CTTĐT - Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng.
Bác Hồ và nông dân. Ảnh: Tư liệu
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài, nhưng có tài mà không có đức là người vô dụng, song có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.
Theo Hồ Chí Minh, những chuẩn mực đạo đức cách mạng chung nhất của người cách mạng trong quan hệ với nhân dân bao gồm những điểm sau: trung thực, kính trọng, lễ phép. Trung thực, kính trọng, lễ phép với nhân dân theo Hồ Chí Minh dạy không chỉ là thái độ trong giao tiếp, mà còn là nội dung tư tưởng sâu sắc, xuất phát từ quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Quyền hạn và lợi ích lực lượng là ở dân, nên Hồ Chí Minh nói “Đảng và Chính phủ là đày tớ nhân dân, chứ không phải là quan của nhân dân”.
Trung thực, theo tư tưởng Hồ Chí Minh được biểu hiện là lời nói luôn đi đôi với việc làm, trong công việc phải tận tâm, tận lực, có trách nhiệm, gương mẫu phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, cán bộ, đảng viên phải luôn giữ vững nguyên tắc “dĩ công vi thượng”, nghĩa là để việc công lên trên, lên trước việc tư. Người luôn giáo dục, nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải “chí công vô tư”, nghĩa là phải biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích của Tổ quốc, nhân dân và của Đảng. Theo Hồ Chí Minh, muốn tiến hành tốt các nội dung nêu gương, thì cán bộ, đảng viên phải luôn thực hiện “nói đi đôi với làm” và phải biết lấy người tốt, việc tốt để tuyên truyền cho sự nêu gương. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng, là biểu hiện đặc trưng của tính trung thực trong mỗi cán bộ, đảng viên. Bởi vì, chỉ có nhất quán giữa nói và làm thì người cán bộ, đảng viên mới giành được lòng tin của quần chúng. Nếu người cán bộ, đảng viên nói nhiều làm ít, nói mà không làm, hoặc “nói một đằng làm một nẻo”, thì nhất định sẽ mất uy tín trước đơn vị, trước cộng đồng, và vai trò của sự nêu gương sẽ không thể phát huy được. Sự thống nhất giữa lời nói và việc làm còn là một yêu cầu khách quan của phẩm chất người cán bộ, đảng viên, nhất là trong tình hình hiện nay.
Kính trọng, lễ phép với nhân dân là tận tụy phục vụ nhân dân lao động vô điều kiện, không phân biệt già trẻ, sang hèn, địa vị cao, thấp, giá trị kinh tế lớn hay nhỏ. Không được phép vụ lợi, thiếu công tâm, thiếu khách quan, thiên lệch trong công việc. Phải đi sâu tìm hiểu hoàn cảnh, đời sống, nắm tâm tư nguyện vọng của nhân dân để có biện pháp giải quyết thích hợp hoặc đề nghị cấp trên, cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trước những yêu cầu của dân, người cán bộ, đảng viên không được phép né tránh, bàng quan, vô trách nhiệm, bao che, để dây dưa kéo dài, sách nhiễu, đòi hỏi, kiếm chác, ăn hối lộ. Đồng thời, người cán bộ, đảng viên cũng phải giỏi chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ, nắm vững pháp luật để phục vụ nhân dân có hiệu quả. Kính trọng, lễ phép với nhân dân còn là tôn trọng và cương quyết bảo vệ mọi thành quả cách mạng mà nhân dân giành được; tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện nghiêm minh kỷ cương pháp luật, kính trọng trong quan hệ với mọi người khi làm việc; tôn trọng truyền thống tốt đẹp và phong tục tập quán lành mạnh của nhân dân...
Theo Hồ Chí Minh, trung thực, kính trọng, lễ phép với nhân dân là biết dựa vào dân, tổ chức vận động các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Người cán bộ, đảng viên phải biết kính trọng người già, quý mến trẻ em, giúp đỡ người khó khăn hoạn nạn. Trong xưng hô phải lễ phép, lắng nghe ý kiến của dân, không quát tháo, đe nẹt, dọa nạt nhân dân; không được lạnh nhạt, trịch thượng, quan cách, hách dịch, ban ơn, coi thường, trù úm dân.
Trung thực, kính trọng, lễ phép với nhân dân chính là người cán bộ, đảng viên đã tạo môi trường xã hội ổn định, lành mạnh giúp cho các tầng lớp nhân dân có điều kiện yên tâm sản xuất, sinh sống, lao động sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Mặt khác, bản thân người cán bộ cũng phải không ngừng học tập nâng cao trình độ, tiếp thu những kiến thức khoa học, sử dụng tốt những máy móc, công nghệ, phương tiện hiện đại được trang bị trong công tác.
Trung thực, kính trọng, lễ phép với nhân dân còn gắn liền với lý luận và thực tiễn của vấn đề dân chủ. Nền dân chủ của chế độ ta là nền dân chủ của nhân dân lao động, nên một mặt, nó phải đảm bảo quyền lực cho nhân dân lao động, nhưng mặt khác, phải chuyên chính với những kẻ hoạt động đi ngược lại lợi ích của nhân dân, chống lại nền dân chủ đó. Chỉ khi quyền lực của nhân dân ta được đảm bảo thì chế độ chính trị của xã hội ta mới được tồn tại vững chắc.
Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: Sức mạnh là ở nơi dân, chở thuyền và lật thuyền đều là dân; bao nhiêu lợi ích, quyền lực là ở nơi dân. Như vậy, nhân dân lao động trong xã hội ta là người có quyền lực cao nhất. Do vậy, mỗi người cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ tối quan trọng là góp phần đảm bảo quyền dân chủ cho nhân dân lao động, bảo vệ và giữ gìn quyền lực của nhân dân. Nền dân chủ của xã hội ta phát triển và bền vững bao nhiêu thì sự tồn tại, cũng như chất lượng của lực lượng cán bộ, thông qua từng cán bộ, chiến sĩ, mới vững chắc và phát triển bấy nhiêu. Đấy chính là cơ sở khách quan để người cán bộ phải luôn kính trọng, lễ phép với nhân dân. Thái độ kính trọng và lễ phép với nhân dân của mỗi người cán bộ không hề là thái độ mị dân, mà với lý luận dân chủ, đó là hành vi tôn trọng, vâng lời người có toàn bộ quyền lực - nhân dân lao động, đã đặt cả niềm tin tưởng của mình mà ủy quyền cho Đảng, Nhà nước./.
792 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng.Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài, nhưng có tài mà không có đức là người vô dụng, song có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.
Theo Hồ Chí Minh, những chuẩn mực đạo đức cách mạng chung nhất của người cách mạng trong quan hệ với nhân dân bao gồm những điểm sau: trung thực, kính trọng, lễ phép. Trung thực, kính trọng, lễ phép với nhân dân theo Hồ Chí Minh dạy không chỉ là thái độ trong giao tiếp, mà còn là nội dung tư tưởng sâu sắc, xuất phát từ quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Quyền hạn và lợi ích lực lượng là ở dân, nên Hồ Chí Minh nói “Đảng và Chính phủ là đày tớ nhân dân, chứ không phải là quan của nhân dân”.
Trung thực, theo tư tưởng Hồ Chí Minh được biểu hiện là lời nói luôn đi đôi với việc làm, trong công việc phải tận tâm, tận lực, có trách nhiệm, gương mẫu phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, cán bộ, đảng viên phải luôn giữ vững nguyên tắc “dĩ công vi thượng”, nghĩa là để việc công lên trên, lên trước việc tư. Người luôn giáo dục, nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải “chí công vô tư”, nghĩa là phải biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích của Tổ quốc, nhân dân và của Đảng. Theo Hồ Chí Minh, muốn tiến hành tốt các nội dung nêu gương, thì cán bộ, đảng viên phải luôn thực hiện “nói đi đôi với làm” và phải biết lấy người tốt, việc tốt để tuyên truyền cho sự nêu gương. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng, là biểu hiện đặc trưng của tính trung thực trong mỗi cán bộ, đảng viên. Bởi vì, chỉ có nhất quán giữa nói và làm thì người cán bộ, đảng viên mới giành được lòng tin của quần chúng. Nếu người cán bộ, đảng viên nói nhiều làm ít, nói mà không làm, hoặc “nói một đằng làm một nẻo”, thì nhất định sẽ mất uy tín trước đơn vị, trước cộng đồng, và vai trò của sự nêu gương sẽ không thể phát huy được. Sự thống nhất giữa lời nói và việc làm còn là một yêu cầu khách quan của phẩm chất người cán bộ, đảng viên, nhất là trong tình hình hiện nay.
