CTTĐT - 120 năm qua, đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã để lại cho các thế hệ đi sau tấm gương sáng ngời của một chiến sĩ cộng sản kiên cường, hiến dâng trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Phẩm chất cộng sản kiên trung và khí tiết lẫm liệt của Trần Phú trước kẻ thù đã cổ vũ các thế hệ người Việt Nam trong cuộc chiến đấu cho độc lập tự do của Tổ quốc, ấm no hạnh phúc của Nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân ta đã đấu tranh giành lại độc lập, tự do, đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa theo các mục tiêu cao cả “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Đồng chí Trần Phú đã để lại cho các thế hệ đi sau tấm gương sáng ngời của một chiến sĩ cộng sản kiên cường, hiến dâng trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc
Đồng chí Trần Phú, sinh ngày 01/5/1904, xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, tại xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên; quê xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Hà Tĩnh - Phú Yên nằm trên dải đất miền Trung, giàu truyền thống văn hóa, cách mạng; cùng với truyền thống gia đình đã dưỡng dục nên một người chiến sỹ cộng sản kiên trung, bất khuất.
Đồng chí Trần Phú - Tấm gương tiêu biểu cho lớp thanh niên yêu nước, khát khao lý tưởng và tràn đầy nhiệt huyết cách mạng
Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, hơn 4 tuổi mồ côi cha, 6 tuổi mồ côi mẹ, tuổi thơ Trần Phú đã tận mắt chứng kiến những nỗi thống khổ, bất công của các tầng lớp Nhân dân lao động dưới ách áp bức, bóc lột của chính quyền thực dân, phong kiến.
Truyền thống lịch sử, văn hóa, tinh thần cách mạng nơi sinh ra - Phú Yên và quê hương dòng tộc - Hà Tĩnh đã để lại cho Trần Phú những ấn tượng sâu sắc, góp phần bồi đắp cho người thanh niên lòng yêu quê hương, đất nước, căm ghét bọn cướp nước và bè lũ tay sai, hun đúc ý chí và tinh thần học hỏi, vươn lên tìm con đường cứu nước.
Thời gian học tập ở Trường Quốc học Huế, Trần Phú đã kết thân với nhiều bạn bè đồng hương, có cùng chí hướng như Hà Huy Tập, Hà Huy Lương, Trần Văn Tăng, Trận Mộng Bạch, Ngô Đức Diễn,… Họ lập ra nhóm “Thanh niên tu tiến hội” để cùng nhau đọc sách, trao đổi giúp đỡ nhau trong cuộc sống, được cổ vũ bởi tấm gương cựu học sinh Quốc học Huế Nguyễn Tất Thành (khi đó được biết đến với tên gọi Nguyễn Ái Quốc) với những hoạt động cách mạng đầy tiếng vang ở nước ngoài.
Năm 1922, sau khi tốt nghiệp Trường Quốc học Huế, với mục đích góp phần đào tạo lớp người có chí hướng, làm lợi cho dân, cho nước, Trần Phú chọn nghề dạy học tại Trường tiểu học Cao Xuân Dục (thành phố Vinh, Nghệ An). Với tất cả nhiệt huyết của mình, Trần Phú đã truyền cho học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất của quê hương và dân tộc.
Trần Phú bước vào con đường cách mạng là thời điểm mà các hoạt động cách mạng sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc tại Paris đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ về trong nước. Tình hình trong nước vào những năm này cũng có những chuyển biến lớn, tác động đến các thanh niên yêu nước. Ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ngày càng mạnh, thu hút nhiều phần tử tiên tiến của Hội Phục Việt, trong đó có Trần Phú. Đồng chí quyết định bỏ nghề dạy học để dấn thân vào con đường cách mạng chuyên nghiệp.
Bước ngoặt trong cuộc đời cách mạng của Trần Phú là vào cuối năm 1926, Đồng chí được cử sang Quảng Châu (Trung Quốc) bắt liên lạc với Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Tại đây, Đồng chí đã gặp Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và tham gia lớp huấn luyện cán bộ do Người trực tiếp giảng dạy. Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại khóa huấn luyện đã trang bị cho Trần Phú những kiến thức cơ bản về cách mạng vô sản, về lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin để từ một thanh niên có tư tưởng cách mạng yêu nước, Đồng chí đã chuyển sang lập trường cách mạng vô sản.
Đồng chí Trần Phú – Người dự thảo bản Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tình hình cách mạng thế giới và tình hình cách mạng ở Đông Dương diễn biến nhanh chóng. Sau khi tốt nghiệp Trường đại học Phương Đông, tháng 11/1929, Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động với cương vị là cán bộ chủ chốt của Đảng. Tháng 7/1930, Đồng chí được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự thảo Luận cương chính trị. Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng là sản phẩm trí tuệ của tập thể Ban Chấp hành Trung ương, nhưng in đậm dấu ấn cá nhân đồng chí Trần Phú trong vai trò là người trực tiếp soạn thảo.
Luận cương được hoàn thiện trên cơ sở nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là “Luận cương về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa” của Đại hội VI Quốc tế Cộng sản (năm 1928) và các văn kiện trong Hội nghị thành lập Đảng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đầu năm 1930; được tổng kết từ thực tiễn nhiều vùng công nghiệp, nông nghiệp ở miền Bắc; nghiên cứu tình hình công nhân, nông dân và phong trào quần chúng ở một số địa phương như Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Hòn Gai… Nội dung chủ yếu của Luận cương chính trị trình bày những vấn đề chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam, gồm 03 phần lớn: tình hình thế giới và cách mạng Đông Dương; những đặc điểm về tình hình ở Đông Dương; tính chất và nhiệm vụ cách mạng Đông Dương.
Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước, đặc điểm xã hội và mâu thuẫn giai cấp ở Đông Dương, dự thảo Luận cương chính trị nêu rõ tính chất cuộc cách mạng ở Đông Dương là cách mạng tư sản dân quyền. Cách mạng tư sản dân quyền là thời kỳ dự bị tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, không qua thời kỳ phát triển tư bản. Nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc, đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân. Hai nhiệm vụ ấy khăng khít với nhau không thể tách rời.
Trong cách mạng tư sản dân quyền, công nhân và nông dân là hai lực lượng chính, nhưng giai cấp công nhân phải nắm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thành công được. Đối với bọn tư bản bản xứ mang tính chất quốc gia cải lương, Đảng phải kiên quyết vạch trần tính chất nguy hiểm, lừa gạt và phá hoại phong trào cách mạng công nông. Đối với các đảng phái tiểu tư sản, Đảng có thể tạm thời hợp tác với điều kiện họ phải thật sự chống đế quốc, không ngăn trở việc tuyên truyền cộng sản trong công nông. Đảng phải luôn luôn giữ tính chất độc lập về tuyên truyền, về tổ chức của mình và phê phán tính do dự của họ.
Luận cương chỉ rõ, Đảng phải có phương pháp cách mạng trong lúc bình thường và lúc có tình thế cách mạng. Khi có tình thế trực tiếp cách mạng thì Đảng phải lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
Về thời cơ khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, dự thảo Luận cương chính trị nêu rõ: “Đến lúc sức cách mạng lên rất mạnh, giai cấp thống trị đã rung động, các giai cấp đứng giữa đã muốn bỏ về phe cách mạng, quần chúng công nông thì sôi nổi cách mạng, quyết hy sanh phấn đấu, thì Đảng phải lập tức lãnh đạo quần chúng để đánh đổ chánh phủ của địch nhân và giành lấy chính quyền cho công nông”[1].
Dự thảo Luận cương chính trị nhắc nhở nguy cơ chiến tranh đế quốc ngày càng gần, cho nên phải làm cho khẩu hiệu chống chiến tranh lan khắp và ăn sâu trong quần chúng, như khẩu hiệu “đổi chiến tranh đế quốc ra chiến tranh cách mạng”, “phản đối binh bị”…; đồng thời tăng cường công tác vận động binh lính địch, tổ chức đội tự vệ của công nông.
Về vai trò lãnh đạo của Đảng, dự thảo Luận cương chính trị nhấn mạnh: “Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có một đường chánh trị đúng, có kỷ luật, tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng, và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là đội tiền phong của giai cấp vô sản ở Đông Dương, và lãnh đạo vô sản giai cấp Đông Dương ra tranh đấu để đạt được mục đích cuối cùng của vô sản là chủ nghĩa cộng sản”[2].
Dự thảo Luận cương chính trị khẳng định: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới.
Trong điều kiện Đảng ta mới thành lập, trình độ lý luận trong Đảng còn hạn chế, bản Luận cương chính trị là một nỗ lực trong việc tiếp thu, vận dụng đường lối cách mạng thuộc địa và nửa thuộc địa của Quốc tế Cộng sản vào tình hình Đông Dương. Cống hiến lý luận của bản dự thảo Luận cương chính trị là đã làm rõ mục đích, nhiệm vụ, bước đi, động lực cách mạng, vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản và Đảng Cộng sản, tầm quan trọng của sức mạnh đoàn kết quốc tế đối với cách mạng Việt Nam. Cùng với Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị hợp nhất đầu năm 1930, Luận cương chính trị đã góp phần xác định rõ con đường phát triển của cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng vượt qua mọi thử thách đi tới thắng lợi vẻ vang.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: “Trong bản Cương lĩnh cách mạng tư sản dân quyền năm 1930, Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập, người cày có ruộng. Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số Nhân dân ta là nông dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình. Còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân - không ngừng củng cố và tăng cường”[3].
Ban Chấp hành Trung ương đã khẳng định Luận cương chính trị: “là văn kiện quan trọng của Đảng, đã vận dụng những nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa và những luận điểm cơ bản trình bày trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng”[4].
Đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, người đóng góp to lớn trong công tác xây dựng Đảng
Trong hoàn cảnh bị địch khủng bố rất ác liệt, Đồng chí Trần Phú - trên cương vị Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã cùng Ban Chấp hành Trung ương lãnh đạo thực hiện những Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ nhất với khối lượng công việc khổng lồ, quan trọng và chuẩn bị các văn kiện cho Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 3/1931). Với nội dung bàn về nhiệm vụ hiện tại của Đảng, trong đó tập trung vào việc tăng cường sức mạnh của Đảng qua vấn đề tổ chức, Án nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ hai là văn kiện in đậm những đóng góp của đồng chí Trần Phú về lý luận xây dựng Đảng.
