Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát toàn diện hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, nhất là đối với các Quỹ tín dụng nhân dân có quy mô lớn, có dấu hiệu không lành mạnh, phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tiếp tục củng cố, chấn chỉnh hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng là hợp tác xã.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký công văn 1187/TTg-KTTH ngày 21/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 06/CT-TTg về tăng cường, củng cố hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.
Tiếp tục củng cố, chấn chỉnh hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng là hợp tác xã
Xét đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về Báo cáo sơ kết thực hiện Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
Ngày 12/3/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 06/CT-TTg về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (Chỉ thị số 06/CT-TTg). Để triển khai quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra của Chỉ thị số 06/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
Các Bộ, ngành trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục củng cố, chấn chỉnh hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng là hợp tác xã theo đúng mục tiêu, định hướng và giải pháp nêu tại Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 8/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 -2025”.
Nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Báo cáo số 121/TTr-NHNN ngày 14/11/2022, tiếp tục thực hiện đúng, đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Chỉ thị số 06/CT-TTg nhằm đạt được các mục tiêu, yêu cầu đã đề ra về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.
Thường xuyên trao đổi thông tin và kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát toàn diện hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, nhất là đối với các Quỹ tín dụng nhân dân có quy mô lớn, có dấu hiệu không lành mạnh, phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Chủ động phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thường xuyên trao đổi thông tin và kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, đảm bảo an toàn, lành mạnh, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế.
Trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung: các quy định về tổ chức, hoạt động của loại hình tổ chức tín dụng là hợp tác xã theo đúng tôn chỉ, mục đích; quy định phương án cụ thể về xử lý Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém, Quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt, cơ chế hỗ trợ các tổ chức tín dụng tham gia xử lý.
Thực hiện xử lý pháp nhân các Quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt không có khả năng phục hồi theo quy định của pháp luật, Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”, đảm bảo đúng quy định, chặt chẽ, thận trọng và công khai; thống nhất về chủ trương, hình thức, biện pháp xử lý; hạn chế tối đa tác động tiêu cực và các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến an toàn hệ thống.
Khẩn trương truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ án liên quan đến Quỹ tín dụng nhân dân
Bộ Công an chỉ đạo Công an các địa phương chủ động nắm tình hình, tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin với các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố về dấu hiệu sai phạm, vi phạm pháp luật và dấu hiệu bất thường khác trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố xây dựng kịch bản, phương án đảm bảo giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình xử lý Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém.
Đẩy nhanh tiến độ điều tra để khởi tố các sai phạm theo quy định pháp luật và phối hợp với các cơ quan tư pháp khẩn trương truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ án liên quan đến Quỹ tín dụng nhân dân để tăng tính răn đe, phòng ngừa chung; có biện pháp kịp thời ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Hợp tác xã, Luật Các tổ chức tín dụng để đảm bảo thống nhất, đồng bộ.
Đẩy nhanh tiến độ xét xử các vụ án liên quan đến Quỹ tín dụng nhân dân
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước, phối hợp, giám sát hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn; chủ động thông tin sớm cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố về dấu hiệu vi phạm, bất thường trong hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân để có biện pháp xử lý, trong đó bao gồm cả xử lý nhân sự quản lý, điều hành, kiểm soát; tránh gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và an toàn hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn.
Bên cạnh đó, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố kịp thời xử lý các sự cố phát sinh, đặc biệt là việc xử lý các Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém, được kiểm soát đặc biệt, đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị các cơ quan tư pháp địa phương đẩy nhanh tiến độ xét xử theo quy định các vụ án liên quan đến Quỹ tín dụng nhân dân, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tham gia xử lý Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém theo quy định của pháp luật; thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các Quỹ tín dụng nhân dân, chính quyền địa phương, cơ quan thi hành án đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật, nhằm đảm bảo thu hồi nợ cho Quỹ tín dụng nhân dân.
2542 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát toàn diện hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, nhất là đối với các Quỹ tín dụng nhân dân có quy mô lớn, có dấu hiệu không lành mạnh, phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro.Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký công văn 1187/TTg-KTTH ngày 21/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 06/CT-TTg về tăng cường, củng cố hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.
Tiếp tục củng cố, chấn chỉnh hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng là hợp tác xã
Xét đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về Báo cáo sơ kết thực hiện Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
Ngày 12/3/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 06/CT-TTg về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (Chỉ thị số 06/CT-TTg). Để triển khai quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra của Chỉ thị số 06/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
Các Bộ, ngành trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục củng cố, chấn chỉnh hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng là hợp tác xã theo đúng mục tiêu, định hướng và giải pháp nêu tại Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 8/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 -2025”.
Nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Báo cáo số 121/TTr-NHNN ngày 14/11/2022, tiếp tục thực hiện đúng, đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Chỉ thị số 06/CT-TTg nhằm đạt được các mục tiêu, yêu cầu đã đề ra về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.
Thường xuyên trao đổi thông tin và kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát toàn diện hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, nhất là đối với các Quỹ tín dụng nhân dân có quy mô lớn, có dấu hiệu không lành mạnh, phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Chủ động phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thường xuyên trao đổi thông tin và kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, đảm bảo an toàn, lành mạnh, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế.
Trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung: các quy định về tổ chức, hoạt động của loại hình tổ chức tín dụng là hợp tác xã theo đúng tôn chỉ, mục đích; quy định phương án cụ thể về xử lý Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém, Quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt, cơ chế hỗ trợ các tổ chức tín dụng tham gia xử lý.
Thực hiện xử lý pháp nhân các Quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt không có khả năng phục hồi theo quy định của pháp luật, Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”, đảm bảo đúng quy định, chặt chẽ, thận trọng và công khai; thống nhất về chủ trương, hình thức, biện pháp xử lý; hạn chế tối đa tác động tiêu cực và các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến an toàn hệ thống.
Khẩn trương truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ án liên quan đến Quỹ tín dụng nhân dân
Bộ Công an chỉ đạo Công an các địa phương chủ động nắm tình hình, tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin với các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố về dấu hiệu sai phạm, vi phạm pháp luật và dấu hiệu bất thường khác trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố xây dựng kịch bản, phương án đảm bảo giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình xử lý Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém.
Đẩy nhanh tiến độ điều tra để khởi tố các sai phạm theo quy định pháp luật và phối hợp với các cơ quan tư pháp khẩn trương truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ án liên quan đến Quỹ tín dụng nhân dân để tăng tính răn đe, phòng ngừa chung; có biện pháp kịp thời ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Hợp tác xã, Luật Các tổ chức tín dụng để đảm bảo thống nhất, đồng bộ.
Đẩy nhanh tiến độ xét xử các vụ án liên quan đến Quỹ tín dụng nhân dân
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước, phối hợp, giám sát hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn; chủ động thông tin sớm cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố về dấu hiệu vi phạm, bất thường trong hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân để có biện pháp xử lý, trong đó bao gồm cả xử lý nhân sự quản lý, điều hành, kiểm soát; tránh gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và an toàn hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn.
Bên cạnh đó, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố kịp thời xử lý các sự cố phát sinh, đặc biệt là việc xử lý các Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém, được kiểm soát đặc biệt, đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị các cơ quan tư pháp địa phương đẩy nhanh tiến độ xét xử theo quy định các vụ án liên quan đến Quỹ tín dụng nhân dân, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tham gia xử lý Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém theo quy định của pháp luật; thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các Quỹ tín dụng nhân dân, chính quyền địa phương, cơ quan thi hành án đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật, nhằm đảm bảo thu hồi nợ cho Quỹ tín dụng nhân dân.