CTTĐT - Được thành lập tháng 4/2008 trên mảnh đất Văn Yên giàu tiềm năng phát triển lâm nghiệp, hợp tác xã Dịch vụ Nông Lâm nghiệp Tổng hợp Công Tâm, xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên thực sự phát huy được lợi thế và ngày càng khẳng định hướng đi vững chắc trong liên kết sản xuất.
Đoàn Công tác Viện Phát triển Kinh tế hợp tác khảo sát vùng nguyên liệu của HTX
Huyện Văn Yên là địa phương có diện tích và sản lượng quế lớn nhất cả nước, trên 40.000 ha. Trong đó, xã Viễn Sơn, nơi HTX đăng ký đặt trụ sở hoạt động là một trong 8 khu vực của huyện được cấp chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm vỏ quế.
Ngày đầu thành lập, mặc dù đóng trên địa bàn xã có nguồn nguyên liệu cũng như nguồn lao động dồi dào, thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh nhưng với 7 thành viên, các ngành nghề đăng ký kinh doanh như: Dịch vụ vật tư nông lâm nghiệp, chế biến nông sản (sắn, quế, tinh dầu quế...), vận tải hàng hóa, nuôi trồng thủy sản, ươm trồng cây con, cây giống các loại; HTX vẫn chưa xác định được hướng phát triển trọng tâm; giá cả thị trường, nguyên vật liệu đầu vào biến động; quy mô nhỏ bé, vốn lưu động ít, kinh nghiệm thương trường chưa nhiều…Hợp tác xã cũng gặp không ít khó khăn, chật vật để duy trì hoạt động.
Năm 2015, sau khi Luật Hợp tác xã năm 2012 có hiệu lực, HTX thực hiện chuyển đổi theo Luật. Với tinh thần đoàn kết, tính cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, dám nghĩ, dám làm, Hợp tác xã nhận được sự ủng hộ, đồng tình của chính quyền địa phương, thành viên, các hộ dân trên địa bàn. Đặc biệt, được sự tư vấn, hỗ trợ của Liên minh HTX tỉnh Yên Bái, HTX Dịch vụ Nông lâm nghiệp tổng hợp Công Tâm đã xác định được phương thức hoạt động phù hợp theo hướng liên doanh liên kết, gắn sản xuất thương mại dịch vụ theo chuỗi giá trị sản phẩm. Đây cũng chính là bước ngoặt quan trọng với Hợp tác xã.
HTX liên kết, hợp tác với HTX 6/12 xã Đào Thịnh (Trấn Yên) và Công ty An Thịnh Cường Phát (huyện Văn Yên) phát triển chuỗi sản phẩm quế để tạo ra vòng tròn khép kín giữa người sản xuất - HTX - doanh nghiệp - thị trường. Hợp tác xã tham gia chuỗi giá trị với vai trò là đơn vị cung cấp nguyên liệu cho 03 xưởng chế biến sản phẩm tinh dầu quế của 3 đơn vị, sản lượng bình quân mỗi tháng ép đạt 13 - 15 tấn tinh dầu (cần khoảng 2.400 tấn quế nguyên liệu). Quế dùng để chưng cất tinh dầu là quế vụn, cành nhỏ và lá quế. Đối với quế vụn và quế cành nhỏ thì có thể chưng cất ở dạng tươi hoặc khô, còn đối với quế lá thì chưng cất ở dạng tươi để giảm tổn thất tinh dầu và giữ cho màu sắc của sản phẩm đẹp hơn. Tuy nhiên để có đủ nguyên liệu sản xuất trong suốt cả năm, thì HTX phải có chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn, bằng cách phải xây dựng nhà kho chứa nguyên liệu đảm bảo đủ điều kiện hạn chế giảm tỷ lệ dầu của cành và lá quế, đồng thời có đủ nguyên liệu sản xuất quanh năm, vì vụ thu hoạch quế của bà con chỉ từ tháng 3 đến tháng 9, các tháng còn lại cần phải có nguyên liệu dự trữ để đảm bảo sản xuất thường xuyên, liên tục. Nguyên liệu mua về bao gồm cả càng, lá quế sau khi nhận kho để từ 30 - 40 ngày và mang ra phân loại, cành đưa vào chưng cất tinh dầu, lá đưa vào sấy sau đó cho vào nghiền thành bột. Để đảm bảo nguyên liệu đầu vào, HTX Công Tâm đã ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ quế vỏ, cành và lá quế cho thành viên HTX và hàng nghìn hộ dân ở hai xã Viễn Sơn và Hoàng Thắng (huyện Văn Yên).