Đồng chí Trần Phú đã lãnh đạo, trực tiếp soạn thảo và hoàn thiện các văn kiện, triển khai thực hiện việc phát triển các tổ chức đảng, các tổ chức chính trị, đoàn thể, hội quần chúng nhằm tập hợp, đoàn kết thống nhất mọi lực lượng Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hàng loạt văn kiện quan trọng được thông qua liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức đảng, công tác dân vận, công tác mặt trận, đặt nền móng cho việc thành lập Hội Phản đế đồng minh, thành lập các tổ chức: Công hội, Nông hội, Thanh niên, Phụ nữ, Hội Cứu tế đỏ. Chỉ sau một thời gian, tổ chức đảng, các đoàn thể, hội quần chúng đã có sự phát triển nhanh chóng.
Nhằm xây dựng khối đoàn kết nhất trí trên cơ sở cương lĩnh, đường lối của Đảng, Tổng Bí thư Trần Phú rất quan tâm đến vấn đề đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng, khắc phục những nhận thức lệch lạc, cơ hội, bè phái, chỉ ra những vấn đề nảy sinh từ chủ nghĩa cơ hội và khuynh hướng hòa hoãn trong Đảng. Án Nghị quyết của Trung ương toàn thể Hội nghị lần thứ hai nêu rõ hạn chế: "nền tư tưởng trong Đảng còn rất nhiều di tích tiểu tư sản, đầu cơ, biệt phái"; chưa nhận thức đúng vai trò lịch sử của giai cấp vô sản và vai trò lãnh đạo của Đảng: “còn hiểu rằng Đảng Cộng sản là đảng của quần chúng lao khổ mà không biết rằng Đảng Cộng sản chỉ là đảng của vô sản giai cấp mà thôi mà chức trách của Đảng Cộng sản là làm hướng đạo cho vô sản giai cấp làm cách mạng vô sản". Nghị quyết cũng nêu rõ: "Tuy Đảng chỉ huy cho nông dân cho hết thảy quần chúng lao khổ làm cách mạng tư sản dân quyền nhưng Đảng vẫn là đảng của vô sản giai cấp, nghĩa là đứng về lợi ích cách mạng vô sản mà chỉ huy, lấy chính sách vô sản mà chỉ huy chứ không phải là vì Đảng đại biểu lợi ích cho tiểu tư sản quần chúng, đại biểu cho xu hướng tư hữu chế độ".
Dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Trần Phú, nhiều chủ trương quan trọng về công tác tuyên truyền được quyết định: "Trong khi Đảng mới thành lập, trình độ lý luận của Đảng còn thấp kém, nền tư tưởng còn chưa vững bền, nhân tài để làm việc Đảng còn rất hiếm, vậy nên sự tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin cho chuyên cần trong Đảng và trong quần chúng vô sản là việc rất cần kíp". Để xúc tiến công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, tháng 12/1930, Đồng chí đã cùng với Ban Thường vụ Trung ương quyết định xuất bản báo Cờ vô sản và báo Cộng sản; lập Ban Tuyên truyền do một Uỷ viên Thường vụ Trung ương phụ trách.
Án nghị quyết của Trung ương toàn thể Hội nghị lần thứ hai nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường tính chất giai cấp công nhân của Đảng, nhất là trong đội ngũ lãnh đạo. Biện pháp căn bản là phải đưa những đảng viên là công nhân vào các cơ quan chỉ huy, phải xác định vấn đề đào tạo công nhân chỉ huy là một vấn đề thiết thực, quan trọng cho sự phát triển của Đảng hiện tại và tương lai. Phải thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc tổ chức Đảng. Đảng phải bao gồm những công nhân tiên tiến nhất; mỗi đảng viên phải là người hăng hái hoạt động, tham gia sinh hoạt Đảng và công việc của Đảng, trở thành một phần tử hoạt động của Đảng. Kỷ luật của Đảng là kỷ luật sắt dựa trên nguyên tắc dân chủ tập trung.
Giữ vững nguyên tắc trong xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân về tư tưởng và tổ chức, việc đề xuất những vấn đề nhằm nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng thông qua việc tăng cường tính chất giai cấp công nhân, kiên quyết chống lại chủ nghĩa cơ hội là cống hiến đóng góp có giá trị lý luận và chỉ đạo thực tiễn to lớn của đồng chí Trần Phú đối với nhiệm vụ xây dựng Đảng ở một nước tiểu nông như nước ta. Ngày nay, những quan điểm này vẫn là vấn đề thời sự trong công tác xây dựng Đảng.
Đồng chí Trần Phú cùng Ban Chấp hành Trung ương đã xây dựng và củng cố tổ chức đảng các cấp từ Trung ương tới các xứ ủy, tỉnh ủy, huyện ủy và chi bộ cơ sở của Đảng. Nhờ sự cố gắng không mệt mỏi của Đồng chí và Ban Thường vụ Trung ương, trong khoảng từ tháng 12/1930 đến tháng 1/1931, các Xứ ủy Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ đã chính thức được thành lập và từng bước được củng cố. Theo sự chỉ đạo của Trung ương, các xứ ủy đã thành lập các ban cán sự (như Ban Thường vụ) và các bộ phận chuyên trách đã hình thành, có hệ thống từ Trung ương đến các cấp bộ Đảng bộ xứ và địa phương. Nhờ đó, Đảng đã được củng cố một bước khá vững chắc ngay trong hoàn cảnh bị kẻ thù khủng bố gắt gao, khốc liệt.
