CTTĐT - Ngày 15/3/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp thay thế Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11/6/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP. Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/5/2024.
Ảnh minh họa.
Nghị định gồm 7 chương và 38 Điều:
- Chương I: Quy định chung (gồm 03 Điều từ Điều 1 đến Điều 3): Chương này chủ yếu quy định Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Nghị định; giải thích các từ ngữ của Nghị định (như: CCN, CCN làng nghề, tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong CCN, chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật chung của CCN, diện tích đất công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy của CCN, Phương án phát triển CCN, quyết định thành lập, mở rộng CCN, cơ sở dữ liệu CCN) để thống nhất cách hiểu, áp dụng. Chương này cũng quy định ngành, nghề sản xuất kinh doanh được khuyến khích đầu tư, di dời vào CCN để các địa phương áp dụng ưu tiên trong quá trình thực hiện.
- Chương II: Phương án phát triển, thành lập, mở rộng CCN (gồm Mục 1 Phương án phát triển CCN với 04 Điều, từ Điều 4 đến Điều 7; Mục 2 Thành lập, mở rộng CCN với 05 Điều, từ Điều 8 đến Điều 12):
+ Mục 1 quy định cụ thể cơ sở xây dựng, nội dung chủ yếu của Phương án phát triển CCN; Xây dựng, tích hợp phương án phát triển CCN vào quy hoạch tỉnh; Cơ sở, nội dung chủ yếu của điều chỉnh phương án phát triển CCN; Xây dựng, tích hợp điều chỉnh phương án phát triển CCN vào điều chỉnh quy hoạch tỉnh.
+ Mục 2 quy định cụ thể các điều kiện thành lập, mở rộng CCN; Hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng CCN; Trình tự thành lập, mở rộng CCN; Nội dung thẩm định thành lập, mở rộng CCN; Nội dung chủ yếu của quyết định thành lập, quyết định mở rộng CCN; Điều chỉnh, bãi bỏ quyết định thành lập, quyết định mở rộng CCN.
- Chương III: Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN (gồm 07 Điều, từ Điều 13 đến Điều 19): Chương này quy định về việc xác định chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN; Trình tự đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của CCN; Quy hoạch chi tiết xây dựng CCN; Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN; Quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích; Quyền của chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN; Nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN.
- Chương IV: Đầu tư sản xuất kinh doanh trong CCN (gồm 05 Điều, từ Điều 20 đến Điều 24): Chương này quy định cụ thể về tiếp nhận dự án đầu tư vào CCN; Thuê đất, cấp giấy phép xây dựng trong CCN; Quyền của tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong CCN; Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong CCN; Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chương V: Chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển CCN (gồm 03 Điều, từ Điều 25 đến Điều 27): Chương này quy định cụ thể CCN thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN thuộc Danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư; quy định hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN từ ngân sách địa phương (bao gồm ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương); quy định hỗ trợ các hoạt động phát triển CCN để làm căn cứ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Công Thương tổ chức triển khai các hoạt động liên quan đến phát triển CCN.
- Chương VI: Quản lý nhà nước đối với CCN (gồm 07 Điều từ Điều 28 đến Điều 34): Chương này tập trung phân định, quy định về quản lý nhà nước đối với CCN, tránh chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ; quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của Bộ Công Thương và các Bộ liên quan (Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công an), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Công Thương và Ủy ban nhân dân cấp huyện theo hướng đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền địa phương, giao trách nhiệm nhiều hơn cho cơ quan quản lý nhà nước về công thương địa phương để có công cụ, điều kiện thực hiện vai trò, chức năng đầu mối quản lý các CCN trên địa bàn.
- Chương VII: Điều khoản thi hành (gồm 04 Điều từ Điều 35 đến Điều 38): Chương này quy định về giải quyết một số vấn đề về quy mô diện tích theo quy định của các CCN hình thành trước đây; việc điều chỉnh, bổ sung CCN trước khi quy hoạch tỉnh được phê duyệt; xử lý thành lập CCN hình thành trước Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg; khen thưởng, xử lý vi phạm và hiệu lực, trách nhiệm thi hành Nghị định.
Nghị định quy định rõ điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp. Trong đó, thành lập cụm công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có trong Danh mục các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có quỹ đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện;
b) Có doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp lý, có năng lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;
c) Trong trường hợp địa bàn cấp huyện đã thành lập cụm công nghiệp thì tỷ lệ lấp đầy trung bình của các cụm công nghiệp đạt trên 50% hoặc tổng quỹ đất công nghiệp chưa cho thuê của các cụm công nghiệp không vượt quá 100 ha.
