CTTĐT - Chiều 14/5, đồng chí Trần Lưu Quang - Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp”. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến đến điểm cầu trụ sở UBND thuộc 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Dự Hội nghị, tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo, chuyên viên liên quan các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Công thương, Công an tỉnh; lãnh đạo UBND, lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế các huyện Trấn Yên, Yên Bình và Thành phố Yên Bái; đại diện một số doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, những năm gần đây, ngành Nông nghiệp đã chủ động triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số, nhất là ứng dụng công nghệ số vào thực tiễn như trí tuệ nhân tạo, quản trị dữ liệu, IoT, tự động hóa... vào hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đã giúp tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, công cuộc số hóa trong lĩnh vực nông nghiệp từ trung ương đến địa phương cũng đang đối mặt với không ít rào cản và thách thức như: nhận thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ số còn hạn chế; sự kết nối, chia sẻ, liên kết giữa các bên liên quan như cơ quan quản lý nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp, doanh nghiệp công nghệ, hợp tác xã, người nông dân còn chưa chặt chẽ, hệ thống hạ tầng công nghệ chưa đồng đều giữa các khu vực và vùng địa lý, thể chế đầu tư cho chuyển đổi số còn chưa đồng bộ… Vì vậy, Chính phủ, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã nhận thấy rất rõ tính cấp thiết phải có những giải pháp toàn diện nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, ứng dụng số hóa nhanh và hiệu quả hơn nữa trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tại Hội nghị, các bộ, ngành, các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, địa phương đã tập trung thảo luận về đổi mới, sáng tạo thúc đẩy kinh tế số trong nông nghiệp; việc ứng dụng Đề án 06 thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp; những giải pháp thúc đẩy số hóa các ngành nông sản đáp ứng yêu cầu của thị trường; nút thắt và kiến nghị các chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã công nghệ tham gia thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp; những thuận lợi, khó khăn và kiến nghị nhằm thúc đẩy số hóa trong nông nghiệp tại địa phương…
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước phát biểu tham luận tại Hội nghị
Phát biểu tham luận tại Hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước cho biết thực hiện công tác chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số trong nông nghiệp nói riêng, tỉnh Yên Bái đã ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, trong đó 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã thành lập được tổ chuyển đổi số cộng đồng. Yên Bái cũng là tỉnh đầu tiên thành lập Trung tâm Chuyển đổi số trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông. Hạ tầng công nghệ thông tin được đầu tư, nâng cấp. Hiện nay, 100% các đơn vị xã, phường, thị trấn có băng thông rộng cáp quang; sóng 4G được phủ sóng đến 94% dân số. Tỷ lệ hộ gia đình có sử dụng điện thoại thông minh đạt 94,7%. Riêng đối với chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, chuyển đổi số đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy nhanh từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Chuyển đổi số, công nghệ thông tin giúp người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các kinh nghiệm, kiến thức, các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; lựa chọn được giống và vật tư nông nghiệp một cách dễ dàng. Công nghệ thông tin cũng giúp tự động hóa, giảm thiểu chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giúp kiểm soát minh bạch hơn về quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông nghiệp. Tỉnh Yên Bái có nhiều sản phẩm đặc sản hữu cơ như chè Suối Giàng, mật ong Mù Cang Chải… được truy xuất nguồn gốc; các sản phẩm OCOP được đưa lên sàn thương mại điện tử… Ngoài ra, chuyển đổi số còn được tỉnh Yên Bái áp dụng trong thực hiện hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản trên hồ Thác Bà; hệ thống đo mưa tự động tại các địa phương trong tỉnh để phục vụ cảnh báo thiên tai…
