân “tràn ngập lãnh thổ” lấn chiếm vùng giải phóng của ta.
Trong hai năm 1973 - 1974, quân và dân ta liên tiếp giành được thắng lợi quan trọng, làm cho cục diện chiến trường tiếp tục thay đổi có lợi cho ta. Hội nghị Bộ Chính trị, tháng 10/1974 và đầu năm 1975 đã kịp thời đánh giá đúng so sánh lực lượng giữa ta và địch trong tình hình mới, chỉ rõ sự xuất hiện thời cơ lịch sử và nêu quyết tâm chiến lược, giải phóng miền Nam, đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, ngày 4/3/1975, bộ đội ta mở chiến dịch Tây Nguyên, mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Sau một số trận đánh tạo thế và nghi binh chiến dịch, ngày 10 và 11/3/1975, quân ta tiến công bằng sức mạnh binh chủng hợp thành, giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột. Đây là trận đánh then chốt quyết định của chiến dịch, một trận điểm đúng huyệt, tiêu diệt nhiều lực lượng tinh nhuệ và khí tài chiến tranh của địch, làm rối loạn sự chỉ đạo chiến lược và đảo lộn thế phòng thủ của địch ở chiến trường Tây Nguyên. Tiếp đó, từ ngày 14/3 đến ngày 3/4/1975, quân ta tiến công tiêu diệt nhiều vị trí quân địch, giải phóng hoàn toàn tỉnh Kon Tum, Gia Lai và toàn bộ Tây Nguyên.
Sau chiến dịch Tây Nguyên nổ ra được một ngày, ngày 5/3/1975, quân ta mở chiến dịch Trị -Thiên - Huế, giải phóng tỉnh Quảng Trị (19/3); từ ngày 21 đến 26/3/1975, quân ta tiến công giải phóng thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch trên chiến trường Trị - Thiên.
Phát huy thắng lợi, từ ngày 26 đến ngày 29/3/1975, quân ta mở chiến dịch Đà Nẵng giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà và thị xã Hội An (29/3), làm thay đổi hẳn cục diện và so sánh thế trận, lực lượng ngày càng có lợi cho ta. Phối hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương, bộ đội ta tiến công giải phóng các tỉnh Bình Định, Phú Yên (1/4), Khánh Hòa (3/4), nối liền Tây Nguyên, Trị - Thiên và các tỉnh Trung Bộ.
Trên cơ sở những thắng lợi quyết định, ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị đồng ý Chiến dịch giải phóng Sài Gòn lấy tên Chiến dịch Hồ Chí Minh. Thực hiện tư tưởng chỉ đạo: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, ngày 26-4, quân ta bắt đầu nổ súng tấn công đồng loạt vào các mục tiêu, phá vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch. Ngày 28/4, một biên đội máy bay A-37 (phi đội Quyết Thắng của Không quân nhân dân Việt Nam) đã ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, làm quân địch càng thêm hoảng loạn, việc di tản bằng máy bay của chúng bị ngừng trệ. Ngày 29/4, quân ta tiến công tiêu diệt và làm tan rã các sư đoàn chủ lực số 5, 7, 25, 18 và 22 của quân đội Sài Gòn. Các binh đoàn thọc sâu tiến vào cách trung tâm thành phố Sài Gòn từ 10 đến 20 km. Đại sứ Mỹ và các nhân viên quân sự, binh lính cuối cùng của Mỹ lên máy bay trực thăng rút khỏi Sài Gòn (sáng 30/4). 5 giờ sáng ngày 30/4, quân ta mở đợt tấn công cuối cùng. Vào 10 giờ 45 phút, phân đội xe tăng thọc sâu của Quân đoàn 2 tiến vào Dinh Độc Lập. Quân ta bắt toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Cờ Tổ quốc tung bay trước tòa nhà chính của Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút. Trong hai ngày (30/4 và 1/5), bộ đội chủ lực và lực lượng vũ trang các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các Quân khu 8 và 9 nắm thời cơ, phát động quần chúng nổi dậy, tiêu diệt và làm tan rã hàng ngũ địch, giải phóng hoàn toàn các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, vùng biển và các đảo ở Tây Nam của Tổ quốc. Hơn 1 triệu quân của quân đội Sài Gòn và cả bộ máy chính quyền địch bị đập tan, chế độ thực dân mới được Mỹ dốc sức xây dựng trong hơn 20 năm với 5 đời tổng thống đã hoàn toàn sụp đổ. Chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng, miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch hợp đồng quân, binh chủng quy mô lớn nhất, giành thắng lợi to lớn nhất. Chiến dịch đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam cả về tổ chức lực lượng và trình độ chỉ huy tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng; là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam, góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước là dịp ôn lại những trang lịch sử chói lọi của dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc và đặc biệt là vai trò, ý nghĩa to lớn của Chiến thắng 30/4/1975. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12 – 1976) đã khẳng định: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.