Nhiệm vụ xây dựng và phát huy vai trò của chi bộ đảng được đồng chí Trần Phú và Ban Chấp hành Trung ương rất chú trọng: "Chi bộ là cơ sở của Đảng. Nếu chi bộ mà không biết làm việc thì Đảng không phát triển được; cho nên chi bộ cần phải tổ chức sanh hoạt cho náo nhiệt và cho có kế hoạch. Ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng mạnh hay yếu, trình độ chánh trị và hoạt động của đảng viên cao hay thấp cũng theo trình độ sanh hoạt của chi bộ cao hay thấp". Do đó, việc phát triển tổ chức đảng và đảng viên đã có một bước tiến mới, số chi bộ và số đảng viên xuất thân từ công nhân tại các cơ sở công nghiệp, đồn điền và các địa phương ở các vùng nông thôn đã tăng lên đáng kể. Nếu như lúc Đảng mới thành lập, toàn Đảng có khoảng 30 chi bộ với 200 đảng viên thì đến trước Hội nghị Trung ương lần thứ 2 (tháng 3/1931), số đảng viên trong toàn Đảng đã lên tới 2400, hoạt động trong 250 chi bộ.
Đánh giá đóng góp to lớn của đồng chí Trần Phú trong công tác xây dựng Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đã khẳng định: “Trên cương vị Tổng Bí thư đầu tiên, Trần Phú đã có những đóng góp to lớn trong việc xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đồng chí tranh thủ mọi điều kiện để trang bị lý luận Mác - Lênin cho cán bộ, đảng viên, kiên quyết đấu tranh khắc phục những biểu hiện ấu trĩ tả khuynh, hữu khuynh trong Đảng. Đồng chí dành nhiều công sức để xây dựng và củng cố tổ chức, kiện toàn các cơ quan từ trung ương đến các xứ ủy và các đảng bộ, nhất là ở những vùng quan trọng, bị địch đàn áp”.
Dưới chỉ đạo sát sao của đồng chí Trần Phú và Ban Thường vụ Trung ương Đảng thời kỳ 1930 - 1931, khí thế phong trào cách mạng của quần chúng Nhân dân trong cả nước bùng lên mạnh mẽ. Bộ Tham mưu tối cao của Đảng, do Tổng Bí thư Trần Phú đứng đầu, đã thực hiện sứ mệnh lịch sử, dấy lên cao trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh.
Quốc tế Cộng sản đánh giá cao hoạt động của Đảng ta, tháng 4/1931, đã quyết định công nhận Đảng ta là chi bộ độc lập thuộc Quốc tế Cộng sản. Sự công nhận đó có phần đóng góp to lớn và là thành công của đồng chí Trần Phú trên cương vị là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta.
Đồng chí Trần Phú - Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của Đảng và Nhân dân; tấm gương mẫu mực về chí khí chiến đấu của người cộng sản
Xuất thân trong một gia đình nhà Nho yêu nước, chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, Trần Phú đã sớm chọn con đường chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đồng chí là tấm gương mẫu mực cho tinh thần ham học hỏi. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, Đồng chí đã tìm đọc các loại sách báo tiến bộ để trau dồi kiến thức. Khi là thầy giáo, Đồng chí đã truyền cho các lớp học sinh tinh thần yêu nước và vận động quần chúng tham gia đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho một xã hội tốt đẹp, không còn bị áp bức, bất công… Sau khi được gặp Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, được bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, từ chủ nghĩa yêu nước, đồng chí Trần Phú đã đến với lý tưởng cộng sản và quyết tâm dâng hiến đời mình cho lý tưởng cao đẹp đó. Sự trưởng thành vượt bậc của đồng chí Trần Phú trong xây dựng hoạch định đường lối và chỉ đạo triển khai các nghị quyết của Đảng trong thực tiễn phong trào cách mạng đã khẳng định sự sáng suốt của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong lựa chọn, đào tạo, huấn luyện, sử dụng cán bộ, nhất là việc lựa chọn và sử dụng cán bộ lãnh đạo chủ chốt, trong đó Trần Phú là một học trò tiêu biểu.
Đồng chí bị địch bắt ở Sài Gòn ngày 18/4/1931. Trước những thủ đoạn của kẻ thù, đồng chí Trần Phú đã nêu cao tấm gương sáng ngời về lòng trung thành tuyệt đối với Đảng và cách mạng, về tinh thần bất khuất, chiến đấu kiên cường trước kẻ thù. Ngày 6/9/1931, trước lúc hy sinh, Đồng chí vẫn nhắn gửi đồng chí, đồng bào lời nói bất hủ: "Hãy giữ vững chí khí chiến đấu".
Đồng chí Trần Phú đã để lại cho các thế hệ đi sau tấm gương sáng ngời của một chiến sĩ cộng sản kiên cường, hiến dâng trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Phẩm chất cộng sản kiên trung và khí tiết lẫm liệt của Trần Phú trước kẻ thù đã cổ vũ các thế hệ người Việt Nam trong cuộc chiến đấu cho độc lập tự do của Tổ quốc, ấm no hạnh phúc của Nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân ta đã đấu tranh giành lại độc lập, tự do, đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa theo các mục tiêu cao cả “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.2, tr.106
[2] Sđd, t.2, tr.104
[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.9
[4] Lời điếu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong Lễ truy điệu và di dời hài cốt đồng chí Trần Phú, cố Tổng Bí thư của Đảng.
