CTTĐT - Chiều 5/5, tại điểm cầu tỉnh Kon Tum, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương về công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024.
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Dự Hội nghị, tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện Yên Bình, Trấn Yên và Thành phố Yên Bái. Hội nghị cũng được tổ chức trực tuyến đến điểm cầu các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên và Thị xã Nghĩa Lộ.
Theo công bố hiện trạng rừng năm 2023 của 60 tỉnh, thành phố có rừng, cả nước hiện có 14.860.309 ha rừng, trong đó có 10.129.751ha rừng tự nhiên và 4.730.557 ha rừng trồng. Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 42,2%.
Trong những năm qua, nhận thức về vai trò của rừng trong đời sống xã hội, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng của chính quyền địa phương các cấp, của các ngành và của xã hội ngày càng được nâng cao. Công tác dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng đã được quan tâm thực hiện. Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước với nhiều hình thức và nội dung tuyên truyền đa dạng về phòng cháy chữa cháy rừng. Trang thiết bị, phương tiện phòng cháy chữa cháy rừng như flycam, thiết bị không người lái, Camera 360 phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng đã được một số địa phương, đơn vị quan tâm đầu tư. Một số địa phương đã có nhiều chính sách tài chính ưu tiên cho lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng như Hà Nội, Quảng Ninh, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai... đã giúp cho công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng đạt hiệu quả. Tuy nhiên, trong năm 2023, cả nước vẫn xảy ra 3.327 vụ vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, giảm 597 vụ so với cùng kỳ 2022. Trong 4 tháng đầu năm 2024, đã phát hiện 650 vụ phá rừng, giảm 75,7 ha so với cùng kỳ. Các vụ phá rừng tập trung chủ yếu tại các tỉnh vùng Tây Nguyên, vùng miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ như Bắc Kạn, Sơn La, Điện Biên, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên...
Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng đã được chú trọng nhưng trong năm 2023, cả nước đã xảy ra 310 vụ cháy rừng gây ảnh hưởng đến 674,5 ha rừng. Trong 4 tháng đầu năm 2024, cả nước đã xảy ra 89 vụ cháy rừng với diện tích rừng gây ảnh hưởng đến 498 ha rừng, chủ yếu là các diện tích rừng trồng, rừng tự nhiên nghèo và rừng non phục hồi, tăng hơn 25% so với cùng kỳ 2023. Các vụ cháy rừng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đặc biệt, có những vụ cháy rừng đã gây thiệt hại về người.
Tại Yên Bái, toàn tỉnh hiện có 434.646 ha diện tích đất có rừng; tỷ lệ che phủ rừng luôn được duy trì ổn định 63% - là một trong 6 tỉnh có độ che phủ rừng lớn nhất cả nước. Xác định công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, hàng năm, Ban Chỉ đạo các cấp về Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững đã rà soát kiện toàn nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương. Các cơ quan, lực lượng chức năng đã phối hợp thực hiện kiểm tra, phát hiện kịp thời, khắc phục tình trạng yếu kém trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại địa phương. Nhờ đó diện tích rừng hiện có luôn được bảo vệ tốt. Năm 2023, toàn tỉnh đã tổ chức giao khoán bảo vệ được 232.079,5 ha; trồng được 16.065,4 ha rừng các loại. Sản phẩm khai thác gỗ rừng trồng đạt 841.594 m3... Tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng tự nhiên để trồng rừng cơ bản được kiểm soát. Công tác quy hoạch, bảo vệ, phát triển rừng bước đầu đã có sự đồng bộ, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tỉnh đã quán triệt, chỉ đạo các ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, nhất là các khu vực trọng điểm về cháy rừng; duy trì nghiêm chế độ trực ban, phân công lực lượng trực 24/24 giờ trong suốt mùa khô hanh và các ngày nắng nóng kéo dài để kịp thời xử lý tình huống khi có cháy rừng xảy ra. Tuy nhiên, do diễn biến thời tiết bất thường và ý thức bất cẩn của một số người dân khi sử dụng lửa để đốt dọn vệ sinh để chuẩn bị trồng lại rừng sau khai thác nên trong năm 2023, toàn tỉnh đã xảy ra 05 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 46,43 ha rừng. Trong 4 tháng đầu năm 2024 đã xảy ra 13 vụ cháy trên diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp, trong đó có 07 vụ cháy gây thiệt hại về rừng với tổng diện tích rừng thiệt hại khoảng 27,89 ha.
Tại Hội nghị, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng thông tin tình hình, dự báo thời tiết gây ảnh hưởng đến công tác phòng cháy chữa cháy rừng năm 2024 trên phạm vi cả nước. Các bộ, ngành, địa phương đã tập trung thảo luận, làm rõ những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc, đồng thời đề xuất những giải pháp để triển khai thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trong thời gian tới.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tốt với các địa phương, các bộ ngành để hoàn thiện các nghị định liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; chủ trì phối hợp với các ngành tham mưu về quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng; là đầu mối tiếp nhận nhu cầu đầu tư của các địa phương. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia kịp thời thông báo, dự báo tình hình thời tiết chính xác, kịp thời. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông thực hiện tốt công tác tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy rừng từ nay đến hết mùa khô.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cũng yêu cầu các địa phương cần xác định rõ trách nhiệm của mình trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; không được lơ là, chủ quan, đặc biệt trong tình hình thời tiết cực đoan, diễn biến khó lường, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; chuẩn bị chu đáo để thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ khi xảy ra tình huống cháy rừng; tiếp tục quan tâm chăm lo cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; quan tâm ngăn chặn tình trạng di dân tự do, canh tác tại khu vực giáp ranh với rừng; tăng cường công tác tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy rừng.
