Mùa Xuân năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Ðảng Cộng sản Việt Nam. Đây là đóng góp to lớn có tính bước ngoặt tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho Việt Nam.
Không chỉ là người sáng lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng và rèn luyện Đảng ta thành một đảng kiên cường, giàu bản lĩnh và kinh nghiệm trong lãnh đạo cách mạng cũng như xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh.
.
Năm 1911, khi vừa tròn 21 tuổi, từ bến Cảng Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành tạm biệt quê hương yêu dấu đi tìm đường cứu nước. Sau hơn nửa thập kỷ tìm tòi, nghiên cứu, Người đã đến với ánh sáng của chủ nghĩa Marx-Lenin, ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười Nga (năm 1917).
Đến năm 1920, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin, Người đã thấy được cốt lõi trong tư tưởng của Lenin về đường lối cơ bản cho phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, từ đó tìm ra con đường giành độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.
Không chỉ là người sáng lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng và rèn luyện Đảng ta thành một đảng kiên cường, giàu bản lĩnh và kinh nghiệm trong lãnh đạo cách mạng cũng như xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh.
Người chỉ rõ: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi.” Sau này, trong bài “Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc,” gửi cho báo Pravđa (Liên Xô), Người tiếp tục khẳng định “chỉ có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin vào điều kiện cụ thể của nước mình thì mới có thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công.”
Ngay sau khi tìm ra hướng đi, Người tích cực chuẩn bị đầy đủ các yếu tố về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc ra đời Ðảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1921 đến cuối năm 1924, Người chủ yếu chuẩn bị về mặt chính trị, tư tưởng thông qua việc tập trung truyền bá lý luận Marx-Lenin vào giai cấp công nhân và các tầng lớp trí thức yêu nước.
Từ năm 1925 trở đi, Người bắt đầu xây dựng tổ chức. Trước hết, Người thành lập một tổ chức tiền thân của Ðảng Cộng sản, đó là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, hạt nhân là Cộng sản đoàn. Tiếp đến, Người mở lớp huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Những cán bộ này sau khi nắm được những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx-Lenin, trở về nước, thâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thực hiện "vô sản hóa."
Từ ngày 6/1-7/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở bán đảo Cửu Long, thuộc Hong Kong (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản. (Ảnh: Tranh tư liệu/TTXVN phát)
Nhờ thấm nhuần tư tưởng cách mạng tiên tiến nhất của thời đại, phong trào công nhân đã chuyển dần từ "tự phát" sang "tự giác," đặc biệt, giai cấp công nhân đã giác ngộ về sự cần thiết phải có Ðảng Cộng sản lãnh đạo.
Cuối những năm 20 của thế kỷ XX, các tổ chức cộng sản lần lượt được thành lập: Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ, An Nam Cộng sản Đảng ở Nam Kỳ, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ở Trung Kỳ.
Tuy nhiên, sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản hoạt động biệt lập trong một quốc gia là nguy cơ dẫn đến chia rẽ trong phong trào công nhân, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Yêu cầu bức thiết lúc đó là thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất để lãnh đạo phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam.
Mùa Xuân năm 1930, bằng uy tín và kinh nghiệm của mình, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đã tổ chức hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Ðảng Cộng sản Việt Nam, mở ra bước ngoặt trọng đại cho cách mạng Việt Nam.
Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời, gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới về sau trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Trước hết, để xây dựng Đảng ta thành một đảng vững mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết sáng tạo, khôn khéo yếu tố dân tộc và giai cấp. Người xác định: Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là đội tiên phong cách mạng của dân tộc.
Quan điểm này là một sáng tạo lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đã được cụ thể hóa vào thực tiễn sinh động của phong trào công nhân và cách mạng Việt Nam. Do vậy, trong xây dựng Đảng, không phải chỉ có giai cấp công nhân mà cả nhân dân lao động và toàn dân tộc đều tham gia. Điều này thực sự là niềm tự hào của Đảng ta, không phải đảng nào cũng có được.
Tiếp đến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành xây dựng, rèn luyện Đảng về mọi mặt, từ tư tưởng, chính trị, tổ chức, đạo đức đến phương thức lãnh đạo. Về tư tưởng chính trị, Người khẳng định: “Đảng có vững cách mệnh mới thành công... Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm nòng cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy...Chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lenin.”
Theo Người, chủ nghĩa Marx-Lenin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Tuy nhiên, Người cũng chỉ rõ nắm vững và thực hiện nguyên tắc này không phải theo cách giáo điều, mà phải vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với những điều kiện của Việt Nam, giải quyết những vấn đề cụ thể của cách mạng Việt Nam.