534 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - 120 năm qua, đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã để lại cho các thế hệ đi sau tấm gương sáng ngời của một chiến sĩ cộng sản kiên cường, hiến dâng trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Phẩm chất cộng sản kiên trung và khí tiết lẫm liệt của Trần Phú trước kẻ thù đã cổ vũ các thế hệ người Việt Nam trong cuộc chiến đấu cho độc lập tự do của Tổ quốc, ấm no hạnh phúc của Nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân ta đã đấu tranh giành lại độc lập, tự do, đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa theo các mục tiêu cao cả “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.Đồng chí Trần Phú, sinh ngày 01/5/1904, xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, tại xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên; quê xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Hà Tĩnh - Phú Yên nằm trên dải đất miền Trung, giàu truyền thống văn hóa, cách mạng; cùng với truyền thống gia đình đã dưỡng dục nên một người chiến sỹ cộng sản kiên trung, bất khuất.
Đồng chí Trần Phú - Tấm gương tiêu biểu cho lớp thanh niên yêu nước, khát khao lý tưởng và tràn đầy nhiệt huyết cách mạng
Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, hơn 4 tuổi mồ côi cha, 6 tuổi mồ côi mẹ, tuổi thơ Trần Phú đã tận mắt chứng kiến những nỗi thống khổ, bất công của các tầng lớp Nhân dân lao động dưới ách áp bức, bóc lột của chính quyền thực dân, phong kiến.
Truyền thống lịch sử, văn hóa, tinh thần cách mạng nơi sinh ra - Phú Yên và quê hương dòng tộc - Hà Tĩnh đã để lại cho Trần Phú những ấn tượng sâu sắc, góp phần bồi đắp cho người thanh niên lòng yêu quê hương, đất nước, căm ghét bọn cướp nước và bè lũ tay sai, hun đúc ý chí và tinh thần học hỏi, vươn lên tìm con đường cứu nước.
Thời gian học tập ở Trường Quốc học Huế, Trần Phú đã kết thân với nhiều bạn bè đồng hương, có cùng chí hướng như Hà Huy Tập, Hà Huy Lương, Trần Văn Tăng, Trận Mộng Bạch, Ngô Đức Diễn,… Họ lập ra nhóm “Thanh niên tu tiến hội” để cùng nhau đọc sách, trao đổi giúp đỡ nhau trong cuộc sống, được cổ vũ bởi tấm gương cựu học sinh Quốc học Huế Nguyễn Tất Thành (khi đó được biết đến với tên gọi Nguyễn Ái Quốc) với những hoạt động cách mạng đầy tiếng vang ở nước ngoài.
Năm 1922, sau khi tốt nghiệp Trường Quốc học Huế, với mục đích góp phần đào tạo lớp người có chí hướng, làm lợi cho dân, cho nước, Trần Phú chọn nghề dạy học tại Trường tiểu học Cao Xuân Dục (thành phố Vinh, Nghệ An). Với tất cả nhiệt huyết của mình, Trần Phú đã truyền cho học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất của quê hương và dân tộc.
Trần Phú bước vào con đường cách mạng là thời điểm mà các hoạt động cách mạng sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc tại Paris đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ về trong nước. Tình hình trong nước vào những năm này cũng có những chuyển biến lớn, tác động đến các thanh niên yêu nước. Ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ngày càng mạnh, thu hút nhiều phần tử tiên tiến của Hội Phục Việt, trong đó có Trần Phú. Đồng chí quyết định bỏ nghề dạy học để dấn thân vào con đường cách mạng chuyên nghiệp.
Bước ngoặt trong cuộc đời cách mạng của Trần Phú là vào cuối năm 1926, Đồng chí được cử sang Quảng Châu (Trung Quốc) bắt liên lạc với Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Tại đây, Đồng chí đã gặp Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và tham gia lớp huấn luyện cán bộ do Người trực tiếp giảng dạy. Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại khóa huấn luyện đã trang bị cho Trần Phú những kiến thức cơ bản về cách mạng vô sản, về lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin để từ một thanh niên có tư tưởng cách mạng yêu nước, Đồng chí đã chuyển sang lập trường cách mạng vô sản.
Đồng chí Trần Phú – Người dự thảo bản Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tình hình cách mạng thế giới và tình hình cách mạng ở Đông Dương diễn biến nhanh chóng. Sau khi tốt nghiệp Trường đại học Phương Đông, tháng 11/1929, Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động với cương vị là cán bộ chủ chốt của Đảng. Tháng 7/1930, Đồng chí được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự thảo Luận cương chính trị. Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng là sản phẩm trí tuệ của tập thể Ban Chấp hành Trung ương, nhưng in đậm dấu ấn cá nhân đồng chí Trần Phú trong vai trò là người trực tiếp soạn thảo.
Luận cương được hoàn thiện trên cơ sở nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là “Luận cương về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa” của Đại hội VI Quốc tế Cộng sản (năm 1928) và các văn kiện trong Hội nghị thành lập Đảng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đầu năm 1930; được tổng kết từ thực tiễn nhiều vùng công nghiệp, nông nghiệp ở miền Bắc; nghiên cứu tình hình công nhân, nông dân và phong trào quần chúng ở một số địa phương như Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Hòn Gai… Nội dung chủ yếu của Luận cương chính trị trình bày những vấn đề chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam, gồm 03 phần lớn: tình hình thế giới và cách mạng Đông Dương; những đặc điểm về tình hình ở Đông Dương; tính chất và nhiệm vụ cách mạng Đông Dương.
Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước, đặc điểm xã hội và mâu thuẫn giai cấp ở Đông Dương, dự thảo Luận cương chính trị nêu rõ tính chất cuộc cách mạng ở Đông Dương là cách mạng tư sản dân quyền. Cách mạng tư sản dân quyền là thời kỳ dự bị tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, không qua thời kỳ phát triển tư bản. Nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc, đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân. Hai nhiệm vụ ấy khăng khít với nhau không thể tách rời.
Trong cách mạng tư sản dân quyền, công nhân và nông dân là hai lực lượng chính, nhưng giai cấp công nhân phải nắm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thành công được. Đối với bọn tư bản bản xứ mang tính chất quốc gia cải lương, Đảng phải kiên quyết vạch trần tính chất nguy hiểm, lừa gạt và phá hoại phong trào cách mạng công nông. Đối với các đảng phái tiểu tư sản, Đảng có thể tạm thời hợp tác với điều kiện họ phải thật sự chống đế quốc, không ngăn trở việc tuyên truyền cộng sản trong công nông. Đảng phải luôn luôn giữ tính chất độc lập về tuyên truyền, về tổ chức của mình và phê phán tính do dự của họ.
Luận cương chỉ rõ, Đảng phải có phương pháp cách mạng trong lúc bình thường và lúc có tình thế cách mạng. Khi có tình thế trực tiếp cách mạng thì Đảng phải lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
Về thời cơ khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, dự thảo Luận cương chính trị nêu rõ: “Đến lúc sức cách mạng lên rất mạnh, giai cấp thống trị đã rung động, các giai cấp đứng giữa đã muốn bỏ về phe cách mạng, quần chúng công nông thì sôi nổi cách mạng, quyết hy sanh phấn đấu, thì Đảng phải lập tức lãnh đạo quần chúng để đánh đổ chánh phủ của địch nhân và giành lấy chính quyền cho công nông”[1].
Dự thảo Luận cương chính trị nhắc nhở nguy cơ chiến tranh đế quốc ngày càng gần, cho nên phải làm cho khẩu hiệu chống chiến tranh lan khắp và ăn sâu trong quần chúng, như khẩu hiệu “đổi chiến tranh đế quốc ra chiến tranh cách mạng”, “phản đối binh bị”…; đồng thời tăng cường công tác vận động binh lính địch, tổ chức đội tự vệ của công nông.
Về vai trò lãnh đạo của Đảng, dự thảo Luận cương chính trị nhấn mạnh: “Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có một đường chánh trị đúng, có kỷ luật, tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng, và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là đội tiền phong của giai cấp vô sản ở Đông Dương, và lãnh đạo vô sản giai cấp Đông Dương ra tranh đấu để đạt được mục đích cuối cùng của vô sản là chủ nghĩa cộng sản”[2].
Dự thảo Luận cương chính trị khẳng định: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới.
Trong điều kiện Đảng ta mới thành lập, trình độ lý luận trong Đảng còn hạn chế, bản Luận cương chính trị là một nỗ lực trong việc tiếp thu, vận dụng đường lối cách mạng thuộc địa và nửa thuộc địa của Quốc tế Cộng sản vào tình hình Đông Dương. Cống hiến lý luận của bản dự thảo Luận cương chính trị là đã làm rõ mục đích, nhiệm vụ, bước đi, động lực cách mạng, vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản và Đảng Cộng sản, tầm quan trọng của sức mạnh đoàn kết quốc tế đối với cách mạng Việt Nam. Cùng với Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị hợp nhất đầu năm 1930, Luận cương chính trị đã góp phần xác định rõ con đường phát triển của cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng vượt qua mọi thử thách đi tới thắng lợi vẻ vang.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: “Trong bản Cương lĩnh cách mạng tư sản dân quyền năm 1930, Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập, người cày có ruộng. Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số Nhân dân ta là nông dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình. Còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân - không ngừng củng cố và tăng cường”[3].
Ban Chấp hành Trung ương đã khẳng định Luận cương chính trị: “là văn kiện quan trọng của Đảng, đã vận dụng những nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa và những luận điểm cơ bản trình bày trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng”[4].
Đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, người đóng góp to lớn trong công tác xây dựng Đảng
Trong hoàn cảnh bị địch khủng bố rất ác liệt, Đồng chí Trần Phú - trên cương vị Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã cùng Ban Chấp hành Trung ương lãnh đạo thực hiện những Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ nhất với khối lượng công việc khổng lồ, quan trọng và chuẩn bị các văn kiện cho Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 3/1931). Với nội dung bàn về nhiệm vụ hiện tại của Đảng, trong đó tập trung vào việc tăng cường sức mạnh của Đảng qua vấn đề tổ chức, Án nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ hai là văn kiện in đậm những đóng góp của đồng chí Trần Phú về lý luận xây dựng Đảng.
