Ngày 5/6/1911, trên con tàu Amiral La Touche De Tréville của Pháp, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời Sài Gòn bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc.
Ngày 5/6/1911, tại cảng Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) quyết tâm ra đi trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville để thực hiện hoài bão giải phóng nước nhà khỏi ách nô lệ của thực dân, đế quốc.
Ngày 5/6/1911, trên con tàu Amiral La Touche De Tréville của Pháp, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (lúc ấy vừa tròn 21 tuổi), đã rời Sài Gòn bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc.
Có ai biết được rằng, chuyến đi này không chỉ là một dấu ấn đặc biệt trong cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn là một dấu mốc trọng đại đối với lịch sử dân tộc Việt Nam. Bởi chính từ dấu mốc này, Bác đã tìm ra hướng đi đúng đắn, làm thay đổi vận mệnh của cả dân tộc.
“Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi…”
Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, đất nước ta đắm chìm trong đêm trường nô lệ dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Chúng biến nước ta thành nước thuộc địa nửa phong kiến và dùng mọi thủ đoạn thâm độc khai thác tài nguyên, bóc lột dã man của cải và sức lao động của nhân dân ta để làm giàu cho chính quốc.
Phát huy truyền thống yêu nước, nhân dân ta đã đứng dậy tiến hành nhiều cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp và bè lũ tay sai, nhưng đều thất bại. Nhiều chí sỹ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã xuất dương tìm đường cứu nước nhưng vẫn chưa tìm ra được con đường thực sự hiệu quả.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước, ở một làng quê giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng; chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã sớm hun đúc ý chí và khát vọng cháy bỏng giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
Và ngày 5/6/1911, với tên mới Văn Ba, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Amiral La Touche De Tréville, rời bến cảng Nhà Rồng, khởi đầu cho hành trình tìm đường cứu nước.
Bằng nhãn quan chính trị đặc biệt, Người quyết định sang phương Tây, nơi khởi nguồn của chủ nghĩa thực dân, quê hương của các cuộc cách mạng tư sản, để tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ "Tự do," "Bình đẳng," "Bác ái;" xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào rồi sẽ trở về giúp đồng bào.
Trong vòng 10 năm, từ năm 1911 đến năm 1920, Người đã tận dụng mọi cơ hội để được đến nhiều nơi trên thế giới. Bàn chân của Người đã in dấu trên nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ. Đặc biệt Người đã dừng chân lâu ở Mỹ, Anh và Pháp. Người hòa mình vào cuộc sống của những người lao động, làm bất cứ việc gì để sống và hoạt động, như phụ bếp, cào tuyết, đốt lò, chụp ảnh, làm vườn, vẽ thuê... Vừa làm, Người vừa tranh thủ học tập, nghiên cứu…
Đầu năm 1919, Người tham gia Đảng xã hội Pháp. Ngày 18/6/1919, với tên Nguyễn Ái Quốc, Người đã thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi bản yêu sách tới Hội nghị Versailles yêu cầu về quyền tự do, dân chủ, bình đẳng dân tộc cho nhân dân An Nam.
uy bản yêu sách không được chấp nhận nhưng đã được lan truyền rộng rãi, gây tiếng vang lớn trong dư luận nước Pháp, thức tỉnh tinh thần đấu tranh của các nước thuộc địa; đồng thời cũng đem lại cho Người một nhận thức là các dân tộc muốn được giải phóng chỉ có thể dựa vào sức của chính mình.
Sau này, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp lần thứ 18 tổ chức tại thành phố Tours (Pháp), Bác ủng hộ Quốc tế cộng sản 3, tổ chức đứng về nhân dân thuộc địa và khẳng định với nữ đồng chí Rose: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu.”
Bước ngoặt lịch sử
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Marx-Lenin, tìm thấy ở đó ánh sáng chân lý của thời đại, con đường giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
Sau này, khi nhắc lại sự kiện quan trọng đó trong bài viết trên báo Nhân dân ngày 22/4/1960 về thời khắc Người đọc được “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lenin vào giữa tháng 7/1920, Bác viết: "Luận cương của Lenin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!"
Nghiên cứu chủ nghĩa Marx-Lenin, với lập trường yêu nước đúng đắn, Người đã rút ra kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” và “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ." Kết luận này khẳng định sự chuyển biến sâu sắc trong tư duy của Nguyễn Ái Quốc, từ người yêu nước chân chính trở thành người cộng sản - người đảng viên cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
Tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin, Người đã dần dần xây dựng được một hệ thống lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc phù hợp với thực tiễn Việt Nam, xác định đúng mục tiêu, con đường, lực lượng tham gia, lực lượng lãnh đạo, cũng như phương pháp cách mạng và tích cực chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời của một chính đảng cách mạng ở Việt Nam.
Ngày 3/2/1930, dưới sự chủ trì của Người, tại Hương Cảng (Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản đã nhất trí thành lập một đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài về đường lối chính trị và về tổ chức của các phong trào yêu nước Việt Nam.
