CTTĐT - Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương do đồng chí Nguyễn Duy Hưng - Phó Trưởng Ban điều hành Ban Kinh tế Trung ương làm trưởng đoàn đã có làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái về kết quả thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Ban Chấp hành Trung ương và Kết luận số 82-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
Quang cảnh buổi làm việc
Tiếp và làm việc với Đoàn công tác có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Vũ Quỳnh Khánh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Lãnh đạo các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh.
Báo cáo tại buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc cho biết: Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW và Kết luận số 82-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp, tỉnh Yên Bái đã xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp, lâm trường thuộc tỉnh (văn bản số 2112/TTg-ĐMDN ngày 19/11/2015). Tỉnh Yên Bái đã tích cực xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện chuyển các công ty lâm nghiệp sang công ty cổ phần, gồm: Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ngòi Lao, Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Việt Hưng, Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Yên Bình và Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Thác Bà; giải thể 2 lâm trường (Lâm trường Lục Yên và Lâm trường Văn Yên) và hoàn thành việc sáp nhập Lâm trường Văn Chấn vào Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải theo phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đồng thời, đã hoàn thành việc đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ đất đai và đã cắm mốc ranh giới sử dụng đất của các công ty lâm nghiệp (đối với đất trồng rừng sản xuất) theo Thiết kế kỹ thuật - Dự toán dự án “Lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận đối với các công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái” được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2032/QĐ-UBND ngày 08/9/2016.
Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đó là: Hiện chưa hoàn thành việc chuyển đổi mô hình hoạt động các công ty lâm nghiệp, chưa giải thể được các lâm trường theo phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; việc quản lý, sử dụng đất đai chưa chặt chẽ, còn để tình trạng xâm lấn, mất đất, tranh chấp mất đất, cấp chồng lấn đất, mất tài sản, mất rừng, công nợ lớn không có khả năng thanh toán,...; việc sử dụng đất rừng chưa tương xứng với tiềm năng và giá trị đất rừng được giao. Kết quả sản xuất, kinh doanh của các công ty từ năm 2014 - 2023 còn thấp, chưa tương xứng với nguồn vốn chủ sở hữu; các công ty lâm nghiệp không có nguồn lực tích lũy để đầu tư phát triển; các lâm trường làm ăn thua lỗ, làm mất vốn chủ sở hữu.
Mặc dù các công ty lâm nghiệp chưa hoàn thành cổ phần hóa; các lâm trường chưa hoàn thành giải thể; các công ty lâm nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh; khó khăn trong quản lý đất đai, thu hút vốn đầu tư cho sản xuất, thị trường tiêu thụ gỗ rừng trồng, phương án sắp xếp đổi mới doanh nghiệp… nhưng với chức năng nhiệm vụ được giao, các công ty lâm nghiệp của tỉnh đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, phát huy vai trò nòng cốt trong việc chuyển giao ứng dụng các tiến bộ, khoa học và công nghệ giống cây lâm nghiệp và bảo vệ, phát triển rừng tại các địa phương trong tỉnh…
Tỉnh Yên Bái có ý kiến đề xuất với Chính phủ xem xét, chỉ đạo các Bộ, ngành xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 04/2024/NĐ-CP ngày 12/01/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp... để có cơ sở xây dựng phương án sắp xếp các công ty lâm nghiệp; tiếp tục xem xét bổ sung các cơ chế chính sách liên quan đến xử lý tài chính, tài sản khi giải thể các công ty nông, lâm nghiệp; xem xét có cơ chế bổ sung, hỗ trợ nguồn lực cho đầu tư phát triển rừng nguyên liệu; đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, hỗ trợ kinh phí để tỉnh Yên Bái tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái”, hoàn thành đo đạc đất đai, làm cơ sở xây dựng phương án sắp xếp các công ty lâm nghiệp, lâm trường.
Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn công tác có ý kiến đề nghị các sở, ngành của tỉnh làm rõ hơn một số nội dung về những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện sắp xếp, chuyển đổi mô hình hoạt động các công ty lâm nghiệp; việc quản lý, sử dụng đất; việc xử lý tài sản trên đất…trao đổi về các giải pháp tiếp tục triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy phát biểu tại buổi làm việc
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã trao đổi làm rõ thêm các nội dung mà đoàn công tác quan tâm. Đồng chí cho rằng: Để tiếp tục triển khai thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp thì cần phải tiếp tục xem xét bổ sung các cơ chế tháo gỡ khó khăn và bất cập; có cơ chế chính sách liên quan đến xử lý tài chính, tài sản khi giải thể các công ty nông, lâm nghiệp; xem xét có cơ chế bổ sung, hỗ trợ nguồn lực cho đầu tư phát triển rừng nguyên liệu; cho phép sử dụng nhà đầu tư chiến lược khi nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối; tháo gỡ khó khăn về cơ chế quản lý, sử dụng đất; về chính sách thuế sử dụng đất nông lâm nghiệp; cơ chế về ưu đãi liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị…
Đồng chí Nguyễn Duy Hưng - Phó Trưởng Ban điều hành Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Duy Hưng - Phó Trưởng Ban điều hành Ban Kinh tế Trung ương khẳng định vai trò, tầm quan trọng của các công ty nông lâm nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội trên cả nước, nhất là những địa phương ở vùng biên giới, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số nên việc sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp là lộ trình buộc phải thực hiện.
Đồng chí ghi nhận những kết quả bước đầu trong thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và Kết luận số 82-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Qua buổi làm việc đã giúp Đoàn công tác có thông tin, những đánh giá sát thực để bổ sung vào báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết trên phạm vi cả nước.
Thay mặt Đoàn công tác đồng chí Phó Trưởng Ban điều hành Ban Kinh tế Trung ương tiếp thu các ý kiến đề xuất, kiến nghị của tỉnh Yên Bái để tổng hợp báo cáo Bộ Chính trị nghiên cứu, chỉ đạo có những giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
2169 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương do đồng chí Nguyễn Duy Hưng - Phó Trưởng Ban điều hành Ban Kinh tế Trung ương làm trưởng đoàn đã có làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái về kết quả thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Ban Chấp hành Trung ương và Kết luận số 82-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
Tiếp và làm việc với Đoàn công tác có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Vũ Quỳnh Khánh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Lãnh đạo các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh.
Báo cáo tại buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc cho biết: Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW và Kết luận số 82-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp, tỉnh Yên Bái đã xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp, lâm trường thuộc tỉnh (văn bản số 2112/TTg-ĐMDN ngày 19/11/2015). Tỉnh Yên Bái đã tích cực xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện chuyển các công ty lâm nghiệp sang công ty cổ phần, gồm: Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ngòi Lao, Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Việt Hưng, Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Yên Bình và Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Thác Bà; giải thể 2 lâm trường (Lâm trường Lục Yên và Lâm trường Văn Yên) và hoàn thành việc sáp nhập Lâm trường Văn Chấn vào Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải theo phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đồng thời, đã hoàn thành việc đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ đất đai và đã cắm mốc ranh giới sử dụng đất của các công ty lâm nghiệp (đối với đất trồng rừng sản xuất) theo Thiết kế kỹ thuật - Dự toán dự án “Lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận đối với các công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái” được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2032/QĐ-UBND ngày 08/9/2016.
Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đó là: Hiện chưa hoàn thành việc chuyển đổi mô hình hoạt động các công ty lâm nghiệp, chưa giải thể được các lâm trường theo phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; việc quản lý, sử dụng đất đai chưa chặt chẽ, còn để tình trạng xâm lấn, mất đất, tranh chấp mất đất, cấp chồng lấn đất, mất tài sản, mất rừng, công nợ lớn không có khả năng thanh toán,...; việc sử dụng đất rừng chưa tương xứng với tiềm năng và giá trị đất rừng được giao. Kết quả sản xuất, kinh doanh của các công ty từ năm 2014 - 2023 còn thấp, chưa tương xứng với nguồn vốn chủ sở hữu; các công ty lâm nghiệp không có nguồn lực tích lũy để đầu tư phát triển; các lâm trường làm ăn thua lỗ, làm mất vốn chủ sở hữu.