Đồng chí Trần Phú đã lãnh đạo, trực tiếp soạn thảo và hoàn thiện các văn kiện, triển khai thực hiện việc phát triển các tổ chức đảng, các tổ chức chính trị, đoàn thể, hội quần chúng nhằm tập hợp, đoàn kết thống nhất mọi lực lượng Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hàng loạt văn kiện quan trọng được thông qua liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức đảng, công tác dân vận, công tác mặt trận, đặt nền móng cho việc thành lập Hội Phản đế đồng minh, thành lập các tổ chức: Công hội, Nông hội, Thanh niên, Phụ nữ, Hội Cứu tế đỏ. Chỉ sau một thời gian, tổ chức đảng, các đoàn thể, hội quần chúng đã có sự phát triển nhanh chóng.
Nhằm xây dựng khối đoàn kết nhất trí trên cơ sở cương lĩnh, đường lối của Đảng, Tổng Bí thư Trần Phú rất quan tâm đến vấn đề đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng, khắc phục những nhận thức lệch lạc, cơ hội, bè phái, chỉ ra những vấn đề nảy sinh từ chủ nghĩa cơ hội và khuynh hướng hòa hoãn trong Đảng. Án Nghị quyết của Trung ương toàn thể Hội nghị lần thứ hai nêu rõ hạn chế: "nền tư tưởng trong Đảng còn rất nhiều di tích tiểu tư sản, đầu cơ, biệt phái"; chưa nhận thức đúng vai trò lịch sử của giai cấp vô sản và vai trò lãnh đạo của Đảng: “còn hiểu rằng Đảng Cộng sản là đảng của quần chúng lao khổ mà không biết rằng Đảng Cộng sản chỉ là đảng của vô sản giai cấp mà thôi mà chức trách của Đảng Cộng sản là làm hướng đạo cho vô sản giai cấp làm cách mạng vô sản". Nghị quyết cũng nêu rõ: "Tuy Đảng chỉ huy cho nông dân cho hết thảy quần chúng lao khổ làm cách mạng tư sản dân quyền nhưng Đảng vẫn là đảng của vô sản giai cấp, nghĩa là đứng về lợi ích cách mạng vô sản mà chỉ huy, lấy chính sách vô sản mà chỉ huy chứ không phải là vì Đảng đại biểu lợi ích cho tiểu tư sản quần chúng, đại biểu cho xu hướng tư hữu chế độ".
Dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Trần Phú, nhiều chủ trương quan trọng về công tác tuyên truyền được quyết định: "Trong khi Đảng mới thành lập, trình độ lý luận của Đảng còn thấp kém, nền tư tưởng còn chưa vững bền, nhân tài để làm việc Đảng còn rất hiếm, vậy nên sự tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin cho chuyên cần trong Đảng và trong quần chúng vô sản là việc rất cần kíp". Để xúc tiến công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, tháng 12/1930, Đồng chí đã cùng với Ban Thường vụ Trung ương quyết định xuất bản báo Cờ vô sản và báo Cộng sản; lập Ban Tuyên truyền do một Uỷ viên Thường vụ Trung ương phụ trách.
Án nghị quyết của Trung ương toàn thể Hội nghị lần thứ hai nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường tính chất giai cấp công nhân của Đảng, nhất là trong đội ngũ lãnh đạo. Biện pháp căn bản là phải đưa những đảng viên là công nhân vào các cơ quan chỉ huy, phải xác định vấn đề đào tạo công nhân chỉ huy là một vấn đề thiết thực, quan trọng cho sự phát triển của Đảng hiện tại và tương lai. Phải thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc tổ chức Đảng. Đảng phải bao gồm những công nhân tiên tiến nhất; mỗi đảng viên phải là người hăng hái hoạt động, tham gia sinh hoạt Đảng và công việc của Đảng, trở thành một phần tử hoạt động của Đảng. Kỷ luật của Đảng là kỷ luật sắt dựa trên nguyên tắc dân chủ tập trung.
Giữ vững nguyên tắc trong xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân về tư tưởng và tổ chức, việc đề xuất những vấn đề nhằm nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng thông qua việc tăng cường tính chất giai cấp công nhân, kiên quyết chống lại chủ nghĩa cơ hội là cống hiến đóng góp có giá trị lý luận và chỉ đạo thực tiễn to lớn của đồng chí Trần Phú đối với nhiệm vụ xây dựng Đảng ở một nước tiểu nông như nước ta. Ngày nay, những quan điểm này vẫn là vấn đề thời sự trong công tác xây dựng Đảng.
Đồng chí Trần Phú cùng Ban Chấp hành Trung ương đã xây dựng và củng cố tổ chức đảng các cấp từ Trung ương tới các xứ ủy, tỉnh ủy, huyện ủy và chi bộ cơ sở của Đảng. Nhờ sự cố gắng không mệt mỏi của Đồng chí và Ban Thường vụ Trung ương, trong khoảng từ tháng 12/1930 đến tháng 1/1931, các Xứ ủy Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ đã chính thức được thành lập và từng bước được củng cố. Theo sự chỉ đạo của Trung ương, các xứ ủy đã thành lập các ban cán sự (như Ban Thường vụ) và các bộ phận chuyên trách đã hình thành, có hệ thống từ Trung ương đến các cấp bộ Đảng bộ xứ và địa phương. Nhờ đó, Đảng đã được củng cố một bước khá vững chắc ngay trong hoàn cảnh bị kẻ thù khủng bố gắt gao, khốc liệt.
