CTTĐT - Sáng 14/6, Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Toàn cảnh Hội nghị
Dự Hội nghị về phía Trung ương có đồng chí Phan Xuân Thủy - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; lãnh đạo các Vụ Văn hóa - văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Cục văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL).
Về phía tỉnh Yên Bái có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương và cán bộ chủ chốt ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch của tỉnh; các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa, văn nghệ sỹ, nghệ nhân dân gian tiêu biểu…
Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng. Hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao diễn ra sôi nổi với nhiều chương trình và nội dung phong phú, thiết thực, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân tham gia. Nhiều phong trào, hoạt động văn hóa tiếp tục được duy trì, phát triển, thiết thực và hiệu quả hơn, nhất là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Hàng năm, tỷ lệ cán bộ, đảng viên thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương đạt trên 90%; 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và 80% doanh nghiệp đăng ký xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa.
Việc giáo dục, chăm lo xây dựng con người Yên Bái phát triển toàn diện được quan tâm, đặc biệt là xây dựng hình ảnh con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”. Các phương diện văn hóa, hình thái văn hóa, sản phẩm văn hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái có chuyển biến tích cực hơn. Trong đó, văn hóa chính trị, văn hóa giáo dục, văn hóa công sở, văn hóa trong nghệ thuật, văn hóa vật thể và phi vật thể đã có sự quan tâm và có nhiều tiến bộ. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc, di tích văn hóa, lịch sử gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh.
Công tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường; các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư gắn với xây dựng nông thôn mới phục vụ hiệu quả nhu cầu vui chơi, giải trí của nhân dân. Tỉnh cũng đã chú trọng kết hợp hài hòa giữa xây dựng, phát triển văn hóa với phát triển kinh tế. Trong đó, gắn kết giữa bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc với phát triển du lịch là một trong những hướng đi đúng đắn của tỉnh Yên Bái. Đến nay, toàn tỉnh đã có trên 230 cơ sở dịch vụ cộng đồng, hàng năm thu hút số lượng lớn du khách trong và ngoài nước đến trải nghiệm bản sắc văn hóa, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã trình bày nhiều tham luận tập trung làm rõ những kết quả, chia sẻ những mô hình hay, cách làm sáng tạo; chỉ ra hạn chế và nguyên nhân trong triển khai thực hiện Nghị quyết. Đồng thời, đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam nói chung và văn hóa con người Yên Bái nói riêng trong thời gian tới.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy nhấn mạnh Yên Bái là vùng đất có lịch sử lâu đời, mang sắc màu văn hóa các dân tộc. Những năm qua, tỉnh đã đạt được nhiều dấu ấn quan trọng trong thực hiện Nghị quyết số 33 trong đó công tác tuyên truyền được tỉnh triển khai nghiêm túc, bài bản phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tỉnh có nhiều cách làm hay, sáng tạo, là tỉnh đầu tiên đưa chỉ số hạnh phúc thành một trong những chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Đồng chí cũng nhấn mạnh; Tỉnh Yên Bái là tỉnh có nhiều khó khăn nhưng đã đầu tư cho lĩnh vực văn hóa nghệ thuật với nhiều chính sách phù hợp, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số; công tác quả lý Nhà nước được các cấp quan tâm thực hiện, đặc biệt là công tác bảo tồn gắn với phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân….
Trong thời gian tới, đồng chí đề nghị tỉnh Yên Bái cần nghiên cứu để có nhiều mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo trong triển khai thực hiện các giá trị văn hóa, nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân; đầu tư trang thiết bị, thiết chế văn hóa đáp ứng nhu cầu nhân dân; bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ phát triển văn hóa xã hội; xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm văn hóa, khai thác tiềm năng thế mạnh, biến di sản thành tài sản, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu kết luận Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy đã ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những đóng góp, cống hiến của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong triển khai thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng cảm ơn các nhà nghiên cứu văn hóa, các nghệ nhân dân gian, các văn nghệ sỹ, đội ngũ cán bộ ngành văn hóa của tỉnh, những người có uy tín, cá nhân tiêu biểu trong cộng đồng đã và đang ngày đêm cống hiến không ngừng nghỉ, góp phần tích cực làm giàu thêm các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, con người Yên Bái.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Yên Bái với mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc” đã xác định một trong các nhiệm vụ trọng tâm là phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hoá - xã hội, thiết thực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của nhân dân; phát huy giá trị văn hoá, xây dựng con người Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.