1581 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 5/5, tại điểm cầu tỉnh Kon Tum, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương về công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024. Dự Hội nghị, tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện Yên Bình, Trấn Yên và Thành phố Yên Bái. Hội nghị cũng được tổ chức trực tuyến đến điểm cầu các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên và Thị xã Nghĩa Lộ.
Theo công bố hiện trạng rừng năm 2023 của 60 tỉnh, thành phố có rừng, cả nước hiện có 14.860.309 ha rừng, trong đó có 10.129.751ha rừng tự nhiên và 4.730.557 ha rừng trồng. Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 42,2%.
Trong những năm qua, nhận thức về vai trò của rừng trong đời sống xã hội, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng của chính quyền địa phương các cấp, của các ngành và của xã hội ngày càng được nâng cao. Công tác dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng đã được quan tâm thực hiện. Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước với nhiều hình thức và nội dung tuyên truyền đa dạng về phòng cháy chữa cháy rừng. Trang thiết bị, phương tiện phòng cháy chữa cháy rừng như flycam, thiết bị không người lái, Camera 360 phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng đã được một số địa phương, đơn vị quan tâm đầu tư. Một số địa phương đã có nhiều chính sách tài chính ưu tiên cho lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng như Hà Nội, Quảng Ninh, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai... đã giúp cho công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng đạt hiệu quả. Tuy nhiên, trong năm 2023, cả nước vẫn xảy ra 3.327 vụ vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, giảm 597 vụ so với cùng kỳ 2022. Trong 4 tháng đầu năm 2024, đã phát hiện 650 vụ phá rừng, giảm 75,7 ha so với cùng kỳ. Các vụ phá rừng tập trung chủ yếu tại các tỉnh vùng Tây Nguyên, vùng miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ như Bắc Kạn, Sơn La, Điện Biên, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên...
Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng đã được chú trọng nhưng trong năm 2023, cả nước đã xảy ra 310 vụ cháy rừng gây ảnh hưởng đến 674,5 ha rừng. Trong 4 tháng đầu năm 2024, cả nước đã xảy ra 89 vụ cháy rừng với diện tích rừng gây ảnh hưởng đến 498 ha rừng, chủ yếu là các diện tích rừng trồng, rừng tự nhiên nghèo và rừng non phục hồi, tăng hơn 25% so với cùng kỳ 2023. Các vụ cháy rừng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đặc biệt, có những vụ cháy rừng đã gây thiệt hại về người.
Tại Yên Bái, toàn tỉnh hiện có 434.646 ha diện tích đất có rừng; tỷ lệ che phủ rừng luôn được duy trì ổn định 63% - là một trong 6 tỉnh có độ che phủ rừng lớn nhất cả nước. Xác định công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, hàng năm, Ban Chỉ đạo các cấp về Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững đã rà soát kiện toàn nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương. Các cơ quan, lực lượng chức năng đã phối hợp thực hiện kiểm tra, phát hiện kịp thời, khắc phục tình trạng yếu kém trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại địa phương. Nhờ đó diện tích rừng hiện có luôn được bảo vệ tốt. Năm 2023, toàn tỉnh đã tổ chức giao khoán bảo vệ được 232.079,5 ha; trồng được 16.065,4 ha rừng các loại. Sản phẩm khai thác gỗ rừng trồng đạt 841.594 m3... Tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng tự nhiên để trồng rừng cơ bản được kiểm soát. Công tác quy hoạch, bảo vệ, phát triển rừng bước đầu đã có sự đồng bộ, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tỉnh đã quán triệt, chỉ đạo các ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, nhất là các khu vực trọng điểm về cháy rừng; duy trì nghiêm chế độ trực ban, phân công lực lượng trực 24/24 giờ trong suốt mùa khô hanh và các ngày nắng nóng kéo dài để kịp thời xử lý tình huống khi có cháy rừng xảy ra. Tuy nhiên, do diễn biến thời tiết bất thường và ý thức bất cẩn của một số người dân khi sử dụng lửa để đốt dọn vệ sinh để chuẩn bị trồng lại rừng sau khai thác nên trong năm 2023, toàn tỉnh đã xảy ra 05 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 46,43 ha rừng. Trong 4 tháng đầu năm 2024 đã xảy ra 13 vụ cháy trên diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp, trong đó có 07 vụ cháy gây thiệt hại về rừng với tổng diện tích rừng thiệt hại khoảng 27,89 ha.
Tại Hội nghị, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng thông tin tình hình, dự báo thời tiết gây ảnh hưởng đến công tác phòng cháy chữa cháy rừng năm 2024 trên phạm vi cả nước. Các bộ, ngành, địa phương đã tập trung thảo luận, làm rõ những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc, đồng thời đề xuất những giải pháp để triển khai thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trong thời gian tới.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tốt với các địa phương, các bộ ngành để hoàn thiện các nghị định liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; chủ trì phối hợp với các ngành tham mưu về quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng; là đầu mối tiếp nhận nhu cầu đầu tư của các địa phương. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia kịp thời thông báo, dự báo tình hình thời tiết chính xác, kịp thời. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông thực hiện tốt công tác tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy rừng từ nay đến hết mùa khô.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cũng yêu cầu các địa phương cần xác định rõ trách nhiệm của mình trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; không được lơ là, chủ quan, đặc biệt trong tình hình thời tiết cực đoan, diễn biến khó lường, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; chuẩn bị chu đáo để thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ khi xảy ra tình huống cháy rừng; tiếp tục quan tâm chăm lo cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; quan tâm ngăn chặn tình trạng di dân tự do, canh tác tại khu vực giáp ranh với rừng; tăng cường công tác tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy rừng.