Nhiệm vụ xây dựng và phát huy vai trò của chi bộ đảng được đồng chí Trần Phú và Ban Chấp hành Trung ương rất chú trọng: "Chi bộ là cơ sở của Đảng. Nếu chi bộ mà không biết làm việc thì Đảng không phát triển được; cho nên chi bộ cần phải tổ chức sanh hoạt cho náo nhiệt và cho có kế hoạch. Ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng mạnh hay yếu, trình độ chánh trị và hoạt động của đảng viên cao hay thấp cũng theo trình độ sanh hoạt của chi bộ cao hay thấp". Do đó, việc phát triển tổ chức đảng và đảng viên đã có một bước tiến mới, số chi bộ và số đảng viên xuất thân từ công nhân tại các cơ sở công nghiệp, đồn điền và các địa phương ở các vùng nông thôn đã tăng lên đáng kể. Nếu như lúc Đảng mới thành lập, toàn Đảng có khoảng 30 chi bộ với 200 đảng viên thì đến trước Hội nghị Trung ương lần thứ 2 (tháng 3/1931), số đảng viên trong toàn Đảng đã lên tới 2400, hoạt động trong 250 chi bộ.
Đánh giá đóng góp to lớn của đồng chí Trần Phú trong công tác xây dựng Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đã khẳng định: “Trên cương vị Tổng Bí thư đầu tiên, Trần Phú đã có những đóng góp to lớn trong việc xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đồng chí tranh thủ mọi điều kiện để trang bị lý luận Mác - Lênin cho cán bộ, đảng viên, kiên quyết đấu tranh khắc phục những biểu hiện ấu trĩ tả khuynh, hữu khuynh trong Đảng. Đồng chí dành nhiều công sức để xây dựng và củng cố tổ chức, kiện toàn các cơ quan từ trung ương đến các xứ ủy và các đảng bộ, nhất là ở những vùng quan trọng, bị địch đàn áp”.
Dưới chỉ đạo sát sao của đồng chí Trần Phú và Ban Thường vụ Trung ương Đảng thời kỳ 1930 - 1931, khí thế phong trào cách mạng của quần chúng Nhân dân trong cả nước bùng lên mạnh mẽ. Bộ Tham mưu tối cao của Đảng, do Tổng Bí thư Trần Phú đứng đầu, đã thực hiện sứ mệnh lịch sử, dấy lên cao trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh.
Quốc tế Cộng sản đánh giá cao hoạt động của Đảng ta, tháng 4/1931, đã quyết định công nhận Đảng ta là chi bộ độc lập thuộc Quốc tế Cộng sản. Sự công nhận đó có phần đóng góp to lớn và là thành công của đồng chí Trần Phú trên cương vị là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta.
Đồng chí Trần Phú - Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của Đảng và Nhân dân; tấm gương mẫu mực về chí khí chiến đấu của người cộng sản
Xuất thân trong một gia đình nhà Nho yêu nước, chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, Trần Phú đã sớm chọn con đường chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đồng chí là tấm gương mẫu mực cho tinh thần ham học hỏi. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, Đồng chí đã tìm đọc các loại sách báo tiến bộ để trau dồi kiến thức. Khi là thầy giáo, Đồng chí đã truyền cho các lớp học sinh tinh thần yêu nước và vận động quần chúng tham gia đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho một xã hội tốt đẹp, không còn bị áp bức, bất công… Sau khi được gặp Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, được bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, từ chủ nghĩa yêu nước, đồng chí Trần Phú đã đến với lý tưởng cộng sản và quyết tâm dâng hiến đời mình cho lý tưởng cao đẹp đó. Sự trưởng thành vượt bậc của đồng chí Trần Phú trong xây dựng hoạch định đường lối và chỉ đạo triển khai các nghị quyết của Đảng trong thực tiễn phong trào cách mạng đã khẳng định sự sáng suốt của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong lựa chọn, đào tạo, huấn luyện, sử dụng cán bộ, nhất là việc lựa chọn và sử dụng cán bộ lãnh đạo chủ chốt, trong đó Trần Phú là một học trò tiêu biểu.
Đồng chí bị địch bắt ở Sài Gòn ngày 18/4/1931. Trước những thủ đoạn của kẻ thù, đồng chí Trần Phú đã nêu cao tấm gương sáng ngời về lòng trung thành tuyệt đối với Đảng và cách mạng, về tinh thần bất khuất, chiến đấu kiên cường trước kẻ thù. Ngày 6/9/1931, trước lúc hy sinh, Đồng chí vẫn nhắn gửi đồng chí, đồng bào lời nói bất hủ: "Hãy giữ vững chí khí chiến đấu".
Đồng chí Trần Phú đã để lại cho các thế hệ đi sau tấm gương sáng ngời của một chiến sĩ cộng sản kiên cường, hiến dâng trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Phẩm chất cộng sản kiên trung và khí tiết lẫm liệt của Trần Phú trước kẻ thù đã cổ vũ các thế hệ người Việt Nam trong cuộc chiến đấu cho độc lập tự do của Tổ quốc, ấm no hạnh phúc của Nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân ta đã đấu tranh giành lại độc lập, tự do, đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa theo các mục tiêu cao cả “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.2, tr.106
[2] Sđd, t.2, tr.104
[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.9
[4] Lời điếu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong Lễ truy điệu và di dời hài cốt đồng chí Trần Phú, cố Tổng Bí thư của Đảng.