Về tổ chức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi phải thường xuyên kiện toàn bộ máy của Đảng trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng. Khi kiện toàn, phải chú ý tổ chức bộ máy, đồng thời xác định cơ chế hoạt động của bộ máy Đảng từ trung ương đến cơ sở nhằm phát huy cao nhất vai trò nền tảng của tổ chức cơ sở đảng và vai trò quyết định của tổ chức lãnh đạo cao nhất trong xây dựng, rèn luyện Đảng về tổ chức.
Mặt khác, Người rất chú ý tới mối quan hệ giữa bộ máy và con người trong kiện toàn tổ chức, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt và người đứng đầu bộ máy.
Về đạo đức, chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng đạo đức cách mạng là cái “gốc” của người cán bộ, đảng viên. Đạo đức của người cán bộ cách mạng được thể hiện trước hết ở chỗ luôn đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết, trước hết, biết giải quyết đúng đắn giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của giai cấp, của dân tộc.
Đạo đức cách mạng là sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, lãng phí, không hủ hoá, tham ô, không đặc quyền đặc lợi. “Đạo đức cách mạng là bất kì ở cương vị nào, bất kì làm công việc gì, đều không sợ khó, không sợ khổ, đều một lòng một dạ phục vụ lợi ích chung của giai cấp, của nhân dân...”
Bằng đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè quốc tế, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh theo dõi chặt chẽ diễn biến trận đánh các cứ điểm địch ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới (16/9/1950). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Về phương thức lãnh đạo, đây là yếu tố có quan hệ trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của cách mạng, đến sức mạnh và sự tồn vong của Đảng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành cho lợi ích của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, Đảng không có lợi ích riêng mà chỉ có một lợi ích vì độc lập tự do của dân tộc, ấm no hạnh phúc của nhân dân mà phấn đấu hy sinh.
Do đó, lãnh đạo phải biết lắng nghe ý kiến của quần chúng, bám sát quần chúng, bám sát thực tiễn để ra các quyết định lãnh đạo. Đó là ý thức, tư tưởng của Hồ Chí Minh và cũng là hoạt động thực tiễn cách mạng của Người về phương thức lãnh đạo của Đảng.
Xuất phát từ thực tiễn cụ thể ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện nghiêm túc và sáng tạo những nguyên tắc của chủ nghĩa Marx-Lenin về xây dựng Đảng. Trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ - nguyên tắc quyết định sức mạnh của Đảng.
Cùng với đó, trong sinh hoạt Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình và phê bình; nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh và tự giác; nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Ngoài ra, để Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, trong quá trình xây dựng, rèn luyện Đảng, Hồ Chí Minh đề ra phải thực hiện thật tốt công tác kiểm tra của Đảng. Theo Người, lãnh đạo mà không kiểm tra tức là không lãnh đạo; kiểm tra tốt thì bao nhiêu ưu điểm, khuyết điểm, đều thấy rõ; kiểm tra phải toàn diện và mọi sai lầm, khuyết điểm phải xử lý nghiêm minh, kịp thời...
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta trở thành đội tiền phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam; đã phát huy bản lĩnh và trí tuệ của mình, lãnh đạo nhân dân làm nên những kỳ tích.
Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra mục tiêu, đường lối, chiến lược cách mạng đúng đắn, đáp ứng đòi hỏi của lịch sử dân tộc và thời đại, đáp ứng được những đòi hỏi và nguyện vọng cấp bách nhất của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Từ một đảng mới 15 năm tuổi, chỉ với khoảng 5.000 đảng viên, đã kịp thời đặt ra và giải quyết thành công nhiều vấn đề giữa nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến, giữa mục tiêu dân tộc và mục tiêu dân chủ, giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp, lãnh đạo nhân dân làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945, mở ra thời đại mới trong lịch sử của dân tộc.
Trong hai cuộc chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975), vai trò lãnh đạo của Đảng tiếp tục được khẳng định bằng đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo; bằng sự dấn thân, hy sinh của những đảng viên trên những mặt trận gian khổ nhất; bằng thực tiễn cuộc đấu tranh cách mạng sinh tử mà không lực lượng chính trị nào có thể thay thế được.
