Chiều 27/5 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Đại biểu Triệu Thị Huyền - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tham gia ý kiến vào dự thảo Luật.
Đại biểu Triệu Thị Huyền
Theo đại biểu Triệu Thị Huyền, Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) là dự án luật nhận được rất nhiều sự quan tâm của cử tri và nhân dân; tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thảo luận đóng góp nhiều ý kiến đối với dự thảo Luật, trên cơ sở đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội.
Tham gia ý kiến cụ thể vào quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau (Điều 44), đại biểu Huyền cho biết: Tại khoản 2 quy định: "Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại Khoản 1 Điều này mà vẫn tiếp tục điều trị thì người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn”.
Đại biểu kiến nghị Ban soạn thảo quy định rõ mức thấp hơn là mức như thế nào? Bởi tại Khoản 1 Điều 44 đã quy định cứng hai mức người lao động hưởng chế độ ốm đau, đồng thời Khoản 2 Điều 46 cũng quy định cứng ba mức hưởng là 50%, 55%, 60% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) khi người lao động ốm đau. Vì vậy, nếu quy định mức thấp hơn là mức so với Khoản 1 Điều 44 hoặc khoản 2 Điều 46 thì cần được quy định cụ thể mức đó là bao nhiêu để không bị lúng túng, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Về trợ cấp một lần khi nghỉ hưu (Điều 72), đại biểu cho rằng: để khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài với hệ thống BHXH, giảm thiểu tình trạng người lao động hưởng BHXH một lần, đề nghị nghiên cứu, xem xét nâng mức trợ cấp một lần đối với người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ lương hưu 75% (35 năm đối với lao động nam, 30 năm đối với lao động nữ tại Điều 72 Dự thảo Luật (chỉnh lý).
Hiện nay, dự thảo Luật đang quy định mức trợ cấp một lần này "bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng b BHXH tính đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật”; trong khi mức hưởng BHXH một lần được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014 và 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Đối với quy định về hưởng BHXH một lần, Điều 74 Dự thảo Luật đang đưa ra 2 phương án về hưởng BHXH một lần, đại biểu bày tỏ thống nhất với phương án 1.
Theo đại biểu, phương án này ưu điểm là cơ bản bảo đảm kế thừa quy định của Luật BHXH hiện hành, không tạo ra sự xáo trộn trong xã hội; đồng thời hạn chế được tình trạng một người tham gia BHXH có nhiều lần hưởng BHXH một lần như thời gian qua.
"Việc quy định theo phương án này cũng sẽ góp phần tăng số người được thụ hưởng các chế độ của BHXH từ chính quá trình tích lũy thông qua tham gia BHXH của mình và giảm gánh nặng cho cả xã hội, ngân sách Nhà nước để thực hiện các chính sách, chế độ mang tính chất bảo trợ xã hội” - đại biểu nêu ý kiến.
Tham gia ý kiến về kỹ thuật lập pháp, đại biểu Huyền kiến nghị cơ quan soạn thảo xem xét sắp xếp, kết cấu lại các điều luật: Cụ thể, đảo vị trí của Điều 3 và Điều 4 (Điều 3 quy định về Giải thích từ ngữ, Điều 4 quy định về Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện). Đồng thời kết cấu Điều 7a thành Điều 8, vì dự thảo Luật khi được ban hành sẽ thay thế Luật BHXH năm 2014 chứ không sửa đổi, bổ sung Luật năm 2014.
Ngày 28/5, Quốc hội tiếp tục làm việc tại hội trường theo chương trình nghị sự đã đề ra.
1280 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Chiều 27/5 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Đại biểu Triệu Thị Huyền - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tham gia ý kiến vào dự thảo Luật.Theo đại biểu Triệu Thị Huyền, Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) là dự án luật nhận được rất nhiều sự quan tâm của cử tri và nhân dân; tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thảo luận đóng góp nhiều ý kiến đối với dự thảo Luật, trên cơ sở đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội.
Tham gia ý kiến cụ thể vào quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau (Điều 44), đại biểu Huyền cho biết: Tại khoản 2 quy định: "Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại Khoản 1 Điều này mà vẫn tiếp tục điều trị thì người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn”.
Đại biểu kiến nghị Ban soạn thảo quy định rõ mức thấp hơn là mức như thế nào? Bởi tại Khoản 1 Điều 44 đã quy định cứng hai mức người lao động hưởng chế độ ốm đau, đồng thời Khoản 2 Điều 46 cũng quy định cứng ba mức hưởng là 50%, 55%, 60% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) khi người lao động ốm đau. Vì vậy, nếu quy định mức thấp hơn là mức so với Khoản 1 Điều 44 hoặc khoản 2 Điều 46 thì cần được quy định cụ thể mức đó là bao nhiêu để không bị lúng túng, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Về trợ cấp một lần khi nghỉ hưu (Điều 72), đại biểu cho rằng: để khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài với hệ thống BHXH, giảm thiểu tình trạng người lao động hưởng BHXH một lần, đề nghị nghiên cứu, xem xét nâng mức trợ cấp một lần đối với người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ lương hưu 75% (35 năm đối với lao động nam, 30 năm đối với lao động nữ tại Điều 72 Dự thảo Luật (chỉnh lý).
Hiện nay, dự thảo Luật đang quy định mức trợ cấp một lần này "bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng b BHXH tính đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật”; trong khi mức hưởng BHXH một lần được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014 và 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Đối với quy định về hưởng BHXH một lần, Điều 74 Dự thảo Luật đang đưa ra 2 phương án về hưởng BHXH một lần, đại biểu bày tỏ thống nhất với phương án 1.
Theo đại biểu, phương án này ưu điểm là cơ bản bảo đảm kế thừa quy định của Luật BHXH hiện hành, không tạo ra sự xáo trộn trong xã hội; đồng thời hạn chế được tình trạng một người tham gia BHXH có nhiều lần hưởng BHXH một lần như thời gian qua.
"Việc quy định theo phương án này cũng sẽ góp phần tăng số người được thụ hưởng các chế độ của BHXH từ chính quá trình tích lũy thông qua tham gia BHXH của mình và giảm gánh nặng cho cả xã hội, ngân sách Nhà nước để thực hiện các chính sách, chế độ mang tính chất bảo trợ xã hội” - đại biểu nêu ý kiến.
Tham gia ý kiến về kỹ thuật lập pháp, đại biểu Huyền kiến nghị cơ quan soạn thảo xem xét sắp xếp, kết cấu lại các điều luật: Cụ thể, đảo vị trí của Điều 3 và Điều 4 (Điều 3 quy định về Giải thích từ ngữ, Điều 4 quy định về Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện). Đồng thời kết cấu Điều 7a thành Điều 8, vì dự thảo Luật khi được ban hành sẽ thay thế Luật BHXH năm 2014 chứ không sửa đổi, bổ sung Luật năm 2014.
Ngày 28/5, Quốc hội tiếp tục làm việc tại hội trường theo chương trình nghị sự đã đề ra.