CTTĐT - Ngày 02/7/1957 Ban Chấp hành khu ủy Tây Bắc ra Quyết định số 41 - QĐ/TB thành lập Ban phụ trách Châu Mù Cang Chải. Ngày 18/10/1957 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 606/TTg thành lập Châu Mù Cang Chải trong khu tự trị Thái Mèo gồm 13 xã từ Châu Than Uyên, Mường La, Văn Chấn. Nằm ở vị trí quan trọng về chiến lược, khi thực dân Pháp xâm lược Yên Bái, chúng thường xuyên tổ chức những đợt tấn công lên miền đất này, nhưng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân các dân tộc Mù Cang Chải, dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh người Mông. Tuy thất bại, nhưng đã thể hiện được tinh thần yêu nước và truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân các dân tộc trong huyện, góp phần quan trọng vào phong trào chống thực dân Pháp và tay sai cuối thế kỷ XIX.
Mù Cang Chải phấn đấu trở thành huyện du lịch và là điểm đến thân thiện
Ngay sau ngày thành lập huyện, Đảng bộ, chính quyền đã tập trung lãnh đạo nhân dân xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ đầu tiên là phải tiến hành cuộc cách mạng dân chủ, xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến, xóa bỏ bóc lột, giải phóng giai cấp nông dân, đẩy mạnh cải tạo XHCN, vận động nhân dân hợp tác hóa nông nghiệp. Kết quả từ năm 1958 đến năm 1960 đã cải tạo được 28 địa chủ, đem lại cho nông dân 30 công mẫu ruộng, 20 công mẫu nương, 208 con trâu bò, ngựa chia cho 365 hộ nông dân. Từ đây người Mông đã có ruộng đất của mình cuộc đời đã sang trang mới, càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, đoàn kết cùng nhau xây dựng quê hương mới. Bộ mặt của Mù Cang Chải đã có sự thay đổi cơ bản cùng với sự đi lên của Miền Bắc xã hội chủ nghĩa sau kế hoạch 5 năm đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: “Miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước và con người đều đổi mới”.
Phát huy truyền thống của huyện Anh hùng trong thời kỳ đổi mới. Trong những năm qua được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, trực tiếp là của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh; sự phối hợp giúp đỡ có hiệu quả của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, đặc biệt là sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Mù Cang Chải. Kinh tế huyện nhà tiếp tục phát triển khá toàn diện, cơ cấu kinh tế huyện tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp xuống còn 30,5% năm 2020, Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 31,3% năm 2015 lên 35% năm 2020; tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ tăng từ 32,6% năm 2015 lên 34,5% năm 2020.
Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, Đảng bộ huyện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ có 19/19 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XVIII đề ra; năm 2020, tổng diện tích trồng cây lương thực có hạt năm 2020 ước đạt 11.600 ha, tăng 3.060 ha so với năm 2015; tổng đàn gia súc chính tăng từ 58.209 con năm 2015, lên 72.000 con năm 2020, tăng 2,9% so với Nghị quyết; tổng đàn gia cầm tăng từ 164 nghìn con lên 205 nghìn con, tăng bình quân 4,55%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 20,44 triệu đồng, tăng 7,44 triệu đồng so với năm 2015.
Từ một huyện thiếu đói triền miên, đến nay đã cơ bản đảm bảo an ninh về lương thực; tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp tăng nhanh, đang từng bước trở thành ngành sản xuất hàng hóa; công tác khoanh nuôi bảo vệ và phát triển vốn rừng được quan tâm; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (giá so sánh 2010) năm 2020 đạt 380 tỷ đồng, tăng trên 90% so với năm 2015, tăng bình quân 36 tỷ đồng/năm; chỉ số sản xuất công nghiệp giai đoạn 2015 - 2020 bình quân đạt 12,75%/năm.
Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội được quan tâm đầu tư, bộ mặt nông thôn miền núi ngày một khang trang. Đến nay, 100% các xã đã được kiên cố hóa bê tông đường đến trung tâm xã; 100% các bản đã có đường xe máy và đang từng bước được kiên cố hóa. 100% xã có trạm y tế và Bưu điện văn hóa, 14/14 ủy ban nhân dân xã được xây dựng khang trang; hệ thống thủy lợi có đủ nước tưới tiêu cho 90% diện tích lúa hai vụ; tỷ lệ hộ dân được xem truyền hình Việt Nam, nghe Đài tiếng nói Việt Nam đạt 91%. Hệ thống thương mại dịch vụ ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa.
Văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, hằng năm tạo việc làm mới cho trên 1.000 lao động; năm 2019, tỷ lệ giảm nghèo đạt 11,04% cao nhất trong cả nhiệm kỳ; tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân giai đoạn 2015 - 2019 đạt 8,78%/năm, vượt cao so với Nghị quyết. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 giảm còn 40,62%, năm 2020 dự kiến còn 33,12%; toàn huyện có 39 cơ sở giáo dục với 20.380 học sinh, học viên; duy trì, xây dựng mới 07 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 28% so với năm 2015; cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác giảng dạy, đáp ứng nhu cầu dạy và học; hằng năm khám chữa bệnh cho trên 70 nghìn lượt người dân; công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình thường xuyên được quan tâm; phong trào thể dục, thể thao, văn hóa văn nghệ đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia, tiếp tục duy trì và phát triển các câu lạc bộ thể thao, các hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Quốc phòng, an ninh thường xuyên được tăng cường và giữ vững, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị được chú trọng và thường xuyên chăm lo. Đảng bộ luôn coi đây là nhiệm vụ hàng đầu và là yếu tố quyết định thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Đến nay, toàn Đảng bộ huyện có 32 chi, đảng bộ trực thuộc với 168 chi bộ nhỏ, với hơn 2.800 đảng viên. Trong 5 năm kết nạp được 762 đảng viên mới, chất lượng và nội dung sinh hoạt chi bộ được nâng lên. Sau 4 năm thực hiện Chỉ thị 05 - CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện mô hình “Ngày cuối tuần cùng dân” đã tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, tư tưởng, ý thức tự giác, trách nhiệm trong công việc của cán bộ, đảng viên và nhân dân, những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí được đẩy lùi, tình trạng khiếu nại, khiếu kiện được giải quyết dứt điểm từ cơ sở. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc, tập hợp rộng rãi quần chúng nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp để xây dựng và phát triển quê hương, từng bước rút gần khoảng cách với các huyện vùng thấp.
Với những thành tích mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện nhà đạt được trong 63 năm xây dựng và phát triển, 34 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, năm 2000 huyện Mù Cang Chải được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”; năm 1998 xã Cao Phạ được phong tặng “Anh hùng lực lượng vũ trang” thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Năm 2007 được Nhà nước cấp bằng công nhận “Danh thắng ruộng bậc thang cấp quốc gia”; năm 2012 đón nhận “Huân chương lao động hạng nhất” và đón nhận Bằng di tích lịch sử cấp quốc gia “Nơi thành lập đội du kích Khau Phạ”; năm 2019 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định xếp hạng di tích cấp Quốc gia đặc biệt cho Danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải và nhiều phần thưởng cao quý khác cho các tập thể, cá nhân, cán bộ và nhân dân huyện Mù Cang Chải.
Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế, tác động của dịch bệnh Covid-19, trong khó khăn chung của tỉnh, nhưng với quyết tâm và sự nỗ lực cao của toàn Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong huyện, đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, Người đã sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, huyện Mù Cang Chải đã từng bước vượt qua khó khăn đạt được những kết quả đáng khích lệ góp phần sớm đưa huyện thoát khỏi đói nghèo. Những thành tựu đạt được là điểm tựa để Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Mù Cang Chải vững bước trên chặng đường tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, trong thời gian tới Đảng bộ huyện đã xác định một số những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung trong thời gian tới đó là:
Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của từng sản phẩm; xây dựng Mù Cang Chải thành huyện du lịch của tỉnh Yên Bái. Rà soát, bổ sung hoàn thiện, xây dựng mới các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; chủ động trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ và hoạt động thương mại; khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh trong phát triển du lịch xanh, bền vững.
Chăm lo phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư. Tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, góp phần từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, lao động, sản xuất, kinh doanh và thông tin truyền thông; Quan tâm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; bài trừ hủ tục lạc hậu, chống tảo hôn; xây dựng hình ảnh con người Mù Cang Chải “Đoàn kết, sáng tạo, thân thiện và hội nhập”.
Bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững trật tự, an toàn xã hội; làm tốt công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng chống tham nhũng, lãng phí. Xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm an ninh dân tộc, tôn giáo, an ninh mạng và an ninh nông thôn để phục vụ tốt mục tiêu phát triển kinh tế. Đẩy mạnh công tác nội chính, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp; tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giải quyết dứt điểm đơn thư của nhân dân.
Về công tác Xây dựng Đảng, MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội: Tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, gắn bó máu thịt với nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng một cách toàn diện. Nâng cao nhận thức, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho cán bộ đảng viên; tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về tăng cường xây dựng và chỉnh đốn Đảng; Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Làm tốt công tác cán bộ, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. Làm tốt công tác dân vận của hệ thống chính trị; duy trì, triển khai hiệu quả, thực chất mô hình "Ngày cuối tuần cùng dân". Đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội theo hướng bám sát cơ sở, sát nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Nhìn lại chặng đường 63 năm xây dựng và phát triển của Đảng bộ huyện Mù Cang Chải, với những thành tựu đạt được thật đáng tự hào. Trên con đường cách mạng mới sẽ còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng chúng ta tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, quê hương Mù Cang Chải sẽ ngày càng khởi sắc, luôn xứng đáng với danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”. Kỷ niệm 63 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Mù Cang Chải, tự hào về Đảng quang vinh, về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, nguyện đi theo Đảng, xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, gương mẫu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, tỉnh lần thứ XVIII; nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Tập trung chỉ đạo thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, quyết tâm xây dựng huyện Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch, thoát nghèo bền vững.
2659 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Mù Cang Chải
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 02/7/1957 Ban Chấp hành khu ủy Tây Bắc ra Quyết định số 41 - QĐ/TB thành lập Ban phụ trách Châu Mù Cang Chải. Ngày 18/10/1957 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 606/TTg thành lập Châu Mù Cang Chải trong khu tự trị Thái Mèo gồm 13 xã từ Châu Than Uyên, Mường La, Văn Chấn. Nằm ở vị trí quan trọng về chiến lược, khi thực dân Pháp xâm lược Yên Bái, chúng thường xuyên tổ chức những đợt tấn công lên miền đất này, nhưng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân các dân tộc Mù Cang Chải, dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh người Mông. Tuy thất bại, nhưng đã thể hiện được tinh thần yêu nước và truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân các dân tộc trong huyện, góp phần quan trọng vào phong trào chống thực dân Pháp và tay sai cuối thế kỷ XIX.Ngay sau ngày thành lập huyện, Đảng bộ, chính quyền đã tập trung lãnh đạo nhân dân xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ đầu tiên là phải tiến hành cuộc cách mạng dân chủ, xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến, xóa bỏ bóc lột, giải phóng giai cấp nông dân, đẩy mạnh cải tạo XHCN, vận động nhân dân hợp tác hóa nông nghiệp. Kết quả từ năm 1958 đến năm 1960 đã cải tạo được 28 địa chủ, đem lại cho nông dân 30 công mẫu ruộng, 20 công mẫu nương, 208 con trâu bò, ngựa chia cho 365 hộ nông dân. Từ đây người Mông đã có ruộng đất của mình cuộc đời đã sang trang mới, càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, đoàn kết cùng nhau xây dựng quê hương mới. Bộ mặt của Mù Cang Chải đã có sự thay đổi cơ bản cùng với sự đi lên của Miền Bắc xã hội chủ nghĩa sau kế hoạch 5 năm đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: “Miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước và con người đều đổi mới”.