Đảng đã giành chính quyền và giữ chính quyền, từng bước lãnh đạo dân tộc vượt qua thử thách hiểm nghèo, tiến hành thắng lợi cuộc chiến tranh trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã từng bước gặt hái đươc nhiều kết quả quan trọng: kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được duy trì ở mức khá cao, tiềm lực, quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên; chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng-an ninh không ngừng được củng cố; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Những kết quả trên có được là do Đảng đã kiên trì đi theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, luôn lấy Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động; không ngừng bổ sung, phát triển cương lĩnh, đường lối cho phù hợp bối cảnh đất nước trong từng giai đoạn lịch sử; phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất, đọc tại Lễ truy điệu trọng thể Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 9/9/1969) đã nhấn mạnh: “Hồ Chủ tịch là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, là người xây dựng nền Cộng hòa dân chủ Việt Nam và Mặt trận Dân tộc thống nhất, là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang Nhân dân Việt Nam. Người là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, viết nên những trang sử vẻ vang nhất của Tổ quốc ta…”
Không chỉ là người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn sống và cống hiến hết mình vì độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân.
“Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.” Đó là mong ước lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Người đã dành trọn cả cuộc đời để thực hiện mong ước đó.
Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, một miền quê giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã sớm hấp thu tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng thương dân sâu sắc và ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất của ông cha.
Chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta đều lần lượt thất bại, máu đào của biết bao các bậc tiên liệt và nhân dân ta đã đổ xuống nhưng không giành được độc lập, tự do, Người nung nấu quyết tâm đi tìm con đường mới để cứu nước, cứu dân.
Với lòng yêu nước thiết tha và ý chí, khát vọng cháy bỏng giải phóng dân tộc, ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh rời Cảng Sài Gòn, bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước. Không khoác áo thân sỹ, ra đi trong tư cách một người lao động, với một ý chí mãnh liệt, một nghị lực phi thường, một mình tiến hành cuộc trường chinh ba mươi năm đi tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Chính hành trình này đã giúp Người hiểu rõ cội nguồn những khổ đau của nhân dân lao động là ở sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản đế quốc và hình thành nên ý thức giai cấp rõ rệt. Vì thế, Người đã đến với chủ nghĩa Marx-Lenin một cách tự nhiên, như một tất yếu lịch sử và tìm thấy ở đó những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng con người; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Ngày 5/6/1911, tại cảng Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) quyết tâm ra đi trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville để thực hiện hoài bão giải phóng nước nhà khỏi ách nô lệ của thực dân, đế quốc. Cuộc hành trình qua 3 đại dương, 4 châu lục và gần 30 quốc gia đã đưa Người đến với chủ nghĩa Marx-Lenin, học thuyết cách mạng tiên phong của thời đại. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Và trong ba mươi năm đó, Người đã phải làm mọi công việc, gặp biết bao khó khăn, hiểm nguy nhưng Người luôn bền chí, quyết tâm vượt qua, để hướng tới một mục đích: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi.”
Với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam do Người sáng lập, cùng Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đường lối cách mạng Việt Nam đã cơ bản được hình thành, con đường cứu nước của Việt Nam đã cơ bản được xác định.
Sự đúng đắn ngay từ đầu của tư tưởng, đường lối cách mạng Việt Nam do Người vạch ra đã được thực tiễn chứng minh và khẳng định; và chính trong quá trình vận động của cách mạng, tư tưởng, đường lối đó ngày càng được bổ sung, phát triển và hoàn thiện dần, trở thành ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng nước ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Nhà nước do dân làm chủ đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
Đó là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu," giải phóng hoàn toàn miền Bắc, xây dựng hậu phương lớn cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Đó là thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Đó là thắng lợi bước đầu với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế mà hiện nay nhân dân ta đang tiến hành.
Bên cạnh hình ảnh một Hồ Chí Minh tận trung với nước - người anh hùng giải phóng dân tộc - là hình ảnh một Hồ Chí Minh rất mực thương dân. Hai hình ảnh đó hòa quyện làm một, bổ sung cho nhau làm sáng lên phẩm chất, đạo đức Hồ Chí Minh. Trong suy nghĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vận mệnh đất nước và vận mệnh nhân dân gắn bó chặt chẽ với nhau.
Sau Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 thành công, trong Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng đăng trên Báo Cứu Quốc số ra ngày 17/10/1945, Bác khẳng định: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”...
Chính vì thế, sau Cách mạng Tháng Tám, Bác phát động ngay việc diệt “giặc đói,” cứu đói dân nghèo. Người mẫu mực thực hiện trước: “Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo.”
Sau này, Bác luôn nêu cao khẩu hiệu “vừa kháng chiến vừa kiến quốc.” Đi đến đâu Bác cũng thăm hỏi đời sống của người dân, việc phát triển kinh tế thế nào, và động viên nhân dân tích cực lao động sản xuất, nâng cao đời sống.