Mặc dù các công ty lâm nghiệp chưa hoàn thành cổ phần hóa; các lâm trường chưa hoàn thành giải thể; các công ty lâm nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh; khó khăn trong quản lý đất đai, thu hút vốn đầu tư cho sản xuất, thị trường tiêu thụ gỗ rừng trồng, phương án sắp xếp đổi mới doanh nghiệp… nhưng với chức năng nhiệm vụ được giao, các công ty lâm nghiệp của tỉnh đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, phát huy vai trò nòng cốt trong việc chuyển giao ứng dụng các tiến bộ, khoa học và công nghệ giống cây lâm nghiệp và bảo vệ, phát triển rừng tại các địa phương trong tỉnh…
Tỉnh Yên Bái có ý kiến đề xuất với Chính phủ xem xét, chỉ đạo các Bộ, ngành xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 04/2024/NĐ-CP ngày 12/01/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp... để có cơ sở xây dựng phương án sắp xếp các công ty lâm nghiệp; tiếp tục xem xét bổ sung các cơ chế chính sách liên quan đến xử lý tài chính, tài sản khi giải thể các công ty nông, lâm nghiệp; xem xét có cơ chế bổ sung, hỗ trợ nguồn lực cho đầu tư phát triển rừng nguyên liệu; đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, hỗ trợ kinh phí để tỉnh Yên Bái tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái”, hoàn thành đo đạc đất đai, làm cơ sở xây dựng phương án sắp xếp các công ty lâm nghiệp, lâm trường.
Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn công tác có ý kiến đề nghị các sở, ngành của tỉnh làm rõ hơn một số nội dung về những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện sắp xếp, chuyển đổi mô hình hoạt động các công ty lâm nghiệp; việc quản lý, sử dụng đất; việc xử lý tài sản trên đất…trao đổi về các giải pháp tiếp tục triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy phát biểu tại buổi làm việc
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã trao đổi làm rõ thêm các nội dung mà đoàn công tác quan tâm. Đồng chí cho rằng: Để tiếp tục triển khai thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp thì cần phải tiếp tục xem xét bổ sung các cơ chế tháo gỡ khó khăn và bất cập; có cơ chế chính sách liên quan đến xử lý tài chính, tài sản khi giải thể các công ty nông, lâm nghiệp; xem xét có cơ chế bổ sung, hỗ trợ nguồn lực cho đầu tư phát triển rừng nguyên liệu; cho phép sử dụng nhà đầu tư chiến lược khi nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối; tháo gỡ khó khăn về cơ chế quản lý, sử dụng đất; về chính sách thuế sử dụng đất nông lâm nghiệp; cơ chế về ưu đãi liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị…
Đồng chí Nguyễn Duy Hưng - Phó Trưởng Ban điều hành Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Duy Hưng - Phó Trưởng Ban điều hành Ban Kinh tế Trung ương khẳng định vai trò, tầm quan trọng của các công ty nông lâm nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội trên cả nước, nhất là những địa phương ở vùng biên giới, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số nên việc sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp là lộ trình buộc phải thực hiện.
Đồng chí ghi nhận những kết quả bước đầu trong thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và Kết luận số 82-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Qua buổi làm việc đã giúp Đoàn công tác có thông tin, những đánh giá sát thực để bổ sung vào báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết trên phạm vi cả nước.
Thay mặt Đoàn công tác đồng chí Phó Trưởng Ban điều hành Ban Kinh tế Trung ương tiếp thu các ý kiến đề xuất, kiến nghị của tỉnh Yên Bái để tổng hợp báo cáo Bộ Chính trị nghiên cứu, chỉ đạo có những giải pháp khắc phục trong thời gian tới.