Do đó, để thực hiện hiệu quả sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người trên địa bàn tỉnh, thiết thực nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của nhân dân, đồng chí đề nghị trong thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị cần tiếp tục thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án, chính sách về phát triển văn hóa, con người Yên Bái đã ban hành. Sớm nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy về phát triển văn hóa, con người Yên Bái giai đoạn 2025 - 2030. Tiếp tục quan tâm đầu tư, bố trí nguồn lực xây dựng, bổ sung, nâng cấp các hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở, nhất là ở những địa bàn khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; triển khai hiệu quả, lan tỏa sâu rộng hệ giá trị văn hóa, gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới, phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh. Tập trung xây dựng con người Yên Bái “thân thiện, đoàn kết, nhân ái, sáng tạo, hội nhập”. Tăng cường giáo dục truyền thống, khơi dậy lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, niềm tự hào và khát vọng phát triển đất nước giàu mạnh, dân chủ, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, nhất là giáo dục đối với thế hệ trẻ.
Tập trung xây dựng văn hóa trong Đảng và hệ thống chính trị gắn với tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ Đảng và thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đặc biệt quan tâm và triển khai các giải pháp đồng bộ, đột phá trong công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh theo đúng phương châm “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa và tài nguyên thiên nhiên thành tài nguyên du lịch” phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng thời, quan tâm, dành nguồn lực và tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ, nghệ nhân dân gian được ra sức sáng tạo, phát triển và cống hiến vì sự nghiệp phát triển tỉnh nhà. Xây dựng môi trường văn hoá số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số; quy tắc ứng xử văn hóa, văn minh trong môi trường số. Quan tâm phát triển các ngành công nghiệp văn hoá, xây dựng thị trường văn hoá lành mạnh.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao Bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc
Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 10 tập thể và 19 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW.
1256 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 14/6, Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Dự Hội nghị về phía Trung ương có đồng chí Phan Xuân Thủy - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; lãnh đạo các Vụ Văn hóa - văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Cục văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL).
Về phía tỉnh Yên Bái có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương và cán bộ chủ chốt ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch của tỉnh; các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa, văn nghệ sỹ, nghệ nhân dân gian tiêu biểu…
Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng. Hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao diễn ra sôi nổi với nhiều chương trình và nội dung phong phú, thiết thực, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân tham gia. Nhiều phong trào, hoạt động văn hóa tiếp tục được duy trì, phát triển, thiết thực và hiệu quả hơn, nhất là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Hàng năm, tỷ lệ cán bộ, đảng viên thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương đạt trên 90%; 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và 80% doanh nghiệp đăng ký xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa.
Việc giáo dục, chăm lo xây dựng con người Yên Bái phát triển toàn diện được quan tâm, đặc biệt là xây dựng hình ảnh con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”. Các phương diện văn hóa, hình thái văn hóa, sản phẩm văn hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái có chuyển biến tích cực hơn. Trong đó, văn hóa chính trị, văn hóa giáo dục, văn hóa công sở, văn hóa trong nghệ thuật, văn hóa vật thể và phi vật thể đã có sự quan tâm và có nhiều tiến bộ. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc, di tích văn hóa, lịch sử gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh.