Sau Hiệp định Geneva về chấm dứt chiến sự, lập lại hòa bình ở Đông Dương, Chủ tịch Hồ Chí Minh trăn trở và dành tâm trí cùng Trung ương Đảng tìm con đường từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội từ một đất nước còn nghèo và nhiều năm có chiến tranh khốc liệt. Tin tưởng vào sức mạnh vô địch của nhân dân, Người nói: “Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong.”
Người nhắc nhở, từ người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, đến mỗi cán bộ, đảng viên, đều phải nêu cao tinh thần phục vụ, tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, phải chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Người yêu cầu, để làm tốt trách nhiệm “là người đầy tớ thật sự trung thành của nhân dân” thì cán bộ phải gần dân, hiểu nguyện vọng của dân, để kịp thời giúp đỡ và “giải quyết các mắc mớ ở nơi dân.”
Người đả phá quyết liệt những tư tưởng quan liêu, xa dân, lên mặt “quan cách mạng,” cơ hội, cậy quyền thế, đè đầu, cưỡi cổ nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm nông dân xã Hùng Sơn,huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đang thu hoạch vụ lúa đầu tiên sau cải cách ruộng đất (1954). (Ảnh: TTXVN)
Sinh thời, trên cương vị đứng đầu Đảng, Nhà nước, dù bận nhiều công việc, nhưng để hiểu dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn bố trí tiếp dân tại Phủ Chủ tịch; dành thời gian để đi xuống cơ sở, tìm hiểu, “lắng tai nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của những người không quan trọng.”
Những chuyến công tác về địa phương trực tiếp làm việc với nhân dân, đã giúp Người nắm sát công việc, hiểu đúng tình hình, từ đó đưa ra những quyết định chỉ đạo đúng đắn, hợp lý, hợp tình, phù hợp với thực tiễn. Mặt khác, các cuộc gặp gỡ giữa Người với các tầng lớp đồng bào, là dịp để đồng bào trao đổi, bày tỏ tâm tư nguyện vọng với người đứng đầu Nhà nước, đồng thời là nguồn động viên to lớn đối với nhân dân, là cơ sở thắt chặt hơn niềm tin giữa Đảng với dân.
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, không bao giờ Người coi mình đứng cao hơn nhân dân, mà chỉ tâm niệm suốt đời là người phục vụ trung thành và tận tuỵ của nhân dân. Đối với nhân dân, từ các vị nhân sĩ trí thức đến bà con lao động, Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức vô song, là tượng đài toả ra ánh sáng của một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn, ai cũng thấy ở Người sự gần gũi, ấm áp tình thương và sự bao dung, nếp sống giản dị và đức tính khiêm nhường.
Cuộc đời Người coi khinh sự xa hoa, không ưa chuộng những nghi thức trang trọng. Từ lúc làm thợ ảnh ở Paris -Thủ đô nước Pháp đến khi làm Chủ tịch nước ở Thủ đô Hà Nội, Người vẫn sống một cuộc đời thanh bạch, tao nhã.
Bác Hồ luôn chủ động tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó đi vào lòng dân bằng trái tim nhân hậu. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Sở Nông Lâm Hà Nội và sử dụng thử chiếc máy cấy tại ruộng thí nghiệm của Sở (7/1960). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Hòa bình lập lại, Người về Hà Nội, ngôi dinh thự của Phủ toàn quyền Đông Dương được lấy làm Phủ Chủ tịch, nhưng Người chỉ dùng khi tiếp khách là nguyên thủ nước ngoài. Ngôi nhà sàn đơn sơ, chỉ có hai phòng nhỏ là nơi Người vừa ở vừa làm việc. Phương tiện sinh hoạt của một vị Chủ tịch nước chỉ là một chiếc giường đơn, một tủ quần áo, một chiếc máy thu thanh, một đôi dép lốp, hai bộ kaki… một sự giản dị thật vĩ đại!
Đặc biệt, trong bản Di chúc, đến phút cuối đời Người vẫn canh cánh “nỗi lo dân nước, nỗi năm châu,” căn dặn “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.”
Ngay cả việc hậu sự của mình, Người cũng chỉ nghĩ đến dân, đất nước: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”...
Trong trả lời phỏng vấn một nhà báo nước ngoài 3 tháng trước khi Bác đi vào cõi người hiền, câu nói của Bác: “Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi,” đã khái quát tư tưởng yêu nước, thương dân của Người.
Tư tưởng ấy như sợi chỉ đỏ xuyến suốt cuộc đời hoạt động của Bác, để lúc nào trong tâm trí Người cũng canh cánh: “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên.”
Công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh với dân tộc ta như non cao, biển rộng!