Phát huy truyền thống của huyện Anh hùng trong thời kỳ đổi mới. Trong những năm qua được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, trực tiếp là của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh; sự phối hợp giúp đỡ có hiệu quả của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, đặc biệt là sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Mù Cang Chải. Kinh tế huyện nhà tiếp tục phát triển khá toàn diện, cơ cấu kinh tế huyện tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp xuống còn 30,5% năm 2020, Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 31,3% năm 2015 lên 35% năm 2020; tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ tăng từ 32,6% năm 2015 lên 34,5% năm 2020.
Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, Đảng bộ huyện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ có 19/19 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XVIII đề ra; năm 2020, tổng diện tích trồng cây lương thực có hạt năm 2020 ước đạt 11.600 ha, tăng 3.060 ha so với năm 2015; tổng đàn gia súc chính tăng từ 58.209 con năm 2015, lên 72.000 con năm 2020, tăng 2,9% so với Nghị quyết; tổng đàn gia cầm tăng từ 164 nghìn con lên 205 nghìn con, tăng bình quân 4,55%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 20,44 triệu đồng, tăng 7,44 triệu đồng so với năm 2015.
Từ một huyện thiếu đói triền miên, đến nay đã cơ bản đảm bảo an ninh về lương thực; tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp tăng nhanh, đang từng bước trở thành ngành sản xuất hàng hóa; công tác khoanh nuôi bảo vệ và phát triển vốn rừng được quan tâm; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (giá so sánh 2010) năm 2020 đạt 380 tỷ đồng, tăng trên 90% so với năm 2015, tăng bình quân 36 tỷ đồng/năm; chỉ số sản xuất công nghiệp giai đoạn 2015 - 2020 bình quân đạt 12,75%/năm.
Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội được quan tâm đầu tư, bộ mặt nông thôn miền núi ngày một khang trang. Đến nay, 100% các xã đã được kiên cố hóa bê tông đường đến trung tâm xã; 100% các bản đã có đường xe máy và đang từng bước được kiên cố hóa. 100% xã có trạm y tế và Bưu điện văn hóa, 14/14 ủy ban nhân dân xã được xây dựng khang trang; hệ thống thủy lợi có đủ nước tưới tiêu cho 90% diện tích lúa hai vụ; tỷ lệ hộ dân được xem truyền hình Việt Nam, nghe Đài tiếng nói Việt Nam đạt 91%. Hệ thống thương mại dịch vụ ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa.
Văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, hằng năm tạo việc làm mới cho trên 1.000 lao động; năm 2019, tỷ lệ giảm nghèo đạt 11,04% cao nhất trong cả nhiệm kỳ; tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân giai đoạn 2015 - 2019 đạt 8,78%/năm, vượt cao so với Nghị quyết. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 giảm còn 40,62%, năm 2020 dự kiến còn 33,12%; toàn huyện có 39 cơ sở giáo dục với 20.380 học sinh, học viên; duy trì, xây dựng mới 07 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 28% so với năm 2015; cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác giảng dạy, đáp ứng nhu cầu dạy và học; hằng năm khám chữa bệnh cho trên 70 nghìn lượt người dân; công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình thường xuyên được quan tâm; phong trào thể dục, thể thao, văn hóa văn nghệ đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia, tiếp tục duy trì và phát triển các câu lạc bộ thể thao, các hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Quốc phòng, an ninh thường xuyên được tăng cường và giữ vững, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị được chú trọng và thường xuyên chăm lo. Đảng bộ luôn coi đây là nhiệm vụ hàng đầu và là yếu tố quyết định thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Đến nay, toàn Đảng bộ huyện có 32 chi, đảng bộ trực thuộc với 168 chi bộ nhỏ, với hơn 2.800 đảng viên. Trong 5 năm kết nạp được 762 đảng viên mới, chất lượng và nội dung sinh hoạt chi bộ được nâng lên. Sau 4 năm thực hiện Chỉ thị 05 - CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện mô hình “Ngày cuối tuần cùng dân” đã tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, tư tưởng, ý thức tự giác, trách nhiệm trong công việc của cán bộ, đảng viên và nhân dân, những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí được đẩy lùi, tình trạng khiếu nại, khiếu kiện được giải quyết dứt điểm từ cơ sở. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc, tập hợp rộng rãi quần chúng nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp để xây dựng và phát triển quê hương, từng bước rút gần khoảng cách với các huyện vùng thấp.
