CTTĐT - Trong nhiệm kỳ qua, huyện Văn Yên đã triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.
Ảnh minh họa
Trong 11 sản phẩm chủ lực của tỉnh, huyện Văn Yên xác định tập trung phát triển đối với 8 sản phẩm có lợi thế, gồm: Vùng quế trên 40.000 ha, trong đó đã có 25.000 ha quế được canh tác theo hướng hữu cơ; vùng lúa chất lượng cao 1.000 ha; diện tích ngô 4.000 ha; diện tích gỗ rừng trồng 6.000 ha; cây dâu tằm 135 ha; măng tre Bát Độ 152 ha; cây ăn quả có múi 220 ha; đàn trâu, bò 16.000 con. Ngoài ra, huyện còn phát triển thêm 3 sản phẩm chủ lực gồm: Vùng sắn 4.500 ha; cây dược liệu 500 ha; đàn lợn 85.000 con. Triển khai xây dựng được 6 chuỗi giá trị và 11 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao đối với các sản phẩm chủ lực, đặc sản, hữu cơ của huyện.
Cùng với đó, huyện triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững. Trong nhiệm kỳ đã thu hút được 17 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp; phát triển mạnh mẽ hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp và kinh tế hộ gia đình với 14 mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao, nhiều mô hình cho thu nhập bình quân trên 200 triệu đồng/năm. Việc cơ giới hóa trong nông nghiệp được đẩy mạnh, nhất là trong sản xuất lúa gạo với tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất đạt 80%, khâu thu hoạch đạt 60%.
Qua đó góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp bình quân giai đoạn 2016- 2020 đạt 10,8%/năm, cao hơn nhiệm kỳ trước 2,2%, cao hơn bình quân của tỉnh là 6,3%; giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp năm 2020 ước đạt 2.200 tỷ đồng, tăng 66,7% so với năm 2015, vượt 6,8% mục tiêu Nghị quyết. Cơ cấu ngành nông lâm nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng lâm nghiệp, trong đó, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 64,2%, giảm 7,4% so với năm 2015; tỷ trọng lâm nghiệp chiếm 34,6%, tăng 7,7 % so với năm 2015. Thu nhập bình quân trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp đạt 76,5 triệu đồng/ha/năm, tăng 26,1 triệu đồng/ha so với năm 2015. Tổng sản lượng lương thực có hạt tăng 8,9% so với năm 2015, vượt 0,2% Nghị quyết; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 23,7% so với năm 2015, vượt 13,1% mục tiêu Nghị quyết, đưa tỷ trọng chăn nuôi lên 35,5% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Diện tích rừng trồng trung bình hằng năm đạt gần 2.900 ha, vượt 44% mục tiêu Nghị quyết, tỷ lệ che phủ rừng đạt 65%, đạt mục tiêu Nghị quyết, cao hơn bình quân chung của tỉnh 2%.
Triển khai thực hiện phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, huyện đã huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là sự tham gia trực tiếp của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Tổng nguồn vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 là 1.427 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 655 tỷ đồng (chiếm 46%), trên 150.000 ngày công lao động, hiến trên 176.000 m2 đất, để cùng chung tay xây dựng nông thôn mới. Từ đó, diện mạo nông thôn đã có bước chuyển biến rõ nét, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, thu nhập của người dân nông thôn đạt khoảng 36,6 triệu đồng, gấp 1,5 lần năm 2015. Trong nhiệm kỳ đã xây dựng được 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gấp 3 lần mục tiêu Nghị quyết, trong đó có 01 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu.
Phát huy những kết quả đạt được, trong nhiệm kỳ tới, huyện Văn Yên tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh gắn với công nghiệp chế biến của huyện và cung cấp nguyên liệu chế biến cho các khu, cụm công nghiệp của tỉnh. Đồng thời mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng liên kết nhiều vùng sản xuất vừa và nhỏ liền kề tạo ra vùng sản xuất lớn theo thế mạnh từng vùng, từng sản phẩm của huyện, gắn với chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây, nuôi các loại con có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Tiếp tục ưu tiên phát triển 11 sản phẩm chủ lực của huyện theo chuỗi giá trị (gồm: Quế; lúa chất lượng cao; ngô; sắn; dâu tằm; măng tre bát độ; cây ăn quả; cây dược liệu; gỗ rừng trồng; trâu, bò; lợn) và các sản phẩm đặc sản hữu cơ gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm, bảo đảm cơ bản các sản phẩm chủ lực của huyện đều đạt chứng nhận nông sản hữu cơ Quốc gia, Quốc tế, các sản phẩm chủ lực của các xã, thị trấn đều đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao trở lên. Đặc biệt chú trọng thu hút các doanh nghiệp, phát triển mạnh hợp tác xã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của huyện; tạo liên kết bền chặt giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với tổ hợp tác và hộ gia đình trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Duy trì tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản bình quân giai đoạn 2021- 2025 đạt 7,8%/năm; giá trị thu nhập bình quân trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp gấp 2 lần so với năm 2020.