Công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh với dân tộc ta như non cao, biển rộng! Trong ảnh: Dòng người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Nguồn: TTXVN)
2056 lượt xem
Theo Vietnam+
Mùa Xuân năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Ðảng Cộng sản Việt Nam. Đây là đóng góp to lớn có tính bước ngoặt tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho Việt Nam.
Không chỉ là người sáng lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng và rèn luyện Đảng ta thành một đảng kiên cường, giàu bản lĩnh và kinh nghiệm trong lãnh đạo cách mạng cũng như xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh.
Năm 1911, khi vừa tròn 21 tuổi, từ bến Cảng Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành tạm biệt quê hương yêu dấu đi tìm đường cứu nước. Sau hơn nửa thập kỷ tìm tòi, nghiên cứu, Người đã đến với ánh sáng của chủ nghĩa Marx-Lenin, ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười Nga (năm 1917).
Đến năm 1920, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin, Người đã thấy được cốt lõi trong tư tưởng của Lenin về đường lối cơ bản cho phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, từ đó tìm ra con đường giành độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.
Không chỉ là người sáng lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng và rèn luyện Đảng ta thành một đảng kiên cường, giàu bản lĩnh và kinh nghiệm trong lãnh đạo cách mạng cũng như xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh.
Người chỉ rõ: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi.” Sau này, trong bài “Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc,” gửi cho báo Pravđa (Liên Xô), Người tiếp tục khẳng định “chỉ có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin vào điều kiện cụ thể của nước mình thì mới có thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công.”
Ngay sau khi tìm ra hướng đi, Người tích cực chuẩn bị đầy đủ các yếu tố về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc ra đời Ðảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1921 đến cuối năm 1924, Người chủ yếu chuẩn bị về mặt chính trị, tư tưởng thông qua việc tập trung truyền bá lý luận Marx-Lenin vào giai cấp công nhân và các tầng lớp trí thức yêu nước.
Từ năm 1925 trở đi, Người bắt đầu xây dựng tổ chức. Trước hết, Người thành lập một tổ chức tiền thân của Ðảng Cộng sản, đó là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, hạt nhân là Cộng sản đoàn. Tiếp đến, Người mở lớp huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Những cán bộ này sau khi nắm được những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx-Lenin, trở về nước, thâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thực hiện "vô sản hóa."
Từ ngày 6/1-7/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở bán đảo Cửu Long, thuộc Hong Kong (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản. (Ảnh: Tranh tư liệu/TTXVN phát)
Nhờ thấm nhuần tư tưởng cách mạng tiên tiến nhất của thời đại, phong trào công nhân đã chuyển dần từ "tự phát" sang "tự giác," đặc biệt, giai cấp công nhân đã giác ngộ về sự cần thiết phải có Ðảng Cộng sản lãnh đạo.
Cuối những năm 20 của thế kỷ XX, các tổ chức cộng sản lần lượt được thành lập: Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ, An Nam Cộng sản Đảng ở Nam Kỳ, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ở Trung Kỳ.
Tuy nhiên, sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản hoạt động biệt lập trong một quốc gia là nguy cơ dẫn đến chia rẽ trong phong trào công nhân, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Yêu cầu bức thiết lúc đó là thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất để lãnh đạo phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam.
Mùa Xuân năm 1930, bằng uy tín và kinh nghiệm của mình, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đã tổ chức hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Ðảng Cộng sản Việt Nam, mở ra bước ngoặt trọng đại cho cách mạng Việt Nam.
Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời, gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới về sau trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Trước hết, để xây dựng Đảng ta thành một đảng vững mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết sáng tạo, khôn khéo yếu tố dân tộc và giai cấp. Người xác định: Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là đội tiên phong cách mạng của dân tộc.
Quan điểm này là một sáng tạo lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đã được cụ thể hóa vào thực tiễn sinh động của phong trào công nhân và cách mạng Việt Nam. Do vậy, trong xây dựng Đảng, không phải chỉ có giai cấp công nhân mà cả nhân dân lao động và toàn dân tộc đều tham gia. Điều này thực sự là niềm tự hào của Đảng ta, không phải đảng nào cũng có được.
Tiếp đến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành xây dựng, rèn luyện Đảng về mọi mặt, từ tư tưởng, chính trị, tổ chức, đạo đức đến phương thức lãnh đạo. Về tư tưởng chính trị, Người khẳng định: “Đảng có vững cách mệnh mới thành công... Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm nòng cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy...Chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lenin.”
Theo Người, chủ nghĩa Marx-Lenin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Tuy nhiên, Người cũng chỉ rõ nắm vững và thực hiện nguyên tắc này không phải theo cách giáo điều, mà phải vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với những điều kiện của Việt Nam, giải quyết những vấn đề cụ thể của cách mạng Việt Nam.
Về tổ chức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi phải thường xuyên kiện toàn bộ máy của Đảng trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng. Khi kiện toàn, phải chú ý tổ chức bộ máy, đồng thời xác định cơ chế hoạt động của bộ máy Đảng từ trung ương đến cơ sở nhằm phát huy cao nhất vai trò nền tảng của tổ chức cơ sở đảng và vai trò quyết định của tổ chức lãnh đạo cao nhất trong xây dựng, rèn luyện Đảng về tổ chức.
Mặt khác, Người rất chú ý tới mối quan hệ giữa bộ máy và con người trong kiện toàn tổ chức, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt và người đứng đầu bộ máy.
Về đạo đức, chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng đạo đức cách mạng là cái “gốc” của người cán bộ, đảng viên. Đạo đức của người cán bộ cách mạng được thể hiện trước hết ở chỗ luôn đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết, trước hết, biết giải quyết đúng đắn giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của giai cấp, của dân tộc.
Đạo đức cách mạng là sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, lãng phí, không hủ hoá, tham ô, không đặc quyền đặc lợi. “Đạo đức cách mạng là bất kì ở cương vị nào, bất kì làm công việc gì, đều không sợ khó, không sợ khổ, đều một lòng một dạ phục vụ lợi ích chung của giai cấp, của nhân dân...”
Bằng đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè quốc tế, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh theo dõi chặt chẽ diễn biến trận đánh các cứ điểm địch ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới (16/9/1950). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Về phương thức lãnh đạo, đây là yếu tố có quan hệ trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của cách mạng, đến sức mạnh và sự tồn vong của Đảng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành cho lợi ích của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, Đảng không có lợi ích riêng mà chỉ có một lợi ích vì độc lập tự do của dân tộc, ấm no hạnh phúc của nhân dân mà phấn đấu hy sinh.
Do đó, lãnh đạo phải biết lắng nghe ý kiến của quần chúng, bám sát quần chúng, bám sát thực tiễn để ra các quyết định lãnh đạo. Đó là ý thức, tư tưởng của Hồ Chí Minh và cũng là hoạt động thực tiễn cách mạng của Người về phương thức lãnh đạo của Đảng.
Xuất phát từ thực tiễn cụ thể ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện nghiêm túc và sáng tạo những nguyên tắc của chủ nghĩa Marx-Lenin về xây dựng Đảng. Trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ - nguyên tắc quyết định sức mạnh của Đảng.
Cùng với đó, trong sinh hoạt Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình và phê bình; nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh và tự giác; nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Ngoài ra, để Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, trong quá trình xây dựng, rèn luyện Đảng, Hồ Chí Minh đề ra phải thực hiện thật tốt công tác kiểm tra của Đảng. Theo Người, lãnh đạo mà không kiểm tra tức là không lãnh đạo; kiểm tra tốt thì bao nhiêu ưu điểm, khuyết điểm, đều thấy rõ; kiểm tra phải toàn diện và mọi sai lầm, khuyết điểm phải xử lý nghiêm minh, kịp thời...
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta trở thành đội tiền phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam; đã phát huy bản lĩnh và trí tuệ của mình, lãnh đạo nhân dân làm nên những kỳ tích.
Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra mục tiêu, đường lối, chiến lược cách mạng đúng đắn, đáp ứng đòi hỏi của lịch sử dân tộc và thời đại, đáp ứng được những đòi hỏi và nguyện vọng cấp bách nhất của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Từ một đảng mới 15 năm tuổi, chỉ với khoảng 5.000 đảng viên, đã kịp thời đặt ra và giải quyết thành công nhiều vấn đề giữa nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến, giữa mục tiêu dân tộc và mục tiêu dân chủ, giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp, lãnh đạo nhân dân làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945, mở ra thời đại mới trong lịch sử của dân tộc.
Trong hai cuộc chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975), vai trò lãnh đạo của Đảng tiếp tục được khẳng định bằng đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo; bằng sự dấn thân, hy sinh của những đảng viên trên những mặt trận gian khổ nhất; bằng thực tiễn cuộc đấu tranh cách mạng sinh tử mà không lực lượng chính trị nào có thể thay thế được.