Sự ra đời của Đảng khẳng định tầm nhìn, vai trò, bản lĩnh, trí tuệ và uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh; là cống hiến to lớn và đầy sáng tạo của Người trong việc vận dụng chủ nghĩa Marx-Lenin vào việc thành lập một đảng cách mạng chân chính để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Từ ngày 6/1 - 7/2/1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở bán đảo Cửu Long, thuộc Hong Kong (Trung Quốc). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc
Sau 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng.
Tháng 5/1941, Người chủ trì Hội nghị Trung ương 8 quyết định chuyển hướng chiến lược cách mạng phù hợp với sự thay đổi mau lẹ của tình hình quốc tế và trong nước, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tổ chức vận động, tập hợp lực lượng toàn dân tộc; thành lập Mặt trận Việt Minh; tiến hành xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa, tạo nên các cao trào cách mạng sôi nổi, mạnh mẽ trên phạm vi cả nước.
Tháng 8/1945, với tư duy chính trị cực kỳ nhạy cảm và sắc bén, dự báo chính xác, phân tích kịp thời và thấu đáo tình hình trong nước và quốc tế, nhận rõ thời cơ cách mạng đã chín muồi, Người nêu quyết tâm "Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho kỳ được độc lập dân tộc," "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta."
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã gắn kết thành một khối, phát huy cao độ sức mạnh toàn dân tộc, làm nên thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra một thời đại mới rực rỡ nhất trong lịch sử quang vinh của dân tộc - Thời đại Hồ Chí Minh.
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn Độc lập”, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Tiếp đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng nước ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu," giải phóng hoàn toàn miền Bắc, xây dựng hậu phương lớn cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà; là thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; là thắng lợi bước đầu với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế…
Trong sự nghiệp đổi mới, trước bao diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, với những khó khăn ở trong nước, Đảng ta đã kiên định chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng và phát triển sáng tạo vào thực tiễn đất nước và đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Thành tựu của gần 40 năm đổi mới đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng dựa trên nền tảng chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại.
Trong Diễn văn kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng ta, dân tộc ta, Nhân dân ta và bạn bè quốc tế. Tên tuổi và sự nghiệp của Người còn mãi với non sông đất nước ta, sống mãi trong lòng dân tộc ta và trong trái tim nhân loại. Người để lại cho Đảng ta, Nhân dân ta, các thế hệ hôm nay và mai sau một Di sản tư tưởng vô cùng quý báu, một tấm gương đạo đức và phong cách, lối sống hết sức sáng ngời!”./
1253 lượt xem
Theo Vietnam+
Ngày 5/6/1911, trên con tàu Amiral La Touche De Tréville của Pháp, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời Sài Gòn bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc.Ngày 5/6/1911, trên con tàu Amiral La Touche De Tréville của Pháp, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (lúc ấy vừa tròn 21 tuổi), đã rời Sài Gòn bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc.
Có ai biết được rằng, chuyến đi này không chỉ là một dấu ấn đặc biệt trong cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn là một dấu mốc trọng đại đối với lịch sử dân tộc Việt Nam. Bởi chính từ dấu mốc này, Bác đã tìm ra hướng đi đúng đắn, làm thay đổi vận mệnh của cả dân tộc.
“Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi…”
Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, đất nước ta đắm chìm trong đêm trường nô lệ dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Chúng biến nước ta thành nước thuộc địa nửa phong kiến và dùng mọi thủ đoạn thâm độc khai thác tài nguyên, bóc lột dã man của cải và sức lao động của nhân dân ta để làm giàu cho chính quốc.
Phát huy truyền thống yêu nước, nhân dân ta đã đứng dậy tiến hành nhiều cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp và bè lũ tay sai, nhưng đều thất bại. Nhiều chí sỹ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã xuất dương tìm đường cứu nước nhưng vẫn chưa tìm ra được con đường thực sự hiệu quả.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước, ở một làng quê giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng; chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã sớm hun đúc ý chí và khát vọng cháy bỏng giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
Và ngày 5/6/1911, với tên mới Văn Ba, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Amiral La Touche De Tréville, rời bến cảng Nhà Rồng, khởi đầu cho hành trình tìm đường cứu nước.
Bằng nhãn quan chính trị đặc biệt, Người quyết định sang phương Tây, nơi khởi nguồn của chủ nghĩa thực dân, quê hương của các cuộc cách mạng tư sản, để tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ "Tự do," "Bình đẳng," "Bác ái;" xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào rồi sẽ trở về giúp đồng bào.