Đồng thời đẩy mạnh phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tập trung phát triển vùng lúa chuyên canh chất lượng cao với diện tích trên 1.000 ha ở các xã vùng Đại - Phú - An và Đông Cuông, áp dụng chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, bảo đảm truy xuất nguồn gốc và chứng nhận chất lượng gạo Văn Yên trên thị trường; mở rộng diện tích, tăng cường ứng dụng công nghệ cao (nhà màng, nhà lưới,…) vào trồng các loại rau, củ, quả hữu cơ, an toàn đạt tiêu chuẩn VietGap; duy trì diện tích sắn hợp lý còn khoảng 3.500 ha, bảo đảm cơ bản thực hiện các biện pháp canh tác bền vững; cải tạo và phát triển vùng cây ăn quả nhãn, vải tập trung tại các xã vùng thượng huyện với diện tích từ 500 ha trở lên gắn với phát triển nghề nuôi ong lấy mật; phát triển vùng cây ăn quả có múi trên 500 ha theo đề án của tỉnh; tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn đưa vào địa bàn các loại cây trồng mới cho năng suất, chất lượng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng.
Cùng với đó, tập trung phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại, công nghiệp, bán công nghiệp theo hướng an toàn sinh học, xa khu dân cư và bảo vệ môi trường gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn. Khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển chăn nuôi lợn công nghiệp tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao, bảo đảm môi trường sinh thái tại vùng Đông An. Đẩy mạnh chăn nuôi trâu, bò theo hình thức bán công nghiệp, phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm theo quy mô trang trại, gia trại; khuyến khích chăn nuôi theo hình thức "gia công” tại các xã vùng thấp bảo đảm tạo được liên kết chặt chẽ; tích cực phát triển chăn nuôi các sản phẩm đặc sản địa phương như: Lợn bản địa, gà đen, vịt bầu... tại các xã vùng cao. Phấn đấu đến năm 2025, tổng đàn gia súc chính trên 150.000 con, đàn gia cầm trên 1.115.000 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 15.000 tấn, đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi lên 38%.
Phát triển sản xuất lâm nghiệp bảo đảm mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, bền vững. Phát triển ổn định diện tích quế khoảng 60.000 ha gắn với nâng cao chất lượng nguyên liệu quế, phấn đấu đến năm 2025 có từ 35.000 ha quế trở lên được sản xuất theo quy trình hữu cơ, đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhằm nâng cao giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu, bảo đảm giữ vững thương hiệu Quế Văn Yên; bảo tồn và giữ gìn giống quế bản địa, xây dựng thành trung tâm sản xuất và cung ứng giống quế chất lượng cao cho các địa phương trong và ngoài tỉnh; tăng cường liên kết giữa người dân với các doanh nghiệp trong việc trồng, chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm quế. Tiếp tục quy hoạch, phát triển diện tích trồng măng tre bát độ bảo đảm từ 300 ha trở lên gắn với xây dựng nhà máy chế biến. Quản lý, bảo vệ, phát triển nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn; rà soát, đề xuất chuyển một phần rừng tự nhiên sản xuất nghèo kiệt, kém hiệu quả sang trồng rừng gỗ lớn, lâm đặc sản,... gắn với phát triển lâm sản ngoài gỗ và cây dược liệu dưới tán rừng, phấn đấu đến năm 2025 phát triển trên 4.000 ha rừng cây gỗ lớn (Lát, Keo lai, Mỡ, Trẩu), trồng rừng tập trung hằng năm đạt 2.500 ha trở lên, duy trì tỷ lệ che phủ rừng 67,5%. Ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản trên 300 ha, đồng thời khuyến khích người dân thực hiện chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy và phát triển nuôi cá lồng, cá quây lưới tại các hồ thủy lợi, thủy điện.
Phấn đấu xây dựng huyện Văn Yên đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.
2263 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong nhiệm kỳ qua, huyện Văn Yên đã triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Trong 11 sản phẩm chủ lực của tỉnh, huyện Văn Yên xác định tập trung phát triển đối với 8 sản phẩm có lợi thế, gồm: Vùng quế trên 40.000 ha, trong đó đã có 25.000 ha quế được canh tác theo hướng hữu cơ; vùng lúa chất lượng cao 1.000 ha; diện tích ngô 4.000 ha; diện tích gỗ rừng trồng 6.000 ha; cây dâu tằm 135 ha; măng tre Bát Độ 152 ha; cây ăn quả có múi 220 ha; đàn trâu, bò 16.000 con. Ngoài ra, huyện còn phát triển thêm 3 sản phẩm chủ lực gồm: Vùng sắn 4.500 ha; cây dược liệu 500 ha; đàn lợn 85.000 con. Triển khai xây dựng được 6 chuỗi giá trị và 11 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao đối với các sản phẩm chủ lực, đặc sản, hữu cơ của huyện.
Cùng với đó, huyện triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững. Trong nhiệm kỳ đã thu hút được 17 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp; phát triển mạnh mẽ hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp và kinh tế hộ gia đình với 14 mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao, nhiều mô hình cho thu nhập bình quân trên 200 triệu đồng/năm. Việc cơ giới hóa trong nông nghiệp được đẩy mạnh, nhất là trong sản xuất lúa gạo với tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất đạt 80%, khâu thu hoạch đạt 60%.
Qua đó góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp bình quân giai đoạn 2016- 2020 đạt 10,8%/năm, cao hơn nhiệm kỳ trước 2,2%, cao hơn bình quân của tỉnh là 6,3%; giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp năm 2020 ước đạt 2.200 tỷ đồng, tăng 66,7% so với năm 2015, vượt 6,8% mục tiêu Nghị quyết. Cơ cấu ngành nông lâm nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng lâm nghiệp, trong đó, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 64,2%, giảm 7,4% so với năm 2015; tỷ trọng lâm nghiệp chiếm 34,6%, tăng 7,7 % so với năm 2015. Thu nhập bình quân trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp đạt 76,5 triệu đồng/ha/năm, tăng 26,1 triệu đồng/ha so với năm 2015. Tổng sản lượng lương thực có hạt tăng 8,9% so với năm 2015, vượt 0,2% Nghị quyết; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 23,7% so với năm 2015, vượt 13,1% mục tiêu Nghị quyết, đưa tỷ trọng chăn nuôi lên 35,5% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Diện tích rừng trồng trung bình hằng năm đạt gần 2.900 ha, vượt 44% mục tiêu Nghị quyết, tỷ lệ che phủ rừng đạt 65%, đạt mục tiêu Nghị quyết, cao hơn bình quân chung của tỉnh 2%.
Triển khai thực hiện phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, huyện đã huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là sự tham gia trực tiếp của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Tổng nguồn vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 là 1.427 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 655 tỷ đồng (chiếm 46%), trên 150.000 ngày công lao động, hiến trên 176.000 m2 đất, để cùng chung tay xây dựng nông thôn mới. Từ đó, diện mạo nông thôn đã có bước chuyển biến rõ nét, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, thu nhập của người dân nông thôn đạt khoảng 36,6 triệu đồng, gấp 1,5 lần năm 2015. Trong nhiệm kỳ đã xây dựng được 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gấp 3 lần mục tiêu Nghị quyết, trong đó có 01 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu.
Phát huy những kết quả đạt được, trong nhiệm kỳ tới, huyện Văn Yên tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh gắn với công nghiệp chế biến của huyện và cung cấp nguyên liệu chế biến cho các khu, cụm công nghiệp của tỉnh. Đồng thời mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng liên kết nhiều vùng sản xuất vừa và nhỏ liền kề tạo ra vùng sản xuất lớn theo thế mạnh từng vùng, từng sản phẩm của huyện, gắn với chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây, nuôi các loại con có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Tiếp tục ưu tiên phát triển 11 sản phẩm chủ lực của huyện theo chuỗi giá trị (gồm: Quế; lúa chất lượng cao; ngô; sắn; dâu tằm; măng tre bát độ; cây ăn quả; cây dược liệu; gỗ rừng trồng; trâu, bò; lợn) và các sản phẩm đặc sản hữu cơ gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm, bảo đảm cơ bản các sản phẩm chủ lực của huyện đều đạt chứng nhận nông sản hữu cơ Quốc gia, Quốc tế, các sản phẩm chủ lực của các xã, thị trấn đều đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao trở lên. Đặc biệt chú trọng thu hút các doanh nghiệp, phát triển mạnh hợp tác xã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của huyện; tạo liên kết bền chặt giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với tổ hợp tác và hộ gia đình trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Duy trì tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản bình quân giai đoạn 2021- 2025 đạt 7,8%/năm; giá trị thu nhập bình quân trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp gấp 2 lần so với năm 2020.
Đồng thời đẩy mạnh phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tập trung phát triển vùng lúa chuyên canh chất lượng cao với diện tích trên 1.000 ha ở các xã vùng Đại - Phú - An và Đông Cuông, áp dụng chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, bảo đảm truy xuất nguồn gốc và chứng nhận chất lượng gạo Văn Yên trên thị trường; mở rộng diện tích, tăng cường ứng dụng công nghệ cao (nhà màng, nhà lưới,…) vào trồng các loại rau, củ, quả hữu cơ, an toàn đạt tiêu chuẩn VietGap; duy trì diện tích sắn hợp lý còn khoảng 3.500 ha, bảo đảm cơ bản thực hiện các biện pháp canh tác bền vững; cải tạo và phát triển vùng cây ăn quả nhãn, vải tập trung tại các xã vùng thượng huyện với diện tích từ 500 ha trở lên gắn với phát triển nghề nuôi ong lấy mật; phát triển vùng cây ăn quả có múi trên 500 ha theo đề án của tỉnh; tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn đưa vào địa bàn các loại cây trồng mới cho năng suất, chất lượng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng.
Cùng với đó, tập trung phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại, công nghiệp, bán công nghiệp theo hướng an toàn sinh học, xa khu dân cư và bảo vệ môi trường gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn. Khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển chăn nuôi lợn công nghiệp tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao, bảo đảm môi trường sinh thái tại vùng Đông An. Đẩy mạnh chăn nuôi trâu, bò theo hình thức bán công nghiệp, phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm theo quy mô trang trại, gia trại; khuyến khích chăn nuôi theo hình thức "gia công” tại các xã vùng thấp bảo đảm tạo được liên kết chặt chẽ; tích cực phát triển chăn nuôi các sản phẩm đặc sản địa phương như: Lợn bản địa, gà đen, vịt bầu... tại các xã vùng cao. Phấn đấu đến năm 2025, tổng đàn gia súc chính trên 150.000 con, đàn gia cầm trên 1.115.000 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 15.000 tấn, đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi lên 38%.
Phát triển sản xuất lâm nghiệp bảo đảm mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, bền vững. Phát triển ổn định diện tích quế khoảng 60.000 ha gắn với nâng cao chất lượng nguyên liệu quế, phấn đấu đến năm 2025 có từ 35.000 ha quế trở lên được sản xuất theo quy trình hữu cơ, đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhằm nâng cao giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu, bảo đảm giữ vững thương hiệu Quế Văn Yên; bảo tồn và giữ gìn giống quế bản địa, xây dựng thành trung tâm sản xuất và cung ứng giống quế chất lượng cao cho các địa phương trong và ngoài tỉnh; tăng cường liên kết giữa người dân với các doanh nghiệp trong việc trồng, chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm quế. Tiếp tục quy hoạch, phát triển diện tích trồng măng tre bát độ bảo đảm từ 300 ha trở lên gắn với xây dựng nhà máy chế biến. Quản lý, bảo vệ, phát triển nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn; rà soát, đề xuất chuyển một phần rừng tự nhiên sản xuất nghèo kiệt, kém hiệu quả sang trồng rừng gỗ lớn, lâm đặc sản,... gắn với phát triển lâm sản ngoài gỗ và cây dược liệu dưới tán rừng, phấn đấu đến năm 2025 phát triển trên 4.000 ha rừng cây gỗ lớn (Lát, Keo lai, Mỡ, Trẩu), trồng rừng tập trung hằng năm đạt 2.500 ha trở lên, duy trì tỷ lệ che phủ rừng 67,5%. Ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản trên 300 ha, đồng thời khuyến khích người dân thực hiện chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy và phát triển nuôi cá lồng, cá quây lưới tại các hồ thủy lợi, thủy điện.
Phấn đấu xây dựng huyện Văn Yên đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.