Nhờ phương thức sản xuất kinh doanh đúng đắn với sản phẩm chủ lực là tinh dầu quế và các sản phẩm từ quế, HTX dần ổ định sản xuất, tạo được niềm tin với người dân, doanh nghiệp, chủ động được nguồn nguyên liệu và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, để mở rộng sản xuất, HTX cũng đã mạnh dạn huy động vốn đầu tư đổi mới công nghệ một khu nhà xưởng hiện đại trên 1.000m2, lắp đặt mới 1 dây chuyền chưng cất tinh đầu quế với công suất 600 tấn lá quế/tháng, hệ thống nhà kho chứa nguyên vật liệu 2.500 m2 trị giá trên 5 tỷ đồng, mua mới 02 máy xúc lật và 01 ô tô tải. Hiện HTX đang sản xuất các sản phẩm tận thu từ nguyên liệu mà trước đây đốt hoặc bỏ đi để làm phân hữu cơ xuất sang Nhật Bản; sản phẩm chất cháy từ cành và lá quế sau khi chưng cất được HTX bán cho Công ty cao su Sao vàng và Công ty Thuốc lá Hà Nội qua đơn vị trung gian là Công ty Kim Trường Phúc (Hà Nội) với khối lượng khoảng 600 tấn/tháng.
Anh Trần Văn Kiên - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Hợp tác xã cho biết: “Nhờ liên doanh, liên kết mà HTX đã tận dụng được 100% số cành và lá quế trước đây là nguyên liệu thứ phẩm, bán với giá rất rẻ làm nguyên liệu chiết xuất tinh dầu, khai thác triệt để và nâng giá trị cây quế lên 2-3 lần. Không chỉ vậy, liên kết còn giúp các doanh nghiệp, HTX giảm chi phí đầu tư, chủ động được nguyên liệu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu nhập người trồng quế tăng cao, giảm ô nhiễm môi trường”.
Sau 10 năm hoạt động với sự nỗ lực của Hội đồng quản trị và các thành viên, Vốn điều lệ của HTX tăng hơn 6 lần từ 1 tỷ đồng lên hơn 6 tỷ đồng; vốn hoạt động tăng trên 8 tỷ đồng, doanh thu từ 2 - 3 tỷ lên gần 10 tỷ, lợi nhuận tăng từ 150 triệu lên xấp xỉ 300 triệu, nộp ngân sách trên 200 triệu/năm, lao động thường xuyên tăng từ 25 người lên trên 40 người với mức thu nhập bình quân từ 4,0 - 5,0 triệu đồng/người/tháng.
Giai đoạn 2018 - 2020, Dự án Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm từ quế là một trong 6 dự án lớn nhằm gia tăng giá trị sản phẩm quế của huyện Văn Yên. Đây thực sự là đòn bẩy hỗ trợ các HTX sản xuất kinh doanh sản phẩm từ Quế như hợp tác xã dịch vụ nông lâm nghiệp Công Tâm tiếp tục phát triển.