Trong vòng 10 năm, từ năm 1911 đến năm 1920, Người đã tận dụng mọi cơ hội để được đến nhiều nơi trên thế giới. Bàn chân của Người đã in dấu trên nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ. Đặc biệt Người đã dừng chân lâu ở Mỹ, Anh và Pháp. Người hòa mình vào cuộc sống của những người lao động, làm bất cứ việc gì để sống và hoạt động, như phụ bếp, cào tuyết, đốt lò, chụp ảnh, làm vườn, vẽ thuê... Vừa làm, Người vừa tranh thủ học tập, nghiên cứu…
Đầu năm 1919, Người tham gia Đảng xã hội Pháp. Ngày 18/6/1919, với tên Nguyễn Ái Quốc, Người đã thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi bản yêu sách tới Hội nghị Versailles yêu cầu về quyền tự do, dân chủ, bình đẳng dân tộc cho nhân dân An Nam.
uy bản yêu sách không được chấp nhận nhưng đã được lan truyền rộng rãi, gây tiếng vang lớn trong dư luận nước Pháp, thức tỉnh tinh thần đấu tranh của các nước thuộc địa; đồng thời cũng đem lại cho Người một nhận thức là các dân tộc muốn được giải phóng chỉ có thể dựa vào sức của chính mình.
Sau này, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp lần thứ 18 tổ chức tại thành phố Tours (Pháp), Bác ủng hộ Quốc tế cộng sản 3, tổ chức đứng về nhân dân thuộc địa và khẳng định với nữ đồng chí Rose: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu.”
Bước ngoặt lịch sử
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Marx-Lenin, tìm thấy ở đó ánh sáng chân lý của thời đại, con đường giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
Sau này, khi nhắc lại sự kiện quan trọng đó trong bài viết trên báo Nhân dân ngày 22/4/1960 về thời khắc Người đọc được “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lenin vào giữa tháng 7/1920, Bác viết: "Luận cương của Lenin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!"
Nghiên cứu chủ nghĩa Marx-Lenin, với lập trường yêu nước đúng đắn, Người đã rút ra kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” và “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ." Kết luận này khẳng định sự chuyển biến sâu sắc trong tư duy của Nguyễn Ái Quốc, từ người yêu nước chân chính trở thành người cộng sản - người đảng viên cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
Tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin, Người đã dần dần xây dựng được một hệ thống lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc phù hợp với thực tiễn Việt Nam, xác định đúng mục tiêu, con đường, lực lượng tham gia, lực lượng lãnh đạo, cũng như phương pháp cách mạng và tích cực chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời của một chính đảng cách mạng ở Việt Nam.
Ngày 3/2/1930, dưới sự chủ trì của Người, tại Hương Cảng (Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản đã nhất trí thành lập một đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài về đường lối chính trị và về tổ chức của các phong trào yêu nước Việt Nam.
Sự ra đời của Đảng khẳng định tầm nhìn, vai trò, bản lĩnh, trí tuệ và uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh; là cống hiến to lớn và đầy sáng tạo của Người trong việc vận dụng chủ nghĩa Marx-Lenin vào việc thành lập một đảng cách mạng chân chính để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Từ ngày 6/1 - 7/2/1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở bán đảo Cửu Long, thuộc Hong Kong (Trung Quốc). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc
Sau 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng.
Tháng 5/1941, Người chủ trì Hội nghị Trung ương 8 quyết định chuyển hướng chiến lược cách mạng phù hợp với sự thay đổi mau lẹ của tình hình quốc tế và trong nước, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tổ chức vận động, tập hợp lực lượng toàn dân tộc; thành lập Mặt trận Việt Minh; tiến hành xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa, tạo nên các cao trào cách mạng sôi nổi, mạnh mẽ trên phạm vi cả nước.
Tháng 8/1945, với tư duy chính trị cực kỳ nhạy cảm và sắc bén, dự báo chính xác, phân tích kịp thời và thấu đáo tình hình trong nước và quốc tế, nhận rõ thời cơ cách mạng đã chín muồi, Người nêu quyết tâm "Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho kỳ được độc lập dân tộc," "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta."
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã gắn kết thành một khối, phát huy cao độ sức mạnh toàn dân tộc, làm nên thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra một thời đại mới rực rỡ nhất trong lịch sử quang vinh của dân tộc - Thời đại Hồ Chí Minh.
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn Độc lập”, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Tiếp đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng nước ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu," giải phóng hoàn toàn miền Bắc, xây dựng hậu phương lớn cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà; là thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; là thắng lợi bước đầu với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế…
Trong sự nghiệp đổi mới, trước bao diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, với những khó khăn ở trong nước, Đảng ta đã kiên định chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng và phát triển sáng tạo vào thực tiễn đất nước và đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Thành tựu của gần 40 năm đổi mới đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng dựa trên nền tảng chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại.
Trong Diễn văn kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng ta, dân tộc ta, Nhân dân ta và bạn bè quốc tế. Tên tuổi và sự nghiệp của Người còn mãi với non sông đất nước ta, sống mãi trong lòng dân tộc ta và trong trái tim nhân loại. Người để lại cho Đảng ta, Nhân dân ta, các thế hệ hôm nay và mai sau một Di sản tư tưởng vô cùng quý báu, một tấm gương đạo đức và phong cách, lối sống hết sức sáng ngời!”./