Để thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và ban hành Kiến trúc dữ liệu nền tảng ngành Nông nghiệp đồng thời có các giải pháp để thu thập, quản lý, và sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả, đồng bộ từ việc theo dõi thời tiết, quản lý sản xuất nông nghiệp, đến thị trường và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp tổ chức các đợt tập huấn nhằm nâng cao trình độ công nghệ thông tin, chuyển đổi số, hỗ trợ truy xuất nguồn gốc. Từ đó, người sản xuất sẽ được nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ số nông nghiệp, nâng cao kỹ năng quảng bá sản phẩm, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận trực tiếp với khách hàng, tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu thị trường, xu hướng tiêu dùng để tổ chức sản xuất hiệu quả; Tiếp tục rà soát, xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ chuyển đổi số trong nông nghiệp phù hợp, kịp thời, tạo động lực thúc đẩy chuyển đổi số ngành nông nghiệp đúng hướng, hiệu quả.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh: đối tượng chính của ngành Nông nghiệp là nông dân. Thời gian qua, các doanh nghiệp, hợp tác xã đã tích cực thực hiện công tác chuyển đổi số, góp phần tạo sự bứt phát cho ngành Nông nghiệp Việt Nam. Đến nay, Nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể, giá gạo của Việt Nam hiện đã cao hơn gạo của Thái Lan, hình ảnh, vị thế của Việt Nam cũng được nâng lên. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ghi nhận những nỗ lực quan trọng của ngành Nông nghiệp và sự phối hợp của các bộ ngành, các địa phương trong thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp. Phó Thủ tướng Chính phủ cũng lưu ý ngành Nông nghiệp hiện còn 6 việc còn vướng mắc, hạn chế, cần quan tâm đó là thể chế, hạ tầng số nông nghiệp còn rất yếu, thủ tục hành chính của ngành còn hạn chế, số liệu dữ liệu hoá chưa cao, nhân lực cho lĩnh vực này còn thiếu. Do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải quan tâm cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt các thủ tục đối với nông dân càng phải đơn giản, cần hợp nhất có hệ thống thông tin dữ liệu trong thủ tuc hành chính kết nối với dịch vụ công quốc gia. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cũng khẳng định Chính phủ luôn đồng hành và cam kết hỗ trợ tối đa cho ngành Nông nghiệp, chỉ đạo các bộ ngành hỗ trợ ngành Nông nghiệp bứt phá mạnh mẽ trong công tác chuyển đổi số và đạt nhiều thành tựu quan trọng trong thời gian ngắn nhất.
3533 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 14/5, đồng chí Trần Lưu Quang - Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp”. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến đến điểm cầu trụ sở UBND thuộc 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.Dự Hội nghị, tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo, chuyên viên liên quan các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Công thương, Công an tỉnh; lãnh đạo UBND, lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế các huyện Trấn Yên, Yên Bình và Thành phố Yên Bái; đại diện một số doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, những năm gần đây, ngành Nông nghiệp đã chủ động triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số, nhất là ứng dụng công nghệ số vào thực tiễn như trí tuệ nhân tạo, quản trị dữ liệu, IoT, tự động hóa... vào hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đã giúp tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, công cuộc số hóa trong lĩnh vực nông nghiệp từ trung ương đến địa phương cũng đang đối mặt với không ít rào cản và thách thức như: nhận thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ số còn hạn chế; sự kết nối, chia sẻ, liên kết giữa các bên liên quan như cơ quan quản lý nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp, doanh nghiệp công nghệ, hợp tác xã, người nông dân còn chưa chặt chẽ, hệ thống hạ tầng công nghệ chưa đồng đều giữa các khu vực và vùng địa lý, thể chế đầu tư cho chuyển đổi số còn chưa đồng bộ… Vì vậy, Chính phủ, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã nhận thấy rất rõ tính cấp thiết phải có những giải pháp toàn diện nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, ứng dụng số hóa nhanh và hiệu quả hơn nữa trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tại Hội nghị, các bộ, ngành, các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, địa phương đã tập trung thảo luận về đổi mới, sáng tạo thúc đẩy kinh tế số trong nông nghiệp; việc ứng dụng Đề án 06 thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp; những giải pháp thúc đẩy số hóa các ngành nông sản đáp ứng yêu cầu của thị trường; nút thắt và kiến nghị các chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã công nghệ tham gia thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp; những thuận lợi, khó khăn và kiến nghị nhằm thúc đẩy số hóa trong nông nghiệp tại địa phương…
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước phát biểu tham luận tại Hội nghị
Phát biểu tham luận tại Hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước cho biết thực hiện công tác chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số trong nông nghiệp nói riêng, tỉnh Yên Bái đã ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, trong đó 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã thành lập được tổ chuyển đổi số cộng đồng. Yên Bái cũng là tỉnh đầu tiên thành lập Trung tâm Chuyển đổi số trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông. Hạ tầng công nghệ thông tin được đầu tư, nâng cấp. Hiện nay, 100% các đơn vị xã, phường, thị trấn có băng thông rộng cáp quang; sóng 4G được phủ sóng đến 94% dân số. Tỷ lệ hộ gia đình có sử dụng điện thoại thông minh đạt 94,7%. Riêng đối với chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, chuyển đổi số đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy nhanh từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Chuyển đổi số, công nghệ thông tin giúp người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các kinh nghiệm, kiến thức, các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; lựa chọn được giống và vật tư nông nghiệp một cách dễ dàng. Công nghệ thông tin cũng giúp tự động hóa, giảm thiểu chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giúp kiểm soát minh bạch hơn về quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông nghiệp. Tỉnh Yên Bái có nhiều sản phẩm đặc sản hữu cơ như chè Suối Giàng, mật ong Mù Cang Chải… được truy xuất nguồn gốc; các sản phẩm OCOP được đưa lên sàn thương mại điện tử… Ngoài ra, chuyển đổi số còn được tỉnh Yên Bái áp dụng trong thực hiện hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản trên hồ Thác Bà; hệ thống đo mưa tự động tại các địa phương trong tỉnh để phục vụ cảnh báo thiên tai…
Để thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và ban hành Kiến trúc dữ liệu nền tảng ngành Nông nghiệp đồng thời có các giải pháp để thu thập, quản lý, và sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả, đồng bộ từ việc theo dõi thời tiết, quản lý sản xuất nông nghiệp, đến thị trường và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp tổ chức các đợt tập huấn nhằm nâng cao trình độ công nghệ thông tin, chuyển đổi số, hỗ trợ truy xuất nguồn gốc. Từ đó, người sản xuất sẽ được nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ số nông nghiệp, nâng cao kỹ năng quảng bá sản phẩm, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận trực tiếp với khách hàng, tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu thị trường, xu hướng tiêu dùng để tổ chức sản xuất hiệu quả; Tiếp tục rà soát, xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ chuyển đổi số trong nông nghiệp phù hợp, kịp thời, tạo động lực thúc đẩy chuyển đổi số ngành nông nghiệp đúng hướng, hiệu quả.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh: đối tượng chính của ngành Nông nghiệp là nông dân. Thời gian qua, các doanh nghiệp, hợp tác xã đã tích cực thực hiện công tác chuyển đổi số, góp phần tạo sự bứt phát cho ngành Nông nghiệp Việt Nam. Đến nay, Nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể, giá gạo của Việt Nam hiện đã cao hơn gạo của Thái Lan, hình ảnh, vị thế của Việt Nam cũng được nâng lên. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ghi nhận những nỗ lực quan trọng của ngành Nông nghiệp và sự phối hợp của các bộ ngành, các địa phương trong thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp. Phó Thủ tướng Chính phủ cũng lưu ý ngành Nông nghiệp hiện còn 6 việc còn vướng mắc, hạn chế, cần quan tâm đó là thể chế, hạ tầng số nông nghiệp còn rất yếu, thủ tục hành chính của ngành còn hạn chế, số liệu dữ liệu hoá chưa cao, nhân lực cho lĩnh vực này còn thiếu. Do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải quan tâm cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt các thủ tục đối với nông dân càng phải đơn giản, cần hợp nhất có hệ thống thông tin dữ liệu trong thủ tuc hành chính kết nối với dịch vụ công quốc gia. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cũng khẳng định Chính phủ luôn đồng hành và cam kết hỗ trợ tối đa cho ngành Nông nghiệp, chỉ đạo các bộ ngành hỗ trợ ngành Nông nghiệp bứt phá mạnh mẽ trong công tác chuyển đổi số và đạt nhiều thành tựu quan trọng trong thời gian ngắn nhất.