CTTĐT - Sáng 17/5, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái tiếp và làm việc với đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do đồng chí Trịnh Xuân Trường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG tỉnh Lào Cai làm trưởng đoàn. Đoàn công tác 2 tỉnh đã đến tham quan một số mô hình phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới tại huyện Trấn Yên.
Đoàn công tác 2 tỉnh thăm Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái với Nhà máy ươm tơ tham gia chuỗi liên kết, tiêu thụ và chế biến sản phẩm ở thôn Làng Qua, xã Báo Đáp
Tham gia Đoàn công tác có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan của tỉnh; lãnh đạo và các đơn vị liên quan của huyện Trấn Yên.
Đoàn công tác đã đến thăm Nhà máy chế biến tiêu thụ măng tre Bát Độ của Công ty TNHH Yamazaki Việt Nam tại Cụm công nghiệp Hưng Khánh, thôn Khe Ngang, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên
Đoàn công tác đã đến thăm Nhà máy chế biến tiêu thụ măng tre Bát Độ của Công ty TNHH Yamazaki Việt Nam tại Cụm công nghiệp Hưng Khánh, thôn Khe Ngang, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên. Đây là nhà máy chế biến măng tre Bát Độ xuất khẩu sang Nhật Bản với các sản phẩm chính là măng muối, măng khô, măng ăn liền. Công suất chế biến hiện nay là 2.500 tấn măng tươi/năm và 600 tấn măng muối/năm. Doanh thu đạt trên 20 tỷ đồng/năm. Nhà máy đã tạo việc làm tại chỗ cho hơn 60 lao động với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng và 100% lao động của nhà máy đều được tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định.
Được biết, Công ty TNHH Yamazaki Việt Nam là công ty Liên doanh Việt Nam - Nhật Bản, được thành lập ngày 06/01/2021 với 2 nhà Đầu tư là Hợp tác xã Hưng Thành thuộc Công ty Cổ phần Yên Thành và Công ty Cổ Phần Yamazaki Nhật Bản. Công ty có 7 chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với diện tích liên kết trên 1.520 ha với 1.340 hộ tham gia liên kết sản xuất. Vùng nguyên liệu măng Bát Độ của Công ty liên kết chủ yếu ở xã Hưng Khánh và xã Hồng Ca, trong đó có 403 ha tại xã Hưng Khánh và 1.363 ha tại xã Hồng Ca.
Đoàn công tác đã đến thăm và làm việc về xây dựng nông thôn mới (NTM) tại xã Hồng Ca
Tiếp đó, đoàn công tác đã đến thăm và làm việc về xây dựng nông thôn mới (NTM) tại xã Hồng Ca. Đây là xã đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM vào năm 2019. Đến nay, xã tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 với phương châm xây dựng NTM bắt đầu từ cơ sở cấp thôn, bản để đảm bảo thực chất, hiệu quả, tạo nền tảng vững chắc và đảm bảo tính bền vững. Xã Hồng Ca đã xây dựng thôn Khuôn Bổ - thôn người Mông đầu tiên trong toàn tỉnh được công nhận thôn NTM kiểu mẫu năm 2021. Đến hết năm 2023, xã Hồng Ca đã có 7 thôn đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu.
Trong phát triển kinh tế, xã đã quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, đưa các cây trồng chủ lực phù hợp với khí hậu đất đai vào sản xuất, thành lập các tổ hợp tác, HTX để liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Trong đó vùng trồng Tre Bát Độ lấy măng có diện tích trên 1.280 ha, mỗi năm cho thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng/ ha; vùng trồng Quế có diện tích trên 2.550 ha, mỗi năm khai thác tỉa, cho thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng/ ha, khai thác trắng sau chu kỳ 15 - 20 năm, đạt 200 - 300 triệu đồng/ha; vùng trồng Dâu nuôi tằm 26ha; vùng trồng cây dược liệu dưới tán rừng 25ha. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 51,26 triệu/người/năm. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư đảm bảo theo chuẩn NTM. Chỉ số hạnh phúc của người dân được quan tâm và ngày càng được nâng cao.
Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ngành tỉnh Lào Cai đánh giá cao những kết quả trong xây dựng NTM của xã Hồng Ca, đồng thời trao đổi, tìm hiểu một số thông tin, kinh nghiệm, những cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng NTM của xã, đặc biệt là triển khai thực hiện các tiêu chí theo bộ tiêu chí xây dựng NTM của giai đoạn 2021 - 2025.
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn phát biểu tại buổi làm việc với xã Hồng Ca
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn khẳng định: Từ một xã đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Hồng Ca đã đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm về đích và trở thành điểm sáng trong xây dựng NTM của tỉnh Yên Bái. Để có được kết quả đó, trong quá trình triển khai xây dựng NTM, xã phát huy tối đa tinh thần dân chủ, tập trung mọi nguồn lực để vận động nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Đặc biệt xã đã làm tốt công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, phát huy tinh thần chủ động, khát vọng vươn lên để quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM...
Đoàn công tác cũng đã tới thăm Hợp tác xã dâu tằm tơ Việt Thành
Đoàn công tác cũng đã tới thăm vùng trồng dâu, nuôi tằm tại xã Việt Thành, Hợp tác xã dâu tằm Hạnh Lê, Hợp tác xã dâu tằm tơ Việt Thành và làm việc với UBND xã Việt Thành. Thông tin tại buổi làm việc, lãnh đạo xã Việt Thành cho biết, hiện nay, tổng diện tích dâu toàn xã 221 ha, trong đó tập trung tại hai thôn Lan Đình và Trúc Đình. Trên địa bàn xã hiện có 252 hộ trồng dâu nuôi tằm, 3 hợp tác xã dâu tằm, 40 tổ hợp tác, 3 chuỗi liên kết sản xuất liên kết với Công ty Cổ phần dâu tằm tơ Yên Bái. Sản lượng kén tằm gần 500 tấn/ năm, giá trị thu gần 100 tỷ đồng.
Việt Thành cũng là điểm sáng trong xây dựng NTM của tỉnh Yên Bái. Theo đó, xã đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, đạt chuẩn NTM kiểu mẫu vào cuối năm 2022. Đến nay có 8/8 thôn được công nhận đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu. Về phát triển kinh tế, xã đã phát huy hiệu quả 3 vùng phát triển kinh tế sản xuất hàng hóa tập trung với 05 hợp tác xã; 04 doanh nghiệp và 42 tổ hợp tác trồng rừng, trồng Dâu nuôi tằm, chăn nuôi gia cầm. Các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp hoạt động và có liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị có hiệu quả. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 58,1 triệu đồng/người/năm. Toàn xã chỉ còn 01 hộ nghèo, với 01 khẩu (thuộc đối tượng bảo trợ xã hội).
Đoàn công tác đã đến thăm Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái với Nhà máy ươm tơ tham gia chuỗi liên kết, tiêu thụ và chế biến sản phẩm ở thôn Làng Qua, xã Báo Đáp
Tiếp đó, đoàn đã đến thăm Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái với Nhà máy ươm tơ tham gia chuỗi liên kết, tiêu thụ và chế biến sản phẩm ở thôn Làng Qua, xã Báo Đáp. Sản phẩm chính của Công ty là sợi tơ xuất khẩu sang thị trường các nước: Ấn độ, Eu, Nhật Bản. Nhà máy chính thức đi vào hoạt động ngày 01/3/2023 với 4 giàn máy công suất ươm tơ 2.500 kg kén/ngày, tạo việc làm tại chỗ cho hơn 160 lao động với mức thu nhập bình quân 6 -10 triệu đồng/người/tháng.
Qua tham quan các mô hình, đoàn công tác của UBND tỉnh Lào Cai đánh giá cao hiệu quả của các mô hình kinh tế với nhiều tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Đồng thời, mong muốn thời gian tới, 2 tỉnh tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; cùng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của 2 địa phương, nhất là trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM.