Kính trọng, lễ phép với nhân dân là tận tụy phục vụ nhân dân lao động vô điều kiện, không phân biệt già trẻ, sang hèn, địa vị cao, thấp, giá trị kinh tế lớn hay nhỏ. Không được phép vụ lợi, thiếu công tâm, thiếu khách quan, thiên lệch trong công việc. Phải đi sâu tìm hiểu hoàn cảnh, đời sống, nắm tâm tư nguyện vọng của nhân dân để có biện pháp giải quyết thích hợp hoặc đề nghị cấp trên, cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trước những yêu cầu của dân, người cán bộ, đảng viên không được phép né tránh, bàng quan, vô trách nhiệm, bao che, để dây dưa kéo dài, sách nhiễu, đòi hỏi, kiếm chác, ăn hối lộ. Đồng thời, người cán bộ, đảng viên cũng phải giỏi chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ, nắm vững pháp luật để phục vụ nhân dân có hiệu quả. Kính trọng, lễ phép với nhân dân còn là tôn trọng và cương quyết bảo vệ mọi thành quả cách mạng mà nhân dân giành được; tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện nghiêm minh kỷ cương pháp luật, kính trọng trong quan hệ với mọi người khi làm việc; tôn trọng truyền thống tốt đẹp và phong tục tập quán lành mạnh của nhân dân...
Theo Hồ Chí Minh, trung thực, kính trọng, lễ phép với nhân dân là biết dựa vào dân, tổ chức vận động các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Người cán bộ, đảng viên phải biết kính trọng người già, quý mến trẻ em, giúp đỡ người khó khăn hoạn nạn. Trong xưng hô phải lễ phép, lắng nghe ý kiến của dân, không quát tháo, đe nẹt, dọa nạt nhân dân; không được lạnh nhạt, trịch thượng, quan cách, hách dịch, ban ơn, coi thường, trù úm dân.
Trung thực, kính trọng, lễ phép với nhân dân chính là người cán bộ, đảng viên đã tạo môi trường xã hội ổn định, lành mạnh giúp cho các tầng lớp nhân dân có điều kiện yên tâm sản xuất, sinh sống, lao động sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Mặt khác, bản thân người cán bộ cũng phải không ngừng học tập nâng cao trình độ, tiếp thu những kiến thức khoa học, sử dụng tốt những máy móc, công nghệ, phương tiện hiện đại được trang bị trong công tác.
Trung thực, kính trọng, lễ phép với nhân dân còn gắn liền với lý luận và thực tiễn của vấn đề dân chủ. Nền dân chủ của chế độ ta là nền dân chủ của nhân dân lao động, nên một mặt, nó phải đảm bảo quyền lực cho nhân dân lao động, nhưng mặt khác, phải chuyên chính với những kẻ hoạt động đi ngược lại lợi ích của nhân dân, chống lại nền dân chủ đó. Chỉ khi quyền lực của nhân dân ta được đảm bảo thì chế độ chính trị của xã hội ta mới được tồn tại vững chắc.
Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: Sức mạnh là ở nơi dân, chở thuyền và lật thuyền đều là dân; bao nhiêu lợi ích, quyền lực là ở nơi dân. Như vậy, nhân dân lao động trong xã hội ta là người có quyền lực cao nhất. Do vậy, mỗi người cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ tối quan trọng là góp phần đảm bảo quyền dân chủ cho nhân dân lao động, bảo vệ và giữ gìn quyền lực của nhân dân. Nền dân chủ của xã hội ta phát triển và bền vững bao nhiêu thì sự tồn tại, cũng như chất lượng của lực lượng cán bộ, thông qua từng cán bộ, chiến sĩ, mới vững chắc và phát triển bấy nhiêu. Đấy chính là cơ sở khách quan để người cán bộ phải luôn kính trọng, lễ phép với nhân dân. Thái độ kính trọng và lễ phép với nhân dân của mỗi người cán bộ không hề là thái độ mị dân, mà với lý luận dân chủ, đó là hành vi tôn trọng, vâng lời người có toàn bộ quyền lực - nhân dân lao động, đã đặt cả niềm tin tưởng của mình mà ủy quyền cho Đảng, Nhà nước./.