Với những thành tích mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện nhà đạt được trong 63 năm xây dựng và phát triển, 34 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, năm 2000 huyện Mù Cang Chải được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”; năm 1998 xã Cao Phạ được phong tặng “Anh hùng lực lượng vũ trang” thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Năm 2007 được Nhà nước cấp bằng công nhận “Danh thắng ruộng bậc thang cấp quốc gia”; năm 2012 đón nhận “Huân chương lao động hạng nhất” và đón nhận Bằng di tích lịch sử cấp quốc gia “Nơi thành lập đội du kích Khau Phạ”; năm 2019 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định xếp hạng di tích cấp Quốc gia đặc biệt cho Danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải và nhiều phần thưởng cao quý khác cho các tập thể, cá nhân, cán bộ và nhân dân huyện Mù Cang Chải.
Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế, tác động của dịch bệnh Covid-19, trong khó khăn chung của tỉnh, nhưng với quyết tâm và sự nỗ lực cao của toàn Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong huyện, đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, Người đã sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, huyện Mù Cang Chải đã từng bước vượt qua khó khăn đạt được những kết quả đáng khích lệ góp phần sớm đưa huyện thoát khỏi đói nghèo. Những thành tựu đạt được là điểm tựa để Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Mù Cang Chải vững bước trên chặng đường tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, trong thời gian tới Đảng bộ huyện đã xác định một số những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung trong thời gian tới đó là:
Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của từng sản phẩm; xây dựng Mù Cang Chải thành huyện du lịch của tỉnh Yên Bái. Rà soát, bổ sung hoàn thiện, xây dựng mới các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; chủ động trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ và hoạt động thương mại; khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh trong phát triển du lịch xanh, bền vững.
Chăm lo phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư. Tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, góp phần từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, lao động, sản xuất, kinh doanh và thông tin truyền thông; Quan tâm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; bài trừ hủ tục lạc hậu, chống tảo hôn; xây dựng hình ảnh con người Mù Cang Chải “Đoàn kết, sáng tạo, thân thiện và hội nhập”.
Bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững trật tự, an toàn xã hội; làm tốt công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng chống tham nhũng, lãng phí. Xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm an ninh dân tộc, tôn giáo, an ninh mạng và an ninh nông thôn để phục vụ tốt mục tiêu phát triển kinh tế. Đẩy mạnh công tác nội chính, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp; tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giải quyết dứt điểm đơn thư của nhân dân.
Về công tác Xây dựng Đảng, MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội: Tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, gắn bó máu thịt với nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng một cách toàn diện. Nâng cao nhận thức, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho cán bộ đảng viên; tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về tăng cường xây dựng và chỉnh đốn Đảng; Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Làm tốt công tác cán bộ, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. Làm tốt công tác dân vận của hệ thống chính trị; duy trì, triển khai hiệu quả, thực chất mô hình "Ngày cuối tuần cùng dân". Đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội theo hướng bám sát cơ sở, sát nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Nhìn lại chặng đường 63 năm xây dựng và phát triển của Đảng bộ huyện Mù Cang Chải, với những thành tựu đạt được thật đáng tự hào. Trên con đường cách mạng mới sẽ còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng chúng ta tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, quê hương Mù Cang Chải sẽ ngày càng khởi sắc, luôn xứng đáng với danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”. Kỷ niệm 63 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Mù Cang Chải, tự hào về Đảng quang vinh, về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, nguyện đi theo Đảng, xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, gương mẫu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, tỉnh lần thứ XVIII; nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Tập trung chỉ đạo thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, quyết tâm xây dựng huyện Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch, thoát nghèo bền vững.