CTTĐT – Chiều 25/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các đại biểu thảo luận tại Tổ về: Chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước). Điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã tham gia góp ý về nội dung này.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy – Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái
Về nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, ngoài nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư như tờ trình của Chính phủ, đồng chí đề nghị xem xét thêm có thể điều chỉnh chủ trương đầu tư liên quan đến hộ cận nghèo sẽ là đối tượng thụ hưởng của Dự án 1 của chương trình hay điều chỉnh nội dung để đưa Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên là đối tượng thụ hưởng của Tiểu dự án 3 thuộc dự án 5. Ngoài ra, trong quá trình triển khai thực hiện chương trình có nhiều văn bản quy định hoặc hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành còn có các vấn đề bất cập dẫn đến khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Ví dụ như Thông tư số 12 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đối tượng thực hiện trồng rừng phòng hộ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên có trồng bổ sung được thực hiện trên diện tích đã giao cho hộ gia đình có giấy chứng quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất cho thuê đất của cấp có thẩm quyền không phù hợp với điều kiện thực tiễn vì đối với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ chỉ giao cho tổ chức quản lý rừng chứ không giao cho hộ gi đình cá nhân. Hay là quy định tại Nghị định số 38 liên quan đến các dự án phát triển sản xuất phải đảm bảo tối thiểu 50% người dân tham gia vào đối tượng hỗ trợ của các chương trình MTQG; hay là quy định tại Quyết định số 46 năm 2015 của TTCP về mức hỗ trợ đào tạo nghề đến nay không còn phù hợp.
Ngoài ra còn một số nội dung khác trong quá trình tiếp xúc cử tri, đồng chí cho biết đã tập hợp gửi Chính phủ và các Bộ, ngành, đồng chí đề nghị ngoài việc điều chỉnh chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của Quốc hội, những nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ hoặc các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành cũng sẽ được rà soát điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tiễn để tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.
Nội dung liên quan đến chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa – Đắc Nông – Chơn Thành - Bình Phước, đồng chí đồng tình và thống nhất cao với Tờ trình của Chính phủ về việc trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án này. Chủ trương đầu tư theo tờ trình của Chính phủ hoàn toàn phù hợp với chiến lược kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch có liên quan như tờ trình và báo cáo thẩm tra đã nêu. Đặc biệt là quy hoạch hệ thống đường bộ quốc gia, quy hoạch vùng Tây Nguyên, quy hoạch tỉnh Bình Phước, tỉnh Đắc Nông. Qua nghiên cứu hoàn toàn phù hợp và thấy rất cần thiết sớm đầu tư tuyến đường cao tốc này. Hiện nay có 3 khu vực, 3 vùng điều kiện kinh tế khó khăn là vùng trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nam Bộ và vùng Tây Nguyên. Đối với vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng Tây Nam Bộ đã triển khai nhiều tuyến đường cao tốc để kết nối liên kết vùng, riêng vùng Tây Nguyên có 5 tỉnh nhưng lại không nằm trên 1 trục, hiện nay mới có dự án kết nối với tỉnh Lâm Đồng còn các tỉnh khác chưa có các tuyến cao tốc.
Thực tiễn tại các tỉnh miền núi phía Bắc sau khi tuyến cao tốc Nội Bài - Lao Cai được vận hành khai thác từ năm 2014 , ví dụ như tỉnh Yên Bái bình quân cứ 5 năm thu ngân sách tăng gấp 2 lần, sau 10 năm tăng 4 lần, để thấy khi có các tuyến cao tốc đi qua có một sự thay đổi rõ rệt.
Tham gia góp ý đối với quy mô đầu tư và phương thức đầu tư, về quy mô đầu tư hiện nay trong tờ trình và dự thảo Nghị quyết xác định tuyến kết nối từ nút giao với đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành đến đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa 2km đang xác định quy mô đường cấp 3 bề rộng 12m, đồng chí thống nhất với 1 số ý kiến đề nghị cân nhắc mở rộng đầu tư đoạn tuyến kết nối 2km này theo quy mô 4 làn xe đảm bảo kết nối đồng bộ với đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Chơn Thành đang triển khai thực hiện để phát huy hiệu quả đầu tư.
Về phương thức đầu tư, theo tờ trình số 215 xác định đầu tư theo hình thức PPP cá nhân đồng chí thấy tính khả thi cao vì đây là tuyến độc đạo, lưu lượng lưu thông tuyến này lớn nên khả năng thu hồi vốn cũng khả thi và ngắn. Vì vậy tôi đồng tình với phương thức này.
Về tác động của dự án đối với các dự án giao thông BOT song hành, đồng chí đồng ý với các ý kiến, trong tờ trình, báo cáo giải trình cần làm rõ hơn về sự tác động này và phương án giải quyết sự tác động đó.
Về tổng mức đầu tư và phương án tài chính, đồng chí cơ bản đồng tình với các nội dung theo tờ trình Chính phủ. Tuy nhiên còn băn khoăn đó là khả năng đối ứng nguồn vốn của các địa phương. Đồng chí đề nghị Chính phủ có giải trình làm rõ hơn về phương án bố trí nguồn vốn của tỉnh Đắc Nông cũng như điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn của Đắc Nông để đảm bảo tính khả thi đáp ứng nguồn vốn 1 ngàn tỷ đồng trong 2 năm.
Về thời gian, đồng chí thống nhất với một số ý kiến đó là về bố trí vốn có thể bố trí đến 2026, thời gian thực hiện có thể kéo dài thêm 6 tháng đến 1 năm để đảm bảo tính khả thi tốt hơn.
Vấn đề cuối cùng là cơ chế chính sách đặc thù trong triển khai dự án, đồng chí thống nhất cao với tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban kinh tế và đề nghị sẽ áp dụng và vận dụng tối đa các cơ chế đặc thù đã và đang thực hiện cho các dự án cao tốc trên địa bàn cả nước để áp dụng cho dự án này vì đây là địa bàn đặc biệt khó khăn, nhu cầu đầu tư càng sớm càng tốt.
1477 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Chiều 25/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các đại biểu thảo luận tại Tổ về: Chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước). Điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã tham gia góp ý về nội dung này.Về nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, ngoài nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư như tờ trình của Chính phủ, đồng chí đề nghị xem xét thêm có thể điều chỉnh chủ trương đầu tư liên quan đến hộ cận nghèo sẽ là đối tượng thụ hưởng của Dự án 1 của chương trình hay điều chỉnh nội dung để đưa Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên là đối tượng thụ hưởng của Tiểu dự án 3 thuộc dự án 5. Ngoài ra, trong quá trình triển khai thực hiện chương trình có nhiều văn bản quy định hoặc hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành còn có các vấn đề bất cập dẫn đến khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Ví dụ như Thông tư số 12 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đối tượng thực hiện trồng rừng phòng hộ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên có trồng bổ sung được thực hiện trên diện tích đã giao cho hộ gia đình có giấy chứng quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất cho thuê đất của cấp có thẩm quyền không phù hợp với điều kiện thực tiễn vì đối với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ chỉ giao cho tổ chức quản lý rừng chứ không giao cho hộ gi đình cá nhân. Hay là quy định tại Nghị định số 38 liên quan đến các dự án phát triển sản xuất phải đảm bảo tối thiểu 50% người dân tham gia vào đối tượng hỗ trợ của các chương trình MTQG; hay là quy định tại Quyết định số 46 năm 2015 của TTCP về mức hỗ trợ đào tạo nghề đến nay không còn phù hợp.
Ngoài ra còn một số nội dung khác trong quá trình tiếp xúc cử tri, đồng chí cho biết đã tập hợp gửi Chính phủ và các Bộ, ngành, đồng chí đề nghị ngoài việc điều chỉnh chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của Quốc hội, những nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ hoặc các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành cũng sẽ được rà soát điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tiễn để tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.
Nội dung liên quan đến chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa – Đắc Nông – Chơn Thành - Bình Phước, đồng chí đồng tình và thống nhất cao với Tờ trình của Chính phủ về việc trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án này. Chủ trương đầu tư theo tờ trình của Chính phủ hoàn toàn phù hợp với chiến lược kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch có liên quan như tờ trình và báo cáo thẩm tra đã nêu. Đặc biệt là quy hoạch hệ thống đường bộ quốc gia, quy hoạch vùng Tây Nguyên, quy hoạch tỉnh Bình Phước, tỉnh Đắc Nông. Qua nghiên cứu hoàn toàn phù hợp và thấy rất cần thiết sớm đầu tư tuyến đường cao tốc này. Hiện nay có 3 khu vực, 3 vùng điều kiện kinh tế khó khăn là vùng trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nam Bộ và vùng Tây Nguyên. Đối với vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng Tây Nam Bộ đã triển khai nhiều tuyến đường cao tốc để kết nối liên kết vùng, riêng vùng Tây Nguyên có 5 tỉnh nhưng lại không nằm trên 1 trục, hiện nay mới có dự án kết nối với tỉnh Lâm Đồng còn các tỉnh khác chưa có các tuyến cao tốc.
Thực tiễn tại các tỉnh miền núi phía Bắc sau khi tuyến cao tốc Nội Bài - Lao Cai được vận hành khai thác từ năm 2014 , ví dụ như tỉnh Yên Bái bình quân cứ 5 năm thu ngân sách tăng gấp 2 lần, sau 10 năm tăng 4 lần, để thấy khi có các tuyến cao tốc đi qua có một sự thay đổi rõ rệt.
Tham gia góp ý đối với quy mô đầu tư và phương thức đầu tư, về quy mô đầu tư hiện nay trong tờ trình và dự thảo Nghị quyết xác định tuyến kết nối từ nút giao với đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành đến đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa 2km đang xác định quy mô đường cấp 3 bề rộng 12m, đồng chí thống nhất với 1 số ý kiến đề nghị cân nhắc mở rộng đầu tư đoạn tuyến kết nối 2km này theo quy mô 4 làn xe đảm bảo kết nối đồng bộ với đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Chơn Thành đang triển khai thực hiện để phát huy hiệu quả đầu tư.
Về phương thức đầu tư, theo tờ trình số 215 xác định đầu tư theo hình thức PPP cá nhân đồng chí thấy tính khả thi cao vì đây là tuyến độc đạo, lưu lượng lưu thông tuyến này lớn nên khả năng thu hồi vốn cũng khả thi và ngắn. Vì vậy tôi đồng tình với phương thức này.
Về tác động của dự án đối với các dự án giao thông BOT song hành, đồng chí đồng ý với các ý kiến, trong tờ trình, báo cáo giải trình cần làm rõ hơn về sự tác động này và phương án giải quyết sự tác động đó.
Về tổng mức đầu tư và phương án tài chính, đồng chí cơ bản đồng tình với các nội dung theo tờ trình Chính phủ. Tuy nhiên còn băn khoăn đó là khả năng đối ứng nguồn vốn của các địa phương. Đồng chí đề nghị Chính phủ có giải trình làm rõ hơn về phương án bố trí nguồn vốn của tỉnh Đắc Nông cũng như điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn của Đắc Nông để đảm bảo tính khả thi đáp ứng nguồn vốn 1 ngàn tỷ đồng trong 2 năm.
Về thời gian, đồng chí thống nhất với một số ý kiến đó là về bố trí vốn có thể bố trí đến 2026, thời gian thực hiện có thể kéo dài thêm 6 tháng đến 1 năm để đảm bảo tính khả thi tốt hơn.
Vấn đề cuối cùng là cơ chế chính sách đặc thù trong triển khai dự án, đồng chí thống nhất cao với tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban kinh tế và đề nghị sẽ áp dụng và vận dụng tối đa các cơ chế đặc thù đã và đang thực hiện cho các dự án cao tốc trên địa bàn cả nước để áp dụng cho dự án này vì đây là địa bàn đặc biệt khó khăn, nhu cầu đầu tư càng sớm càng tốt.