Với tiềm lực dồi dào, diện tích trồng nguyên liệu tập trung 80 ha và vùng liên kết tiêu thụ sản phẩm của các hộ trồng quế trên địa bàn khoảng 2.000 ha; mặt bằng sản xuất rộng 20.000 m2, nhà điều hành 200m2; xưởng sản xuất: 1,500 m2; kho chứa nguyên liệu: 2.500 m2; kho chứa thành phẩm: 100 m2; dây chuyền sản xuất tinh dầu quế, nghiền bã quế; trạm cân 80 tấn; 03 vận tải; 03 máy gắp nguyên liệu, hệ thống phụ trợ: Hệ thống cứu hỏa, đường điện, đường nước...và các chuỗi giá trị sản phẩm đảm bảo chất lượng; quy trình, diện tích sản xuất đáp ứng với quy mô của mô hình chuỗi, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, năm 2020, Hợp tác xã Dịch vụ Nông lâm nghiệp tổng hợp Công Tâm được Liên minh Hợp tác xã tỉnh Yên Bái lựa chọn, đề xuất Liên minh Hợp tác xã Việt Nam hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị với các nội dung đề nghị hỗ trợ như: Hệ thống nghiền lá quế; máy nghiền lá quế, băng tải vào liệu, si lô chứa thành phẩm, vít tải đóng bao thành phẩm. Đầu tháng 6/2020, đoàn công tác của Viện Phát triển Kinh tế hợp tác - Liên minh HTX Việt Nam đã tiến hành khảo sát, thẩm định các tài liệu liên quan, xem xét, đối chiếu với thực trạng Hợp tác xã nhằm xác định điều kiện, tiêu chuẩn tham gia mô hình theo quy định.
Với những kết quả đạt được, trong những năm qua hợp tác xã Dịch vụ Nông lâm nghiệp tổng hợp Công Tâm liên tục được Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, Ủy ban nhân dân huyện Văn Yên tặng Bằng khen, Giấy khen và được Liên minh HTX tỉnh Yên Bái - cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tỉnh đánh giá là một trong những HTX điển hình tiên tiến của phong trào phát triển HTX tỉnh Yên Bái, đi đầu trong việc liên kết, liên doanh giữa HTX với HTX và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả, góp phần tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
1462 lượt xem
CTV: Lan Anh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Được thành lập tháng 4/2008 trên mảnh đất Văn Yên giàu tiềm năng phát triển lâm nghiệp, hợp tác xã Dịch vụ Nông Lâm nghiệp Tổng hợp Công Tâm, xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên thực sự phát huy được lợi thế và ngày càng khẳng định hướng đi vững chắc trong liên kết sản xuất. Huyện Văn Yên là địa phương có diện tích và sản lượng quế lớn nhất cả nước, trên 40.000 ha. Trong đó, xã Viễn Sơn, nơi HTX đăng ký đặt trụ sở hoạt động là một trong 8 khu vực của huyện được cấp chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm vỏ quế.
Ngày đầu thành lập, mặc dù đóng trên địa bàn xã có nguồn nguyên liệu cũng như nguồn lao động dồi dào, thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh nhưng với 7 thành viên, các ngành nghề đăng ký kinh doanh như: Dịch vụ vật tư nông lâm nghiệp, chế biến nông sản (sắn, quế, tinh dầu quế...), vận tải hàng hóa, nuôi trồng thủy sản, ươm trồng cây con, cây giống các loại; HTX vẫn chưa xác định được hướng phát triển trọng tâm; giá cả thị trường, nguyên vật liệu đầu vào biến động; quy mô nhỏ bé, vốn lưu động ít, kinh nghiệm thương trường chưa nhiều…Hợp tác xã cũng gặp không ít khó khăn, chật vật để duy trì hoạt động.
Năm 2015, sau khi Luật Hợp tác xã năm 2012 có hiệu lực, HTX thực hiện chuyển đổi theo Luật. Với tinh thần đoàn kết, tính cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, dám nghĩ, dám làm, Hợp tác xã nhận được sự ủng hộ, đồng tình của chính quyền địa phương, thành viên, các hộ dân trên địa bàn. Đặc biệt, được sự tư vấn, hỗ trợ của Liên minh HTX tỉnh Yên Bái, HTX Dịch vụ Nông lâm nghiệp tổng hợp Công Tâm đã xác định được phương thức hoạt động phù hợp theo hướng liên doanh liên kết, gắn sản xuất thương mại dịch vụ theo chuỗi giá trị sản phẩm. Đây cũng chính là bước ngoặt quan trọng với Hợp tác xã.
HTX liên kết, hợp tác với HTX 6/12 xã Đào Thịnh (Trấn Yên) và Công ty An Thịnh Cường Phát (huyện Văn Yên) phát triển chuỗi sản phẩm quế để tạo ra vòng tròn khép kín giữa người sản xuất - HTX - doanh nghiệp - thị trường. Hợp tác xã tham gia chuỗi giá trị với vai trò là đơn vị cung cấp nguyên liệu cho 03 xưởng chế biến sản phẩm tinh dầu quế của 3 đơn vị, sản lượng bình quân mỗi tháng ép đạt 13 - 15 tấn tinh dầu (cần khoảng 2.400 tấn quế nguyên liệu). Quế dùng để chưng cất tinh dầu là quế vụn, cành nhỏ và lá quế. Đối với quế vụn và quế cành nhỏ thì có thể chưng cất ở dạng tươi hoặc khô, còn đối với quế lá thì chưng cất ở dạng tươi để giảm tổn thất tinh dầu và giữ cho màu sắc của sản phẩm đẹp hơn. Tuy nhiên để có đủ nguyên liệu sản xuất trong suốt cả năm, thì HTX phải có chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn, bằng cách phải xây dựng nhà kho chứa nguyên liệu đảm bảo đủ điều kiện hạn chế giảm tỷ lệ dầu của cành và lá quế, đồng thời có đủ nguyên liệu sản xuất quanh năm, vì vụ thu hoạch quế của bà con chỉ từ tháng 3 đến tháng 9, các tháng còn lại cần phải có nguyên liệu dự trữ để đảm bảo sản xuất thường xuyên, liên tục. Nguyên liệu mua về bao gồm cả càng, lá quế sau khi nhận kho để từ 30 - 40 ngày và mang ra phân loại, cành đưa vào chưng cất tinh dầu, lá đưa vào sấy sau đó cho vào nghiền thành bột. Để đảm bảo nguyên liệu đầu vào, HTX Công Tâm đã ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ quế vỏ, cành và lá quế cho thành viên HTX và hàng nghìn hộ dân ở hai xã Viễn Sơn và Hoàng Thắng (huyện Văn Yên).
Nhờ phương thức sản xuất kinh doanh đúng đắn với sản phẩm chủ lực là tinh dầu quế và các sản phẩm từ quế, HTX dần ổ định sản xuất, tạo được niềm tin với người dân, doanh nghiệp, chủ động được nguồn nguyên liệu và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, để mở rộng sản xuất, HTX cũng đã mạnh dạn huy động vốn đầu tư đổi mới công nghệ một khu nhà xưởng hiện đại trên 1.000m2, lắp đặt mới 1 dây chuyền chưng cất tinh đầu quế với công suất 600 tấn lá quế/tháng, hệ thống nhà kho chứa nguyên vật liệu 2.500 m2 trị giá trên 5 tỷ đồng, mua mới 02 máy xúc lật và 01 ô tô tải. Hiện HTX đang sản xuất các sản phẩm tận thu từ nguyên liệu mà trước đây đốt hoặc bỏ đi để làm phân hữu cơ xuất sang Nhật Bản; sản phẩm chất cháy từ cành và lá quế sau khi chưng cất được HTX bán cho Công ty cao su Sao vàng và Công ty Thuốc lá Hà Nội qua đơn vị trung gian là Công ty Kim Trường Phúc (Hà Nội) với khối lượng khoảng 600 tấn/tháng.
Anh Trần Văn Kiên - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Hợp tác xã cho biết: “Nhờ liên doanh, liên kết mà HTX đã tận dụng được 100% số cành và lá quế trước đây là nguyên liệu thứ phẩm, bán với giá rất rẻ làm nguyên liệu chiết xuất tinh dầu, khai thác triệt để và nâng giá trị cây quế lên 2-3 lần. Không chỉ vậy, liên kết còn giúp các doanh nghiệp, HTX giảm chi phí đầu tư, chủ động được nguyên liệu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu nhập người trồng quế tăng cao, giảm ô nhiễm môi trường”.
Sau 10 năm hoạt động với sự nỗ lực của Hội đồng quản trị và các thành viên, Vốn điều lệ của HTX tăng hơn 6 lần từ 1 tỷ đồng lên hơn 6 tỷ đồng; vốn hoạt động tăng trên 8 tỷ đồng, doanh thu từ 2 - 3 tỷ lên gần 10 tỷ, lợi nhuận tăng từ 150 triệu lên xấp xỉ 300 triệu, nộp ngân sách trên 200 triệu/năm, lao động thường xuyên tăng từ 25 người lên trên 40 người với mức thu nhập bình quân từ 4,0 - 5,0 triệu đồng/người/tháng.
Giai đoạn 2018 - 2020, Dự án Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm từ quế là một trong 6 dự án lớn nhằm gia tăng giá trị sản phẩm quế của huyện Văn Yên. Đây thực sự là đòn bẩy hỗ trợ các HTX sản xuất kinh doanh sản phẩm từ Quế như hợp tác xã dịch vụ nông lâm nghiệp Công Tâm tiếp tục phát triển.
Với tiềm lực dồi dào, diện tích trồng nguyên liệu tập trung 80 ha và vùng liên kết tiêu thụ sản phẩm của các hộ trồng quế trên địa bàn khoảng 2.000 ha; mặt bằng sản xuất rộng 20.000 m2, nhà điều hành 200m2; xưởng sản xuất: 1,500 m2; kho chứa nguyên liệu: 2.500 m2; kho chứa thành phẩm: 100 m2; dây chuyền sản xuất tinh dầu quế, nghiền bã quế; trạm cân 80 tấn; 03 vận tải; 03 máy gắp nguyên liệu, hệ thống phụ trợ: Hệ thống cứu hỏa, đường điện, đường nước...và các chuỗi giá trị sản phẩm đảm bảo chất lượng; quy trình, diện tích sản xuất đáp ứng với quy mô của mô hình chuỗi, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, năm 2020, Hợp tác xã Dịch vụ Nông lâm nghiệp tổng hợp Công Tâm được Liên minh Hợp tác xã tỉnh Yên Bái lựa chọn, đề xuất Liên minh Hợp tác xã Việt Nam hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị với các nội dung đề nghị hỗ trợ như: Hệ thống nghiền lá quế; máy nghiền lá quế, băng tải vào liệu, si lô chứa thành phẩm, vít tải đóng bao thành phẩm. Đầu tháng 6/2020, đoàn công tác của Viện Phát triển Kinh tế hợp tác - Liên minh HTX Việt Nam đã tiến hành khảo sát, thẩm định các tài liệu liên quan, xem xét, đối chiếu với thực trạng Hợp tác xã nhằm xác định điều kiện, tiêu chuẩn tham gia mô hình theo quy định.
Với những kết quả đạt được, trong những năm qua hợp tác xã Dịch vụ Nông lâm nghiệp tổng hợp Công Tâm liên tục được Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, Ủy ban nhân dân huyện Văn Yên tặng Bằng khen, Giấy khen và được Liên minh HTX tỉnh Yên Bái - cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tỉnh đánh giá là một trong những HTX điển hình tiên tiến của phong trào phát triển HTX tỉnh Yên Bái, đi đầu trong việc liên kết, liên doanh giữa HTX với HTX và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả, góp phần tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.