1878 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 17/5, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái tiếp và làm việc với đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do đồng chí Trịnh Xuân Trường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG tỉnh Lào Cai làm trưởng đoàn. Đoàn công tác 2 tỉnh đã đến tham quan một số mô hình phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới tại huyện Trấn Yên. Tham gia Đoàn công tác có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan của tỉnh; lãnh đạo và các đơn vị liên quan của huyện Trấn Yên.
Đoàn công tác đã đến thăm Nhà máy chế biến tiêu thụ măng tre Bát Độ của Công ty TNHH Yamazaki Việt Nam tại Cụm công nghiệp Hưng Khánh, thôn Khe Ngang, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên
Đoàn công tác đã đến thăm Nhà máy chế biến tiêu thụ măng tre Bát Độ của Công ty TNHH Yamazaki Việt Nam tại Cụm công nghiệp Hưng Khánh, thôn Khe Ngang, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên. Đây là nhà máy chế biến măng tre Bát Độ xuất khẩu sang Nhật Bản với các sản phẩm chính là măng muối, măng khô, măng ăn liền. Công suất chế biến hiện nay là 2.500 tấn măng tươi/năm và 600 tấn măng muối/năm. Doanh thu đạt trên 20 tỷ đồng/năm. Nhà máy đã tạo việc làm tại chỗ cho hơn 60 lao động với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng và 100% lao động của nhà máy đều được tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định.
Được biết, Công ty TNHH Yamazaki Việt Nam là công ty Liên doanh Việt Nam - Nhật Bản, được thành lập ngày 06/01/2021 với 2 nhà Đầu tư là Hợp tác xã Hưng Thành thuộc Công ty Cổ phần Yên Thành và Công ty Cổ Phần Yamazaki Nhật Bản. Công ty có 7 chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với diện tích liên kết trên 1.520 ha với 1.340 hộ tham gia liên kết sản xuất. Vùng nguyên liệu măng Bát Độ của Công ty liên kết chủ yếu ở xã Hưng Khánh và xã Hồng Ca, trong đó có 403 ha tại xã Hưng Khánh và 1.363 ha tại xã Hồng Ca.
Đoàn công tác đã đến thăm và làm việc về xây dựng nông thôn mới (NTM) tại xã Hồng Ca
Tiếp đó, đoàn công tác đã đến thăm và làm việc về xây dựng nông thôn mới (NTM) tại xã Hồng Ca. Đây là xã đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM vào năm 2019. Đến nay, xã tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 với phương châm xây dựng NTM bắt đầu từ cơ sở cấp thôn, bản để đảm bảo thực chất, hiệu quả, tạo nền tảng vững chắc và đảm bảo tính bền vững. Xã Hồng Ca đã xây dựng thôn Khuôn Bổ - thôn người Mông đầu tiên trong toàn tỉnh được công nhận thôn NTM kiểu mẫu năm 2021. Đến hết năm 2023, xã Hồng Ca đã có 7 thôn đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu.
Trong phát triển kinh tế, xã đã quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, đưa các cây trồng chủ lực phù hợp với khí hậu đất đai vào sản xuất, thành lập các tổ hợp tác, HTX để liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Trong đó vùng trồng Tre Bát Độ lấy măng có diện tích trên 1.280 ha, mỗi năm cho thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng/ ha; vùng trồng Quế có diện tích trên 2.550 ha, mỗi năm khai thác tỉa, cho thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng/ ha, khai thác trắng sau chu kỳ 15 - 20 năm, đạt 200 - 300 triệu đồng/ha; vùng trồng Dâu nuôi tằm 26ha; vùng trồng cây dược liệu dưới tán rừng 25ha. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 51,26 triệu/người/năm. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư đảm bảo theo chuẩn NTM. Chỉ số hạnh phúc của người dân được quan tâm và ngày càng được nâng cao.
Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ngành tỉnh Lào Cai đánh giá cao những kết quả trong xây dựng NTM của xã Hồng Ca, đồng thời trao đổi, tìm hiểu một số thông tin, kinh nghiệm, những cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng NTM của xã, đặc biệt là triển khai thực hiện các tiêu chí theo bộ tiêu chí xây dựng NTM của giai đoạn 2021 - 2025.
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn phát biểu tại buổi làm việc với xã Hồng Ca
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn khẳng định: Từ một xã đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Hồng Ca đã đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm về đích và trở thành điểm sáng trong xây dựng NTM của tỉnh Yên Bái. Để có được kết quả đó, trong quá trình triển khai xây dựng NTM, xã phát huy tối đa tinh thần dân chủ, tập trung mọi nguồn lực để vận động nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Đặc biệt xã đã làm tốt công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, phát huy tinh thần chủ động, khát vọng vươn lên để quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM...
Đoàn công tác cũng đã tới thăm Hợp tác xã dâu tằm tơ Việt Thành
Đoàn công tác cũng đã tới thăm vùng trồng dâu, nuôi tằm tại xã Việt Thành, Hợp tác xã dâu tằm Hạnh Lê, Hợp tác xã dâu tằm tơ Việt Thành và làm việc với UBND xã Việt Thành. Thông tin tại buổi làm việc, lãnh đạo xã Việt Thành cho biết, hiện nay, tổng diện tích dâu toàn xã 221 ha, trong đó tập trung tại hai thôn Lan Đình và Trúc Đình. Trên địa bàn xã hiện có 252 hộ trồng dâu nuôi tằm, 3 hợp tác xã dâu tằm, 40 tổ hợp tác, 3 chuỗi liên kết sản xuất liên kết với Công ty Cổ phần dâu tằm tơ Yên Bái. Sản lượng kén tằm gần 500 tấn/ năm, giá trị thu gần 100 tỷ đồng.
Việt Thành cũng là điểm sáng trong xây dựng NTM của tỉnh Yên Bái. Theo đó, xã đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, đạt chuẩn NTM kiểu mẫu vào cuối năm 2022. Đến nay có 8/8 thôn được công nhận đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu. Về phát triển kinh tế, xã đã phát huy hiệu quả 3 vùng phát triển kinh tế sản xuất hàng hóa tập trung với 05 hợp tác xã; 04 doanh nghiệp và 42 tổ hợp tác trồng rừng, trồng Dâu nuôi tằm, chăn nuôi gia cầm. Các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp hoạt động và có liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị có hiệu quả. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 58,1 triệu đồng/người/năm. Toàn xã chỉ còn 01 hộ nghèo, với 01 khẩu (thuộc đối tượng bảo trợ xã hội).
Đoàn công tác đã đến thăm Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái với Nhà máy ươm tơ tham gia chuỗi liên kết, tiêu thụ và chế biến sản phẩm ở thôn Làng Qua, xã Báo Đáp
Tiếp đó, đoàn đã đến thăm Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái với Nhà máy ươm tơ tham gia chuỗi liên kết, tiêu thụ và chế biến sản phẩm ở thôn Làng Qua, xã Báo Đáp. Sản phẩm chính của Công ty là sợi tơ xuất khẩu sang thị trường các nước: Ấn độ, Eu, Nhật Bản. Nhà máy chính thức đi vào hoạt động ngày 01/3/2023 với 4 giàn máy công suất ươm tơ 2.500 kg kén/ngày, tạo việc làm tại chỗ cho hơn 160 lao động với mức thu nhập bình quân 6 -10 triệu đồng/người/tháng.
Qua tham quan các mô hình, đoàn công tác của UBND tỉnh Lào Cai đánh giá cao hiệu quả của các mô hình kinh tế với nhiều tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Đồng thời, mong muốn thời gian tới, 2 tỉnh tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; cùng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của 2 địa phương, nhất là trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM.