CTTĐT - Để công tác tổ chức Kỳ thi và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp được triển khai an toàn, nghiêm túc, khách quan và hiệu quả, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt một số nội dung sau:
Các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng các điều kiện, đúng quy định, quy chế tổ chức thi.
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo sâu sát, toàn diện; phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, hiệu quả, thông suốt; chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng các điều kiện; thực hiện đúng quy định, quy chế tổ chức thi; thông tin, truyền thông phải chủ động, kịp thời, đầy đủ; tuyệt đối không lơ là, chủ quan, xử lý linh hoạt, hiệu quả những vấn đề phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh tham gia Kỳ thi.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức Kỳ thi và tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh; chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh làm tốt công tác tuyên truyền, chỉ đạo tổ chức Kỳ thi trong toàn tỉnh theo Quy chế thi, các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, tổ chức ôn luyện kiến thức, hoàn thiện hồ sơ cho học sinh dự thi; chuẩn bị tốt mọi điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị chuyên môn cho Hội đồng thi làm việc; phối hợp với các địa phương hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn tham dự Kỳ thi.
Lựa chọn những cán bộ, giáo viên, nhân viên có phẩm chất tốt, nghiệp vụ công tác thi vững vàng nhất tham gia thực hiện các nhiệm vụ của Kỳ thi; chỉ đạo sâu sát việc tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi, học tập quy chế thi, quán triệt các văn bản và kiểm tra nghiệp vụ công tác thi tất cả cán bộ tham gia công tác tổ chức Kỳ thi; phổ biến, quán triệt Quy chế thi tới 100% thí sinh tham gia dự thi.
Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định; duy trì chế độ trực chỉ đạo, báo cáo công tác thi để kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp xử lý những vấn đề phát sinh.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chịu trách nhiệm tổ chức công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công khai đề án, phương thức tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh nghiêm túc, đúng quy định.
Phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo để tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp; thu hút học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tham gia học nghề theo mục tiêu phân luồng của tỉnh; chỉ đạo các trường trung cấp, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên phối hợp tổ chức Kỳ thi theo quy định.
4. Các sở, ban, ngành có liên quan
Công an tỉnh: Chủ trì, phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo xây dựng phương án bảo vệ kỳ thi, đảm bảo an toàn tuyệt đối các khâu của kỳ thi; phòng ngừa, phát hiện xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật và việc sử dụng thiết bị công nghệ cao để gian lận trong kỳ thi. Bảo đảm lực lượng, trang thiết bị, phương tiện đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông tại các điểm thi; phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác ứng phó với thiên tai, bão lũ, cháy nổ, dịch bệnh; hỗ trợ phương tiện, lực lượng đưa đón cán bộ làm thi và thí sinh khi có yêu cầu trong các trường hợp đặc biệt.
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: Chủ trì, phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo xây dựng phương án, tham mưu cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn các cấp bảo đảm lực lượng, trang thiết bị, phương tiện thông tin liên lạc để chỉ đạo, báo cáo; sẵn sàng vận chuyển đề thi, bài thi, hỗ trợ đưa đón cán bộ, thí sinh đến các điểm thi và về nơi cư trú trong các trường hợp đặc biệt.
Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo xây dựng các phương án chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo an toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm và phòng, chống dịch bệnh tại các các khu vực diễn ra kỳ thi. Cử cán bộ y tế tham gia Hội đồng thi, điểm thi; chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng hỗ trợ các phương tiện cấp cứu, chuẩn bị vật tư thiết yếu, cơ số thuốc phù hợp để đáp ứng kịp thời các yêu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho các trường hợp thí sinh và những người tham gia tổ chức kỳ thi có vấn đề về sức khỏe.
Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp thuộc ngành Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thông tin, tuyên truyền kịp thời, đầy đủ, chính xác về kỳ thi. Xây dựng phương án bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ kỳ thi. Phòng chống, đấu tranh, phản bác tin giả, tin sai sự thật có liên quan đến kỳ thi trên mạng xã hội.
Sở Giao thông vận tải: Chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành Giao thông vận tải có phương án ưu tiên phục vụ nhu cầu đi lại của cán bộ, giáo viên làm công tác thi và thí sinh, người thân của thí sinh đi thi trên các tuyến giao thông trước, trong và sau kỳ thi đảm bảo an toàn giao thông.
Thanh tra tỉnh: Tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát các khâu tổ chức kỳ thi tại địa phương theo các quy định hiện hành của Thanh tra Chính phủ và quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
5. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: Chỉ đạo, định hướng các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tăng cường nắm bắt dư luận, kiểm soát chặt chẽ thông tin đăng tải, tuyên truyền để tạo lòng tin và sự đồng thuận của toàn xã hội; có biện pháp phòng chống, đấu tranh, phản bác tin giả, tin sai sự thật có liên quan đến kỳ thi, tuyển sinh.
6. Đề nghị Tỉnh đoàn thanh niên: Chỉ đạo các cấp bộ đoàn tổ chức chương trình “Thanh niên tình nguyện”, “Tiếp sức mùa thi”... hỗ trợ thí sinh và người nhà thí sinh gặp khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt trong những ngày tổ chức kỳ thi. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các địa phương và cơ sở giáo dục xây dựng, triển khai các phương án đảm bảo trật tự, an toàn cho kỳ thi.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Thành lập Ban Chỉ đạo kỳ thi cấp huyện; xây dựng kế hoạch chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông, thông tin liên lạc; cung cấp điện, nước ổn định; đảm bảo an toàn thực phẩm. Xây dựng các phương án dự phòng để chủ động nếu có xảy ra các trường hợp cháy nổ, bão lũ, thiên tai, dịch bệnh. Bố trí xe ô tô công vụ vận chuyển bài thi từ các điểm thi trên địa bàn về Hội đồng thi.
Rà soát, hỗ trợ những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, tuyệt đối không để thí sinh phải bỏ thi vì gặp khó khăn về điều kiện kinh tế hay đi lại.
8. Công ty Điện lực Yên Bái, Bưu điện tỉnh, Viễn thông Yên Bái, Công ty Cổ phần Xây dựng và cấp nước Yên Bái
Chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành có phương án phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các điểm thi xây dựng phương án đảm bảo đủ nhu cầu điện, nước, cơ sở hạ tầng viễn thông, thông tin liên lạc trong những ngày diễn ra kỳ thi; xây dựng các phương án dự phòng trong các trường hợp thiên tai, diễn biến bất thường của thời tiết.
1084 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để công tác tổ chức Kỳ thi và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp được triển khai an toàn, nghiêm túc, khách quan và hiệu quả, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt một số nội dung sau:1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo sâu sát, toàn diện; phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, hiệu quả, thông suốt; chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng các điều kiện; thực hiện đúng quy định, quy chế tổ chức thi; thông tin, truyền thông phải chủ động, kịp thời, đầy đủ; tuyệt đối không lơ là, chủ quan, xử lý linh hoạt, hiệu quả những vấn đề phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh tham gia Kỳ thi.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức Kỳ thi và tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh; chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh làm tốt công tác tuyên truyền, chỉ đạo tổ chức Kỳ thi trong toàn tỉnh theo Quy chế thi, các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, tổ chức ôn luyện kiến thức, hoàn thiện hồ sơ cho học sinh dự thi; chuẩn bị tốt mọi điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị chuyên môn cho Hội đồng thi làm việc; phối hợp với các địa phương hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn tham dự Kỳ thi.
Lựa chọn những cán bộ, giáo viên, nhân viên có phẩm chất tốt, nghiệp vụ công tác thi vững vàng nhất tham gia thực hiện các nhiệm vụ của Kỳ thi; chỉ đạo sâu sát việc tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi, học tập quy chế thi, quán triệt các văn bản và kiểm tra nghiệp vụ công tác thi tất cả cán bộ tham gia công tác tổ chức Kỳ thi; phổ biến, quán triệt Quy chế thi tới 100% thí sinh tham gia dự thi.
Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định; duy trì chế độ trực chỉ đạo, báo cáo công tác thi để kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp xử lý những vấn đề phát sinh.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chịu trách nhiệm tổ chức công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công khai đề án, phương thức tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh nghiêm túc, đúng quy định.
Phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo để tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp; thu hút học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tham gia học nghề theo mục tiêu phân luồng của tỉnh; chỉ đạo các trường trung cấp, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên phối hợp tổ chức Kỳ thi theo quy định.
4. Các sở, ban, ngành có liên quan
Công an tỉnh: Chủ trì, phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo xây dựng phương án bảo vệ kỳ thi, đảm bảo an toàn tuyệt đối các khâu của kỳ thi; phòng ngừa, phát hiện xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật và việc sử dụng thiết bị công nghệ cao để gian lận trong kỳ thi. Bảo đảm lực lượng, trang thiết bị, phương tiện đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông tại các điểm thi; phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác ứng phó với thiên tai, bão lũ, cháy nổ, dịch bệnh; hỗ trợ phương tiện, lực lượng đưa đón cán bộ làm thi và thí sinh khi có yêu cầu trong các trường hợp đặc biệt.
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: Chủ trì, phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo xây dựng phương án, tham mưu cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn các cấp bảo đảm lực lượng, trang thiết bị, phương tiện thông tin liên lạc để chỉ đạo, báo cáo; sẵn sàng vận chuyển đề thi, bài thi, hỗ trợ đưa đón cán bộ, thí sinh đến các điểm thi và về nơi cư trú trong các trường hợp đặc biệt.
Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo xây dựng các phương án chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo an toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm và phòng, chống dịch bệnh tại các các khu vực diễn ra kỳ thi. Cử cán bộ y tế tham gia Hội đồng thi, điểm thi; chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng hỗ trợ các phương tiện cấp cứu, chuẩn bị vật tư thiết yếu, cơ số thuốc phù hợp để đáp ứng kịp thời các yêu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho các trường hợp thí sinh và những người tham gia tổ chức kỳ thi có vấn đề về sức khỏe.
Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp thuộc ngành Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thông tin, tuyên truyền kịp thời, đầy đủ, chính xác về kỳ thi. Xây dựng phương án bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ kỳ thi. Phòng chống, đấu tranh, phản bác tin giả, tin sai sự thật có liên quan đến kỳ thi trên mạng xã hội.
Sở Giao thông vận tải: Chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành Giao thông vận tải có phương án ưu tiên phục vụ nhu cầu đi lại của cán bộ, giáo viên làm công tác thi và thí sinh, người thân của thí sinh đi thi trên các tuyến giao thông trước, trong và sau kỳ thi đảm bảo an toàn giao thông.
Thanh tra tỉnh: Tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát các khâu tổ chức kỳ thi tại địa phương theo các quy định hiện hành của Thanh tra Chính phủ và quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
5. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: Chỉ đạo, định hướng các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tăng cường nắm bắt dư luận, kiểm soát chặt chẽ thông tin đăng tải, tuyên truyền để tạo lòng tin và sự đồng thuận của toàn xã hội; có biện pháp phòng chống, đấu tranh, phản bác tin giả, tin sai sự thật có liên quan đến kỳ thi, tuyển sinh.
6. Đề nghị Tỉnh đoàn thanh niên: Chỉ đạo các cấp bộ đoàn tổ chức chương trình “Thanh niên tình nguyện”, “Tiếp sức mùa thi”... hỗ trợ thí sinh và người nhà thí sinh gặp khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt trong những ngày tổ chức kỳ thi. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các địa phương và cơ sở giáo dục xây dựng, triển khai các phương án đảm bảo trật tự, an toàn cho kỳ thi.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Thành lập Ban Chỉ đạo kỳ thi cấp huyện; xây dựng kế hoạch chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông, thông tin liên lạc; cung cấp điện, nước ổn định; đảm bảo an toàn thực phẩm. Xây dựng các phương án dự phòng để chủ động nếu có xảy ra các trường hợp cháy nổ, bão lũ, thiên tai, dịch bệnh. Bố trí xe ô tô công vụ vận chuyển bài thi từ các điểm thi trên địa bàn về Hội đồng thi.
Rà soát, hỗ trợ những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, tuyệt đối không để thí sinh phải bỏ thi vì gặp khó khăn về điều kiện kinh tế hay đi lại.
8. Công ty Điện lực Yên Bái, Bưu điện tỉnh, Viễn thông Yên Bái, Công ty Cổ phần Xây dựng và cấp nước Yên Bái
Chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành có phương án phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các điểm thi xây dựng phương án đảm bảo đủ nhu cầu điện, nước, cơ sở hạ tầng viễn thông, thông tin liên lạc trong những ngày diễn ra kỳ thi; xây dựng các phương án dự phòng trong các trường hợp thiên tai, diễn biến bất thường của thời tiết.