Công tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường; các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư gắn với xây dựng nông thôn mới phục vụ hiệu quả nhu cầu vui chơi, giải trí của nhân dân. Tỉnh cũng đã chú trọng kết hợp hài hòa giữa xây dựng, phát triển văn hóa với phát triển kinh tế. Trong đó, gắn kết giữa bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc với phát triển du lịch là một trong những hướng đi đúng đắn của tỉnh Yên Bái. Đến nay, toàn tỉnh đã có trên 230 cơ sở dịch vụ cộng đồng, hàng năm thu hút số lượng lớn du khách trong và ngoài nước đến trải nghiệm bản sắc văn hóa, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã trình bày nhiều tham luận tập trung làm rõ những kết quả, chia sẻ những mô hình hay, cách làm sáng tạo; chỉ ra hạn chế và nguyên nhân trong triển khai thực hiện Nghị quyết. Đồng thời, đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam nói chung và văn hóa con người Yên Bái nói riêng trong thời gian tới.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy nhấn mạnh Yên Bái là vùng đất có lịch sử lâu đời, mang sắc màu văn hóa các dân tộc. Những năm qua, tỉnh đã đạt được nhiều dấu ấn quan trọng trong thực hiện Nghị quyết số 33 trong đó công tác tuyên truyền được tỉnh triển khai nghiêm túc, bài bản phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tỉnh có nhiều cách làm hay, sáng tạo, là tỉnh đầu tiên đưa chỉ số hạnh phúc thành một trong những chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Đồng chí cũng nhấn mạnh; Tỉnh Yên Bái là tỉnh có nhiều khó khăn nhưng đã đầu tư cho lĩnh vực văn hóa nghệ thuật với nhiều chính sách phù hợp, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số; công tác quả lý Nhà nước được các cấp quan tâm thực hiện, đặc biệt là công tác bảo tồn gắn với phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân….
Trong thời gian tới, đồng chí đề nghị tỉnh Yên Bái cần nghiên cứu để có nhiều mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo trong triển khai thực hiện các giá trị văn hóa, nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân; đầu tư trang thiết bị, thiết chế văn hóa đáp ứng nhu cầu nhân dân; bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ phát triển văn hóa xã hội; xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm văn hóa, khai thác tiềm năng thế mạnh, biến di sản thành tài sản, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu kết luận Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy đã ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những đóng góp, cống hiến của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong triển khai thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng cảm ơn các nhà nghiên cứu văn hóa, các nghệ nhân dân gian, các văn nghệ sỹ, đội ngũ cán bộ ngành văn hóa của tỉnh, những người có uy tín, cá nhân tiêu biểu trong cộng đồng đã và đang ngày đêm cống hiến không ngừng nghỉ, góp phần tích cực làm giàu thêm các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, con người Yên Bái.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Yên Bái với mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc” đã xác định một trong các nhiệm vụ trọng tâm là phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hoá - xã hội, thiết thực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của nhân dân; phát huy giá trị văn hoá, xây dựng con người Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.
Do đó, để thực hiện hiệu quả sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người trên địa bàn tỉnh, thiết thực nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của nhân dân, đồng chí đề nghị trong thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị cần tiếp tục thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án, chính sách về phát triển văn hóa, con người Yên Bái đã ban hành. Sớm nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy về phát triển văn hóa, con người Yên Bái giai đoạn 2025 - 2030. Tiếp tục quan tâm đầu tư, bố trí nguồn lực xây dựng, bổ sung, nâng cấp các hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở, nhất là ở những địa bàn khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; triển khai hiệu quả, lan tỏa sâu rộng hệ giá trị văn hóa, gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới, phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh. Tập trung xây dựng con người Yên Bái “thân thiện, đoàn kết, nhân ái, sáng tạo, hội nhập”. Tăng cường giáo dục truyền thống, khơi dậy lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, niềm tự hào và khát vọng phát triển đất nước giàu mạnh, dân chủ, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, nhất là giáo dục đối với thế hệ trẻ.
Tập trung xây dựng văn hóa trong Đảng và hệ thống chính trị gắn với tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ Đảng và thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đặc biệt quan tâm và triển khai các giải pháp đồng bộ, đột phá trong công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh theo đúng phương châm “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa và tài nguyên thiên nhiên thành tài nguyên du lịch” phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng thời, quan tâm, dành nguồn lực và tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ, nghệ nhân dân gian được ra sức sáng tạo, phát triển và cống hiến vì sự nghiệp phát triển tỉnh nhà. Xây dựng môi trường văn hoá số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số; quy tắc ứng xử văn hóa, văn minh trong môi trường số. Quan tâm phát triển các ngành công nghiệp văn hoá, xây dựng thị trường văn hoá lành mạnh.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao Bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc
Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 10 tập thể và 19 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW.