Gần 21.000 xe đạp cải tiến, mỗi chiếc chở 200-300 kg, đã góp phần giải quyết bài toán vận tải quân lương, vũ khí cho chiến dịch Điện Biên Phủ.
Binh đoàn xe đạp thồ trên đường ra chiến dịch.
Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tổng tiến công vào "pháo đài bất khả xâm phạm" của quân Pháp ở Điện Biên Phủ. Theo tính toán của Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam cùng Tổng cục Cung cấp, để phục vụ hơn 87.000 người ở tuyến đầu (54.000 bộ đội và 33.000 dân công) cần huy động ít nhất 16.000 tấn gạo (chưa kể gạo cho dân công), 100 tấn thịt, 100 tấn rau, 80 tấn muối và khoảng 12 tấn đường...
Nguồn lương thực, thực phẩm cung cấp cho chiến trường chủ yếu được huy động từ các vùng Việt Bắc (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên), Liên khu 3 (Hải Phòng, Kiến An, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương) và Liên khu 4 (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế). Hầu hết phải vận chuyển qua chặng đường 500-600 km, phần lớn là đèo dốc hiểm trở, máy bay Pháp thường xuyên dội bom.
Ngày 27/7/1953, Thủ tướng quyết định thành lập Hội đồng cung cấp mặt trận trung ương do Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng làm chủ tịch. Nhiệm vụ là chỉ đạo các cấp ngành ở trung ương và địa phương huy động tối đa sức người, sức của phục vụ cho chiến trường. Ngoài ôtô tải hơn 530 chiếc, một trong những lực lượng chủ lực phục vụ hậu cần cho chiến dịch Điện Biên Phủ là xe thồ.
Xe đạp thời đó rất hiếm, phổ biến là Peugeot hay Lincon do Pháp sản xuất và chỉ những gia đình giàu có mới có thể sở hữu. Mỗi chiếc Peugeot giá trị bằng cả gia tài, nhưng hưởng ứng lời kêu gọi của Hội đồng cung cấp mặt trận các địa phương, nhiều gia đình không ngần ngại ủng hộ.
Theo thống kê, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, các tỉnh Việt Bắc huy động được hơn 8.000 xe đạp thồ, Liên khu 3 hơn 1.700 xe, Liên khu 4 hơn 12.000 xe.
Sáng kiến cải tiến xe đạp thồ
Theo tư liệu của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, một trong những người đầu tiên có công cải tiến, giúp xe đạp chở được nhiều hàng hóa là ông Ma Văn Thắng, quê ở Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Đang là Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính xã Thanh Minh, huyện Thanh Ba, đầu năm 1954 ông Thắng nhập đoàn dân công, được phân công làm trưởng đoàn xe đạp thồ tỉnh Phú Thọ.
Đoàn gồm 100 người, phiên hiệu là T20, nhiệm vụ chính là chở hàng từ kho Âu Lạc, tỉnh Yên Bái, lên chân đèo Pha Đin, tỉnh Sơn La, quãng đường hơn 200 km qua nhiều đèo dốc hiểm trở. Ông Thắng được giao chiếc Lincon, thời gian đầu trung bình mỗi chuyến chỉ chở được 80-100 kg gạo.
Quá trình vượt đèo dốc, ông Thắng cùng đồng đội nảy ra sáng kiến buộc thêm đoạn tre nhỏ vào ghi đông. Khúc tre dài gần một mét giúp dễ dàng điều khiển do xe đạp rất cồng kềnh vì chất các bao tải gạo. Một đoạn tre khác được buộc vào trục dọc yên xe, cao hơn khoảng 50 cm, vừa giúp giữ thăng bằng, vừa có thể dùng vai đẩy xe đi thuận tiện hơn.
Dân công còn gia cố thêm sắt, buộc thêm gỗ quanh khung xe và gác ba ga để tăng thêm độ cứng cáp khi chất hàng lên. Họ còn lấy vải, quần áo cũ hoặc các miếng săm cắt nhỏ lót vào bên trong nhằm tăng độ bền của săm lốp.
Hai chiếc ghế gỗ ba chân cũng được bổ sung, một chiếc để dựa xe trong lúc nghỉ chân, chiếc còn lại để chèn xe mỗi khi xuống các cung đường đèo dốc. Với cách làm sáng tạo này, ông Thắng và đoàn xe thồ T20 đã tăng dần khối lượng chuyên chở lên 200-300 kg mỗi chuyến đi.
Xe thồ cải tiến có thể chở gấp hơn 10 lần dân công gánh bộ, giảm tối đa mức tiêu hao gạo ăn dọc đường cho các đoàn người chuyên chở. Ngoài ra, xe thồ còn có thể hoạt động tốt trên những tuyến đường nhỏ hẹp, gồ ghề hay lầy lội mà ôtô hay các loại hình vận tải khác không thể đi.
Sáng kiến của ông Thắng sau đó được nhiều người học tập, song cũng có người hoài nghi. Trong một lần chở hàng đến ngã ba Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, xe của ông bị kiểm tra đột xuất, lúc này khối lượng hàng hóa trên xe lên tới 352 kg. Con số này được coi là kỷ lục trong một chuyến xe thồ, được Ban Chi viện chiến dịch xác nhận, biểu dương trên toàn mặt trận.
Kết thúc chiến dịch, đoàn xe đạp thồ T20 Phú Thọ đã vận chuyển được khoảng 85 tấn hàng, vượt chỉ tiêu 15%, được tặng thưởng cờ thi đua. Tính toàn chiến dịch, riêng ông Thắng đã vận chuyển được 3.700 kg hàng hóa trên tổng chiều dài 2.100 km. Chiếc xe ông sử dụng được công nhận là xe thồ có năng suất cao nhất chiến dịch Điện Biên Phủ.
Kỷ lục xe đạp thồ chở 345,5 kg
Xe đạp thồ cải tiến sau đó được phổ biến rộng rãi khắp các vùng Việt Bắc, Liên khu 3, Liên khu 4. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Thanh Hóa là địa phương huy động nhiều nhất phương tiện này với khoảng 3.500 chiếc.
Theo tư liệu Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, đoàn xe thồ dân công kháng chiến thị xã Thanh Hóa ra đời sớm nhất với gần 100 người và xe. Tiếp theo là các đoàn xe thồ của huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Đông Sơn, Thạch Thành, Hà Trung, Nông Cống...
Ông Trịnh Quang Thềm, Đội trưởng Đội Dân công hỏa tuyến xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn từng tham gia đoàn xe đạp thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, kể khoảng cuối năm 1953 "khắp nơi ở Thanh Hóa sục sôi khí thế ra trận". Cùng năm đó, ông Thềm xung phong vào đoàn xe đạp thồ của địa phương.
Sau thời gian huấn luyện ngắn ở huyện, ông lên Phố Cống, huyện Ngọc Lặc nhận xe chở hàng đi Lai Châu, Sơn La. Cung đường hơn 500 km đèo dốc nhưng chuyến nào xe của ông và đồng đội cũng chất đầy lương thực. "Cứ ngày nghỉ đêm đến lại hành quân để tránh máy bay oanh tạc", ông Thềm kể.
Cung đường đèo dốc lên Tây Bắc vốn gian lao lại hành quân đêm tối nên khó khăn thêm gấp bội. Mỗi ngày trung bình đoàn xe thồ của ông Thềm di chuyển được 15-20 km. Mưa cũng như nắng, họ đi không ngừng nghỉ.
Lúc bấy giờ hầu hết nông dân nghèo như ông Thềm không có xe đạp nên không biết đi. Nhận nhiệm vụ tải lương, mọi người được tập huấn sơ qua cách điều khiển xe, nhưng cũng chỉ tập đẩy, tập thồ chứ không có thời gian tập đi xe. "Nhiều người thồ rất giỏi nhưng không hề biết đi xe đạp", ông Thềm nói.
Hơn 11.000 dân công xe thồ của tỉnh Thanh Hóa tập kết tại các kho lương ở huyện Cẩm Thủy và thị trấn Hồi Xuân của huyện Quan Hóa (cách TP Thanh Hóa hơn 120 km) để biên chế và chỉnh đốn đội ngũ. Người khỏe và xe tốt được phân công tham gia hỏa tuyến, người trung bình tham gia trung tuyến, phụ nữ và người cao tuổi ở hậu tuyến.
Nhân dân các thị trấn ở Thanh Hóa tiễn đưa đoàn dân công xe đạp thồ lên đường phục vụ tiền tuyến năm 1954.
Các đội xe biên chế theo từng huyện, mỗi huyện một đại đội hay còn gọi là một C. Dưới đại đội là trung đội với mỗi đơn vị có khoảng 30-40 người và xe. Trung đội lại chia thành các tiểu đội khoảng 15 người hợp thành các tổ tam tam (ba người một). Khi xuống dốc, một người cầm tay lái, hai người kéo cho xe hàng khỏi trôi. Khi lên dốc, một người đi trước buộc dây vào cổ xe kéo lên, người phía sau dùng sức đẩy.
Trong mỗi đội hình xe đạp thồ còn có một xe chuyên chở đồ nghề, phụ tùng thay thế, bếp than để vá chín săm cho các xe bị hỏng hóc. "Xưởng sửa chữa lưu động" này sẵn sàng thay lốp, tăng vành, hàn khung để đảm bảo toàn đội hình hành quân chi viện đúng thời gian quy định.
Phong trào "thồ nhiều, đi nhanh" ngày càng lan rộng, cổ vũ dân công tăng trọng lượng thồ hàng. Ban đầu mỗi xe chỉ chở 100-200 kg một chuyến, về sau tăng lên 300 kg và nhiều hơn nữa. Trong số dân công xe thồ ở xứ Thanh ngày ấy, nổi bật là "kiện tướng xe thồ" Cao Văn Tỵ, luôn chở 315 kg.
Ông Bùi Tín - người hai lần vinh dự được tặng thưởng Huy hiệu Hồ Chí Minh và Huân chương chiến công hạng ba, chở được 320 kg trong suốt chiến dịch. Đặc biệt là "nhà vô địch xe thồ xứ Thanh" Trịnh Ngọc với kỷ lục vận chuyển 345,5 kg một chuyến, được coi là huyền thoại trên những cung đường đèo dốc cheo leo, hiểm trở khi đưa hàng từ Thanh Hóa ra Điện Biên Phủ.
"Tinh thần chúng tôi khi đó quyết tâm lắm. Vì nhiệm vụ được giao, khó khăn mấy cũng gắng vượt qua, nhọc nhằn mấy cũng phải đi. Mang được một kg lương thực lên Điện Biên là vô cùng gian khổ, là xương máu chứ không phải bình thường", cựu dân công hỏa tuyến Trịnh Quang Thềm kể.
Ông Thềm bảo giờ nghĩ lại con đường ấy cũng không thể tưởng tượng tại sao lại vượt qua được, "giống như câu chuyện huyền thoại". Phát minh cải tiến xe đạp thồ thực sự là "kỳ tích", bởi nếu cứ gánh mỗi lượt 20 kg thì không biết đến bao giờ mới đủ số quân lương cho chiến dịch.
Chiếc xe đạp thồ của ông Trịnh Ngọc, từng chở hơn 345 kg lương thực trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Thanh Hóa vận chuyển 56% lương thực, 40% thực phẩm cho chiến dịch
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Thanh Hóa là hậu phương lớn khi huy động hơn 180.000 dân công gánh bộ, 11.000 dân công xe đạp thồ chuyển tiếp. Toàn tỉnh đã có hơn một triệu lượt người (với khoảng 27 triệu ngày công) tham gia chiến dịch, bằng nửa số dân của tỉnh lúc bấy giờ.
Cùng với ôtô, thuyền nan, xe bò, xe ngựa..., đoàn xe đạp thồ hơn 3.500 chiếc của Thanh Hóa đã thực hiện gần 16.000 lượt vận chuyển lương thực, thuốc men, đạn dược ra mặt trận. Tỉnh đã vận chuyển ra chiến trường hơn 9.000 tấn gạo, chiếm 56% tổng lượng gạo cho tuyến đầu; 450 tấn cá khô, 2.000 con lợn, 1.300 con bò, 250.000 quả trứng, 150 tấn đậu, 20.000 chai nước mắm cùng hàng trăm tấn rau củ, chiếm 40% số thực phẩm sử dụng trong toàn chiến dịch.
Ở phạm vi toàn quốc, trong toàn chiến dịch Điện Biên Phủ, Việt Minh đã huy động được gần 21.000 xe đạp thồ các loại. Cùng với 11.800 bè mảng, hơn 7.000 xe cút kít, hơn 2.000 xe trâu, xe ngựa... đã vận chuyển hơn 25.000 tấn lương thực, 266 tấn muối, 62 tấn đường, 577 tấn thịt, 565 tấn lương khô, 1.200 tấn đạn, hơn 1.700 tấn xăng dầu và 177 tấn vật chất khác.
Nhà báo Pháp Giuyn Roa trong cuốn La Bataille de dien Bien phu cho rằng "không phải viện trợ của Trung Quốc đánh bại tướng Navarre (Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh ở Đông Dương) mà chính là những chiếc xe đạp Peugeot thồ 200-300 kg hàng, được đẩy bằng sức người - những người ăn chưa no và ngủ nằm ngay dưới đất trải tấm nylon. Tướng Navarre thất bại không phải bởi các phương tiện mà bởi trí thông minh, lòng quyết tâm chiến thắng của đối phương".
Khi tổng kết chiến dịch Điện Biên Phủ, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết trong hồi ký Điện Biên - Điểm hẹn lịch sử: "Vận tải xe thồ đã trở thành binh chủng vận tải quan trọng thứ hai, đứng sau xe cơ giới".
633 lượt xem
Theo VnExpress
Gần 21.000 xe đạp cải tiến, mỗi chiếc chở 200-300 kg, đã góp phần giải quyết bài toán vận tải quân lương, vũ khí cho chiến dịch Điện Biên Phủ.Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tổng tiến công vào "pháo đài bất khả xâm phạm" của quân Pháp ở Điện Biên Phủ. Theo tính toán của Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam cùng Tổng cục Cung cấp, để phục vụ hơn 87.000 người ở tuyến đầu (54.000 bộ đội và 33.000 dân công) cần huy động ít nhất 16.000 tấn gạo (chưa kể gạo cho dân công), 100 tấn thịt, 100 tấn rau, 80 tấn muối và khoảng 12 tấn đường...
Nguồn lương thực, thực phẩm cung cấp cho chiến trường chủ yếu được huy động từ các vùng Việt Bắc (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên), Liên khu 3 (Hải Phòng, Kiến An, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương) và Liên khu 4 (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế). Hầu hết phải vận chuyển qua chặng đường 500-600 km, phần lớn là đèo dốc hiểm trở, máy bay Pháp thường xuyên dội bom.
Ngày 27/7/1953, Thủ tướng quyết định thành lập Hội đồng cung cấp mặt trận trung ương do Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng làm chủ tịch. Nhiệm vụ là chỉ đạo các cấp ngành ở trung ương và địa phương huy động tối đa sức người, sức của phục vụ cho chiến trường. Ngoài ôtô tải hơn 530 chiếc, một trong những lực lượng chủ lực phục vụ hậu cần cho chiến dịch Điện Biên Phủ là xe thồ.
Xe đạp thời đó rất hiếm, phổ biến là Peugeot hay Lincon do Pháp sản xuất và chỉ những gia đình giàu có mới có thể sở hữu. Mỗi chiếc Peugeot giá trị bằng cả gia tài, nhưng hưởng ứng lời kêu gọi của Hội đồng cung cấp mặt trận các địa phương, nhiều gia đình không ngần ngại ủng hộ.