Mở rộng cụm công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Tổng diện tích cụm công nghiệp sau khi mở rộng không vượt quá 75 ha; có quỹ đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện;
b) Có doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp lý, có năng lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;
c) Đạt tỷ lệ lấp đầy ít nhất 60% hoặc nhu cầu thuê đất công nghiệp trong cụm công nghiệp vượt quá diện tích đất công nghiệp hiện có của cụm công nghiệp;
d) Hoàn thành xây dựng, đưa vào sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung thiết yếu (gồm: Đường giao thông nội bộ, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải) theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
3242 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 15/3/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp thay thế Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11/6/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP. Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/5/2024.Nghị định gồm 7 chương và 38 Điều:
- Chương I: Quy định chung (gồm 03 Điều từ Điều 1 đến Điều 3): Chương này chủ yếu quy định Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Nghị định; giải thích các từ ngữ của Nghị định (như: CCN, CCN làng nghề, tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong CCN, chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật chung của CCN, diện tích đất công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy của CCN, Phương án phát triển CCN, quyết định thành lập, mở rộng CCN, cơ sở dữ liệu CCN) để thống nhất cách hiểu, áp dụng. Chương này cũng quy định ngành, nghề sản xuất kinh doanh được khuyến khích đầu tư, di dời vào CCN để các địa phương áp dụng ưu tiên trong quá trình thực hiện.
- Chương II: Phương án phát triển, thành lập, mở rộng CCN (gồm Mục 1 Phương án phát triển CCN với 04 Điều, từ Điều 4 đến Điều 7; Mục 2 Thành lập, mở rộng CCN với 05 Điều, từ Điều 8 đến Điều 12):
+ Mục 1 quy định cụ thể cơ sở xây dựng, nội dung chủ yếu của Phương án phát triển CCN; Xây dựng, tích hợp phương án phát triển CCN vào quy hoạch tỉnh; Cơ sở, nội dung chủ yếu của điều chỉnh phương án phát triển CCN; Xây dựng, tích hợp điều chỉnh phương án phát triển CCN vào điều chỉnh quy hoạch tỉnh.
+ Mục 2 quy định cụ thể các điều kiện thành lập, mở rộng CCN; Hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng CCN; Trình tự thành lập, mở rộng CCN; Nội dung thẩm định thành lập, mở rộng CCN; Nội dung chủ yếu của quyết định thành lập, quyết định mở rộng CCN; Điều chỉnh, bãi bỏ quyết định thành lập, quyết định mở rộng CCN.
- Chương III: Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN (gồm 07 Điều, từ Điều 13 đến Điều 19): Chương này quy định về việc xác định chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN; Trình tự đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của CCN; Quy hoạch chi tiết xây dựng CCN; Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN; Quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích; Quyền của chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN; Nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN.
- Chương IV: Đầu tư sản xuất kinh doanh trong CCN (gồm 05 Điều, từ Điều 20 đến Điều 24): Chương này quy định cụ thể về tiếp nhận dự án đầu tư vào CCN; Thuê đất, cấp giấy phép xây dựng trong CCN; Quyền của tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong CCN; Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong CCN; Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chương V: Chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển CCN (gồm 03 Điều, từ Điều 25 đến Điều 27): Chương này quy định cụ thể CCN thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN thuộc Danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư; quy định hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN từ ngân sách địa phương (bao gồm ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương); quy định hỗ trợ các hoạt động phát triển CCN để làm căn cứ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Công Thương tổ chức triển khai các hoạt động liên quan đến phát triển CCN.
- Chương VI: Quản lý nhà nước đối với CCN (gồm 07 Điều từ Điều 28 đến Điều 34): Chương này tập trung phân định, quy định về quản lý nhà nước đối với CCN, tránh chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ; quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của Bộ Công Thương và các Bộ liên quan (Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công an), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Công Thương và Ủy ban nhân dân cấp huyện theo hướng đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền địa phương, giao trách nhiệm nhiều hơn cho cơ quan quản lý nhà nước về công thương địa phương để có công cụ, điều kiện thực hiện vai trò, chức năng đầu mối quản lý các CCN trên địa bàn.
- Chương VII: Điều khoản thi hành (gồm 04 Điều từ Điều 35 đến Điều 38): Chương này quy định về giải quyết một số vấn đề về quy mô diện tích theo quy định của các CCN hình thành trước đây; việc điều chỉnh, bổ sung CCN trước khi quy hoạch tỉnh được phê duyệt; xử lý thành lập CCN hình thành trước Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg; khen thưởng, xử lý vi phạm và hiệu lực, trách nhiệm thi hành Nghị định.
Nghị định quy định rõ điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp. Trong đó, thành lập cụm công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có trong Danh mục các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có quỹ đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện;
b) Có doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp lý, có năng lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;
c) Trong trường hợp địa bàn cấp huyện đã thành lập cụm công nghiệp thì tỷ lệ lấp đầy trung bình của các cụm công nghiệp đạt trên 50% hoặc tổng quỹ đất công nghiệp chưa cho thuê của các cụm công nghiệp không vượt quá 100 ha.
Mở rộng cụm công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Tổng diện tích cụm công nghiệp sau khi mở rộng không vượt quá 75 ha; có quỹ đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện;
b) Có doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp lý, có năng lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;
c) Đạt tỷ lệ lấp đầy ít nhất 60% hoặc nhu cầu thuê đất công nghiệp trong cụm công nghiệp vượt quá diện tích đất công nghiệp hiện có của cụm công nghiệp;
d) Hoàn thành xây dựng, đưa vào sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung thiết yếu (gồm: Đường giao thông nội bộ, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải) theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.