Đảng đã giành chính quyền và giữ chính quyền, từng bước lãnh đạo dân tộc vượt qua thử thách hiểm nghèo, tiến hành thắng lợi cuộc chiến tranh trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã từng bước gặt hái đươc nhiều kết quả quan trọng: kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được duy trì ở mức khá cao, tiềm lực, quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên; chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng-an ninh không ngừng được củng cố; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Những kết quả trên có được là do Đảng đã kiên trì đi theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, luôn lấy Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động; không ngừng bổ sung, phát triển cương lĩnh, đường lối cho phù hợp bối cảnh đất nước trong từng giai đoạn lịch sử; phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất, đọc tại Lễ truy điệu trọng thể Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 9/9/1969) đã nhấn mạnh: “Hồ Chủ tịch là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, là người xây dựng nền Cộng hòa dân chủ Việt Nam và Mặt trận Dân tộc thống nhất, là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang Nhân dân Việt Nam. Người là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, viết nên những trang sử vẻ vang nhất của Tổ quốc ta…”
Không chỉ là người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn sống và cống hiến hết mình vì độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân.
“Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.” Đó là mong ước lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Người đã dành trọn cả cuộc đời để thực hiện mong ước đó.
Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, một miền quê giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã sớm hấp thu tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng thương dân sâu sắc và ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất của ông cha.
Chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta đều lần lượt thất bại, máu đào của biết bao các bậc tiên liệt và nhân dân ta đã đổ xuống nhưng không giành được độc lập, tự do, Người nung nấu quyết tâm đi tìm con đường mới để cứu nước, cứu dân.
Với lòng yêu nước thiết tha và ý chí, khát vọng cháy bỏng giải phóng dân tộc, ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh rời Cảng Sài Gòn, bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước. Không khoác áo thân sỹ, ra đi trong tư cách một người lao động, với một ý chí mãnh liệt, một nghị lực phi thường, một mình tiến hành cuộc trường chinh ba mươi năm đi tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Chính hành trình này đã giúp Người hiểu rõ cội nguồn những khổ đau của nhân dân lao động là ở sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản đế quốc và hình thành nên ý thức giai cấp rõ rệt. Vì thế, Người đã đến với chủ nghĩa Marx-Lenin một cách tự nhiên, như một tất yếu lịch sử và tìm thấy ở đó những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng con người; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Ngày 5/6/1911, tại cảng Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) quyết tâm ra đi trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville để thực hiện hoài bão giải phóng nước nhà khỏi ách nô lệ của thực dân, đế quốc. Cuộc hành trình qua 3 đại dương, 4 châu lục và gần 30 quốc gia đã đưa Người đến với chủ nghĩa Marx-Lenin, học thuyết cách mạng tiên phong của thời đại. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Và trong ba mươi năm đó, Người đã phải làm mọi công việc, gặp biết bao khó khăn, hiểm nguy nhưng Người luôn bền chí, quyết tâm vượt qua, để hướng tới một mục đích: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi.”
Với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam do Người sáng lập, cùng Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đường lối cách mạng Việt Nam đã cơ bản được hình thành, con đường cứu nước của Việt Nam đã cơ bản được xác định.
Sự đúng đắn ngay từ đầu của tư tưởng, đường lối cách mạng Việt Nam do Người vạch ra đã được thực tiễn chứng minh và khẳng định; và chính trong quá trình vận động của cách mạng, tư tưởng, đường lối đó ngày càng được bổ sung, phát triển và hoàn thiện dần, trở thành ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng nước ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Nhà nước do dân làm chủ đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
Đó là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu," giải phóng hoàn toàn miền Bắc, xây dựng hậu phương lớn cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Đó là thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Đó là thắng lợi bước đầu với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế mà hiện nay nhân dân ta đang tiến hành.
Bên cạnh hình ảnh một Hồ Chí Minh tận trung với nước - người anh hùng giải phóng dân tộc - là hình ảnh một Hồ Chí Minh rất mực thương dân. Hai hình ảnh đó hòa quyện làm một, bổ sung cho nhau làm sáng lên phẩm chất, đạo đức Hồ Chí Minh. Trong suy nghĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vận mệnh đất nước và vận mệnh nhân dân gắn bó chặt chẽ với nhau.
Sau Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 thành công, trong Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng đăng trên Báo Cứu Quốc số ra ngày 17/10/1945, Bác khẳng định: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”...
Chính vì thế, sau Cách mạng Tháng Tám, Bác phát động ngay việc diệt “giặc đói,” cứu đói dân nghèo. Người mẫu mực thực hiện trước: “Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo.”
Sau này, Bác luôn nêu cao khẩu hiệu “vừa kháng chiến vừa kiến quốc.” Đi đến đâu Bác cũng thăm hỏi đời sống của người dân, việc phát triển kinh tế thế nào, và động viên nhân dân tích cực lao động sản xuất, nâng cao đời sống.