Theo thống kê, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, các tỉnh Việt Bắc huy động được hơn 8.000 xe đạp thồ, Liên khu 3 hơn 1.700 xe, Liên khu 4 hơn 12.000 xe.
Sáng kiến cải tiến xe đạp thồ
Theo tư liệu của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, một trong những người đầu tiên có công cải tiến, giúp xe đạp chở được nhiều hàng hóa là ông Ma Văn Thắng, quê ở Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Đang là Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính xã Thanh Minh, huyện Thanh Ba, đầu năm 1954 ông Thắng nhập đoàn dân công, được phân công làm trưởng đoàn xe đạp thồ tỉnh Phú Thọ.
Đoàn gồm 100 người, phiên hiệu là T20, nhiệm vụ chính là chở hàng từ kho Âu Lạc, tỉnh Yên Bái, lên chân đèo Pha Đin, tỉnh Sơn La, quãng đường hơn 200 km qua nhiều đèo dốc hiểm trở. Ông Thắng được giao chiếc Lincon, thời gian đầu trung bình mỗi chuyến chỉ chở được 80-100 kg gạo.
Quá trình vượt đèo dốc, ông Thắng cùng đồng đội nảy ra sáng kiến buộc thêm đoạn tre nhỏ vào ghi đông. Khúc tre dài gần một mét giúp dễ dàng điều khiển do xe đạp rất cồng kềnh vì chất các bao tải gạo. Một đoạn tre khác được buộc vào trục dọc yên xe, cao hơn khoảng 50 cm, vừa giúp giữ thăng bằng, vừa có thể dùng vai đẩy xe đi thuận tiện hơn.
Dân công còn gia cố thêm sắt, buộc thêm gỗ quanh khung xe và gác ba ga để tăng thêm độ cứng cáp khi chất hàng lên. Họ còn lấy vải, quần áo cũ hoặc các miếng săm cắt nhỏ lót vào bên trong nhằm tăng độ bền của săm lốp.
Hai chiếc ghế gỗ ba chân cũng được bổ sung, một chiếc để dựa xe trong lúc nghỉ chân, chiếc còn lại để chèn xe mỗi khi xuống các cung đường đèo dốc. Với cách làm sáng tạo này, ông Thắng và đoàn xe thồ T20 đã tăng dần khối lượng chuyên chở lên 200-300 kg mỗi chuyến đi.
Xe thồ cải tiến có thể chở gấp hơn 10 lần dân công gánh bộ, giảm tối đa mức tiêu hao gạo ăn dọc đường cho các đoàn người chuyên chở. Ngoài ra, xe thồ còn có thể hoạt động tốt trên những tuyến đường nhỏ hẹp, gồ ghề hay lầy lội mà ôtô hay các loại hình vận tải khác không thể đi.
Sáng kiến của ông Thắng sau đó được nhiều người học tập, song cũng có người hoài nghi. Trong một lần chở hàng đến ngã ba Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, xe của ông bị kiểm tra đột xuất, lúc này khối lượng hàng hóa trên xe lên tới 352 kg. Con số này được coi là kỷ lục trong một chuyến xe thồ, được Ban Chi viện chiến dịch xác nhận, biểu dương trên toàn mặt trận.
Kết thúc chiến dịch, đoàn xe đạp thồ T20 Phú Thọ đã vận chuyển được khoảng 85 tấn hàng, vượt chỉ tiêu 15%, được tặng thưởng cờ thi đua. Tính toàn chiến dịch, riêng ông Thắng đã vận chuyển được 3.700 kg hàng hóa trên tổng chiều dài 2.100 km. Chiếc xe ông sử dụng được công nhận là xe thồ có năng suất cao nhất chiến dịch Điện Biên Phủ.
Kỷ lục xe đạp thồ chở 345,5 kg
Xe đạp thồ cải tiến sau đó được phổ biến rộng rãi khắp các vùng Việt Bắc, Liên khu 3, Liên khu 4. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Thanh Hóa là địa phương huy động nhiều nhất phương tiện này với khoảng 3.500 chiếc.
Theo tư liệu Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, đoàn xe thồ dân công kháng chiến thị xã Thanh Hóa ra đời sớm nhất với gần 100 người và xe. Tiếp theo là các đoàn xe thồ của huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Đông Sơn, Thạch Thành, Hà Trung, Nông Cống...
Ông Trịnh Quang Thềm, Đội trưởng Đội Dân công hỏa tuyến xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn từng tham gia đoàn xe đạp thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, kể khoảng cuối năm 1953 "khắp nơi ở Thanh Hóa sục sôi khí thế ra trận". Cùng năm đó, ông Thềm xung phong vào đoàn xe đạp thồ của địa phương.
Sau thời gian huấn luyện ngắn ở huyện, ông lên Phố Cống, huyện Ngọc Lặc nhận xe chở hàng đi Lai Châu, Sơn La. Cung đường hơn 500 km đèo dốc nhưng chuyến nào xe của ông và đồng đội cũng chất đầy lương thực. "Cứ ngày nghỉ đêm đến lại hành quân để tránh máy bay oanh tạc", ông Thềm kể.
Cung đường đèo dốc lên Tây Bắc vốn gian lao lại hành quân đêm tối nên khó khăn thêm gấp bội. Mỗi ngày trung bình đoàn xe thồ của ông Thềm di chuyển được 15-20 km. Mưa cũng như nắng, họ đi không ngừng nghỉ.
Lúc bấy giờ hầu hết nông dân nghèo như ông Thềm không có xe đạp nên không biết đi. Nhận nhiệm vụ tải lương, mọi người được tập huấn sơ qua cách điều khiển xe, nhưng cũng chỉ tập đẩy, tập thồ chứ không có thời gian tập đi xe. "Nhiều người thồ rất giỏi nhưng không hề biết đi xe đạp", ông Thềm nói.
Hơn 11.000 dân công xe thồ của tỉnh Thanh Hóa tập kết tại các kho lương ở huyện Cẩm Thủy và thị trấn Hồi Xuân của huyện Quan Hóa (cách TP Thanh Hóa hơn 120 km) để biên chế và chỉnh đốn đội ngũ. Người khỏe và xe tốt được phân công tham gia hỏa tuyến, người trung bình tham gia trung tuyến, phụ nữ và người cao tuổi ở hậu tuyến.
Nhân dân các thị trấn ở Thanh Hóa tiễn đưa đoàn dân công xe đạp thồ lên đường phục vụ tiền tuyến năm 1954.
Các đội xe biên chế theo từng huyện, mỗi huyện một đại đội hay còn gọi là một C. Dưới đại đội là trung đội với mỗi đơn vị có khoảng 30-40 người và xe. Trung đội lại chia thành các tiểu đội khoảng 15 người hợp thành các tổ tam tam (ba người một). Khi xuống dốc, một người cầm tay lái, hai người kéo cho xe hàng khỏi trôi. Khi lên dốc, một người đi trước buộc dây vào cổ xe kéo lên, người phía sau dùng sức đẩy.
Trong mỗi đội hình xe đạp thồ còn có một xe chuyên chở đồ nghề, phụ tùng thay thế, bếp than để vá chín săm cho các xe bị hỏng hóc. "Xưởng sửa chữa lưu động" này sẵn sàng thay lốp, tăng vành, hàn khung để đảm bảo toàn đội hình hành quân chi viện đúng thời gian quy định.
Phong trào "thồ nhiều, đi nhanh" ngày càng lan rộng, cổ vũ dân công tăng trọng lượng thồ hàng. Ban đầu mỗi xe chỉ chở 100-200 kg một chuyến, về sau tăng lên 300 kg và nhiều hơn nữa. Trong số dân công xe thồ ở xứ Thanh ngày ấy, nổi bật là "kiện tướng xe thồ" Cao Văn Tỵ, luôn chở 315 kg.