Sau Hiệp định Geneva về chấm dứt chiến sự, lập lại hòa bình ở Đông Dương, Chủ tịch Hồ Chí Minh trăn trở và dành tâm trí cùng Trung ương Đảng tìm con đường từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội từ một đất nước còn nghèo và nhiều năm có chiến tranh khốc liệt. Tin tưởng vào sức mạnh vô địch của nhân dân, Người nói: “Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong.”
Người nhắc nhở, từ người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, đến mỗi cán bộ, đảng viên, đều phải nêu cao tinh thần phục vụ, tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, phải chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Người yêu cầu, để làm tốt trách nhiệm “là người đầy tớ thật sự trung thành của nhân dân” thì cán bộ phải gần dân, hiểu nguyện vọng của dân, để kịp thời giúp đỡ và “giải quyết các mắc mớ ở nơi dân.”
Người đả phá quyết liệt những tư tưởng quan liêu, xa dân, lên mặt “quan cách mạng,” cơ hội, cậy quyền thế, đè đầu, cưỡi cổ nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm nông dân xã Hùng Sơn,huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đang thu hoạch vụ lúa đầu tiên sau cải cách ruộng đất (1954). (Ảnh: TTXVN)
Sinh thời, trên cương vị đứng đầu Đảng, Nhà nước, dù bận nhiều công việc, nhưng để hiểu dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn bố trí tiếp dân tại Phủ Chủ tịch; dành thời gian để đi xuống cơ sở, tìm hiểu, “lắng tai nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của những người không quan trọng.”
Những chuyến công tác về địa phương trực tiếp làm việc với nhân dân, đã giúp Người nắm sát công việc, hiểu đúng tình hình, từ đó đưa ra những quyết định chỉ đạo đúng đắn, hợp lý, hợp tình, phù hợp với thực tiễn. Mặt khác, các cuộc gặp gỡ giữa Người với các tầng lớp đồng bào, là dịp để đồng bào trao đổi, bày tỏ tâm tư nguyện vọng với người đứng đầu Nhà nước, đồng thời là nguồn động viên to lớn đối với nhân dân, là cơ sở thắt chặt hơn niềm tin giữa Đảng với dân.
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, không bao giờ Người coi mình đứng cao hơn nhân dân, mà chỉ tâm niệm suốt đời là người phục vụ trung thành và tận tuỵ của nhân dân. Đối với nhân dân, từ các vị nhân sĩ trí thức đến bà con lao động, Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức vô song, là tượng đài toả ra ánh sáng của một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn, ai cũng thấy ở Người sự gần gũi, ấm áp tình thương và sự bao dung, nếp sống giản dị và đức tính khiêm nhường.
Cuộc đời Người coi khinh sự xa hoa, không ưa chuộng những nghi thức trang trọng. Từ lúc làm thợ ảnh ở Paris -Thủ đô nước Pháp đến khi làm Chủ tịch nước ở Thủ đô Hà Nội, Người vẫn sống một cuộc đời thanh bạch, tao nhã.
Bác Hồ luôn chủ động tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó đi vào lòng dân bằng trái tim nhân hậu. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Sở Nông Lâm Hà Nội và sử dụng thử chiếc máy cấy tại ruộng thí nghiệm của Sở (7/1960). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Hòa bình lập lại, Người về Hà Nội, ngôi dinh thự của Phủ toàn quyền Đông Dương được lấy làm Phủ Chủ tịch, nhưng Người chỉ dùng khi tiếp khách là nguyên thủ nước ngoài. Ngôi nhà sàn đơn sơ, chỉ có hai phòng nhỏ là nơi Người vừa ở vừa làm việc. Phương tiện sinh hoạt của một vị Chủ tịch nước chỉ là một chiếc giường đơn, một tủ quần áo, một chiếc máy thu thanh, một đôi dép lốp, hai bộ kaki… một sự giản dị thật vĩ đại!
Đặc biệt, trong bản Di chúc, đến phút cuối đời Người vẫn canh cánh “nỗi lo dân nước, nỗi năm châu,” căn dặn “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.”
Ngay cả việc hậu sự của mình, Người cũng chỉ nghĩ đến dân, đất nước: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”...
Trong trả lời phỏng vấn một nhà báo nước ngoài 3 tháng trước khi Bác đi vào cõi người hiền, câu nói của Bác: “Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi,” đã khái quát tư tưởng yêu nước, thương dân của Người.
Tư tưởng ấy như sợi chỉ đỏ xuyến suốt cuộc đời hoạt động của Bác, để lúc nào trong tâm trí Người cũng canh cánh: “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên.”
Công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh với dân tộc ta như non cao, biển rộng!
Công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh với dân tộc ta như non cao, biển rộng! Trong ảnh: Dòng người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Nguồn: TTXVN)