Ông Bùi Tín - người hai lần vinh dự được tặng thưởng Huy hiệu Hồ Chí Minh và Huân chương chiến công hạng ba, chở được 320 kg trong suốt chiến dịch. Đặc biệt là "nhà vô địch xe thồ xứ Thanh" Trịnh Ngọc với kỷ lục vận chuyển 345,5 kg một chuyến, được coi là huyền thoại trên những cung đường đèo dốc cheo leo, hiểm trở khi đưa hàng từ Thanh Hóa ra Điện Biên Phủ.
"Tinh thần chúng tôi khi đó quyết tâm lắm. Vì nhiệm vụ được giao, khó khăn mấy cũng gắng vượt qua, nhọc nhằn mấy cũng phải đi. Mang được một kg lương thực lên Điện Biên là vô cùng gian khổ, là xương máu chứ không phải bình thường", cựu dân công hỏa tuyến Trịnh Quang Thềm kể.
Ông Thềm bảo giờ nghĩ lại con đường ấy cũng không thể tưởng tượng tại sao lại vượt qua được, "giống như câu chuyện huyền thoại". Phát minh cải tiến xe đạp thồ thực sự là "kỳ tích", bởi nếu cứ gánh mỗi lượt 20 kg thì không biết đến bao giờ mới đủ số quân lương cho chiến dịch.
Chiếc xe đạp thồ của ông Trịnh Ngọc, từng chở hơn 345 kg lương thực trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Thanh Hóa vận chuyển 56% lương thực, 40% thực phẩm cho chiến dịch
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Thanh Hóa là hậu phương lớn khi huy động hơn 180.000 dân công gánh bộ, 11.000 dân công xe đạp thồ chuyển tiếp. Toàn tỉnh đã có hơn một triệu lượt người (với khoảng 27 triệu ngày công) tham gia chiến dịch, bằng nửa số dân của tỉnh lúc bấy giờ.
Cùng với ôtô, thuyền nan, xe bò, xe ngựa..., đoàn xe đạp thồ hơn 3.500 chiếc của Thanh Hóa đã thực hiện gần 16.000 lượt vận chuyển lương thực, thuốc men, đạn dược ra mặt trận. Tỉnh đã vận chuyển ra chiến trường hơn 9.000 tấn gạo, chiếm 56% tổng lượng gạo cho tuyến đầu; 450 tấn cá khô, 2.000 con lợn, 1.300 con bò, 250.000 quả trứng, 150 tấn đậu, 20.000 chai nước mắm cùng hàng trăm tấn rau củ, chiếm 40% số thực phẩm sử dụng trong toàn chiến dịch.
Ở phạm vi toàn quốc, trong toàn chiến dịch Điện Biên Phủ, Việt Minh đã huy động được gần 21.000 xe đạp thồ các loại. Cùng với 11.800 bè mảng, hơn 7.000 xe cút kít, hơn 2.000 xe trâu, xe ngựa... đã vận chuyển hơn 25.000 tấn lương thực, 266 tấn muối, 62 tấn đường, 577 tấn thịt, 565 tấn lương khô, 1.200 tấn đạn, hơn 1.700 tấn xăng dầu và 177 tấn vật chất khác.
Nhà báo Pháp Giuyn Roa trong cuốn La Bataille de dien Bien phu cho rằng "không phải viện trợ của Trung Quốc đánh bại tướng Navarre (Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh ở Đông Dương) mà chính là những chiếc xe đạp Peugeot thồ 200-300 kg hàng, được đẩy bằng sức người - những người ăn chưa no và ngủ nằm ngay dưới đất trải tấm nylon. Tướng Navarre thất bại không phải bởi các phương tiện mà bởi trí thông minh, lòng quyết tâm chiến thắng của đối phương".
Khi tổng kết chiến dịch Điện Biên Phủ, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết trong hồi ký Điện Biên - Điểm hẹn lịch sử: "Vận tải xe thồ đã trở thành binh chủng vận tải quan trọng thứ hai, đứng sau xe cơ giới".