Xây dựng Đảng về văn hóa, về đạo đức xuất phát từ vai trò, sứ mệnh của Đảng trong lãnh đạo sự nghiệp cách mạng suốt 94 năm qua. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng có vững cách mạng mới thành công. Hồ Chí Minh là người đầu tiên đưa ra mục tiêu văn hóa, đạo đức trong Đảng để Đảng trong sạch, vững mạnh đủ sức lãnh đạo cách mạng. Bằng những cách diễn đạt khác nhau, Người đề cập tới đạo đức, văn hóa, văn minh trong Đảng, vừa là mục tiêu vừa là động lực của Đảng.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Đức Duy trao bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2021 - 2023. (Ảnh minh họa)
Tháng 11/2021, tại Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong bài phát biểu chỉ đạo, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định quan điểm xuyên suốt của Đảng là văn hóa phải được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, "văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, "văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ”.
Đại hội XII và XIII chỉ ra điểm mới trong xây dựng Đảng về đạo đức, coi đây là một trong những mục tiêu quan trọng để cho Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng. Trong các nghị quyết chuyên đề Trung ương 5 khóa VIII đã đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội.
Nhận thức được sức mạnh to lớn của đạo đức và văn hóa trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, là nhân tố quyết định tạo nên những kết quả to lớn, có ý nghĩa trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều cách làm sáng tạo trong xây dựng đạo đức, văn hóa trong Đảng và hệ thống chính trị. Góp phần quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; thực hiện toàn diện mục tiêu Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX.
Trước hết, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện với những cách làm cụ thể, phù hợp với thực tiễn, bước đầu đem lại kết quả tích cực. Yên Bái là tỉnh đầu tiên chủ động ban hành, triển khai thực hiện Quy định số 16-QĐ/TU ngày 15/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Thực hiện văn hóa, đạo đức trong Đảng và hệ thống chính trị tại Đảng bộ tỉnh Yên Bái”.
Quy định gồm 6 điều, trong đó Điều 3 quy định cụ thể về thực hiện văn hóa trong Đảng và hệ thống chính trị với 05 nội dung, 03 nội dung đối với tập thể, 02 nội dung đối với cá nhân; Điều 4 quy định cụ thể việc thực hiện đạo đức trong Đảng và hệ thống chính trị gồm 05 nội dung, 02 nội dung đối với tập thể, 03 nội dung đối với cá nhân.
Cụ thể hóa việc thực hiện Quy định số 16-QĐ/TU, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành Hướng dẫn số 44-HD/BTGTU ngày 24/02/2022, trong đó nhấn mạnh việc cán bộ, đảng viên phải thực hành sâu rộng văn hóa tự phê bình và phê bình, trọng dân, tin dân, gần dân, lắng nghe dân, hiểu dân, học dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, là tấm gương về đạo đức, lối sống để nhân dân noi theo; lấy ấm no, hạnh phúc và sự hài lòng của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu; dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung. Quy định số 16-QĐ/TU đã giúp các cấp ủy, tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên nhận thức rõ tầm quan trọng của việc thực hiện văn hóa, đạo đức trong Đảng và hệ thống chính trị và trở thành việc làm tự giác, thường xuyên.
Cùng với đó, nhằm cụ thể hóa yêu cầu về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, ngày 30/6/2021 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 09-QĐ/TU ngày 30/6/2021 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; đồng thời, xây dựng các tiêu chí với thang điểm cụ thể để đánh giá hằng năm.
Qua đó, kịp thời chấn chỉnh tác phong làm việc của cán bộ, đảng viên; góp phần kiềm chế, ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” trong nội bộ; tích cực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; thúc đẩy việc tự giác nêu gương, đi đầu trong thực hiện nếp sống văn minh, giản dị, tiết kiệm, cán bộ giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, tạo sự chuyển biến quan trọng về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên trong quá trình thực thi nhiệm vụ, tạo dấu ấn rõ nét về xây dựng văn hóa Đảng.
Để thực hiện văn hóa, đạo đức trong Đảng, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu được đề cao, xây dựng lề lối làm việc khoa học, dân chủ, sâu sát với cơ sở, gắn bó với nhân dân. Một trong những điểm nổi bật là chủ trương của Tỉnh ủy thực hiện chương trình "Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp”, đã có 7.000 lượt các đồng chí là bí thư, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ, ủy viên ban chấp hành, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; trên 61.000 lượt các đồng chí là đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, thành viên Đoàn công tác cấp tỉnh, cấp huyện dự sinh hoạt tại các tổ chức đảng trong toàn tỉnh.
Tăng cường giáo dục đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên thông qua đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo sức lan tỏa trong toàn xã hội. Kết quả, đến hết tháng 5/2024, toàn tỉnh có 4.320 tập thể, 4.071 cá nhân đăng ký xây dựng điển hình trên tất cả các lĩnh vực ở 3 cấp, trong số đó có hơn 20 tập thể và cá nhân được Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tặng Bằng khen.
Phát huy những kết quả đạt được qua 3 năm thực hiện Quy định số 16-QĐ/TU về xây dựng văn hóa, đạo đức trong Đảng, trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về vai trò của văn hóa và đạo đức trong xây dựng Đảng theo tinh thần Quy định số 16-QĐ/TU. Thực hiện nền nếp việc bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Hai là, đẩy mạnh thực hiện Quy định số 144-QĐ/TW ngày 09/5/2024 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kết luận số 21-KL/TW của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; các quy định của Trung ương và của Tỉnh ủy về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; về thực hiện văn hóa, đạo đức trong Đảng bộ tỉnh.
Ba là, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm tạo sự chuyển biến thực sự mạnh mẽ, rõ nét, tạo được sức lan tỏa trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần tạo động lực mới thúc đẩy thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Bốn là, nêu cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; đưa việc thực hiện các quy định về văn hóa, đạo đức trong Đảng, quy định nêu gương trở thành việc làm tự giác, thường xuyên; coi trọng việc phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, đậm đà bản sắc các dân tộc góp phần xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập” trong giai đoạn mới.
Nguyễn Minh Tuấn
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái
1318 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Xây dựng Đảng về văn hóa, về đạo đức xuất phát từ vai trò, sứ mệnh của Đảng trong lãnh đạo sự nghiệp cách mạng suốt 94 năm qua. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng có vững cách mạng mới thành công. Hồ Chí Minh là người đầu tiên đưa ra mục tiêu văn hóa, đạo đức trong Đảng để Đảng trong sạch, vững mạnh đủ sức lãnh đạo cách mạng. Bằng những cách diễn đạt khác nhau, Người đề cập tới đạo đức, văn hóa, văn minh trong Đảng, vừa là mục tiêu vừa là động lực của Đảng.Tháng 11/2021, tại Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong bài phát biểu chỉ đạo, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định quan điểm xuyên suốt của Đảng là văn hóa phải được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, "văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, "văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ”.
Đại hội XII và XIII chỉ ra điểm mới trong xây dựng Đảng về đạo đức, coi đây là một trong những mục tiêu quan trọng để cho Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng. Trong các nghị quyết chuyên đề Trung ương 5 khóa VIII đã đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội.
Nhận thức được sức mạnh to lớn của đạo đức và văn hóa trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, là nhân tố quyết định tạo nên những kết quả to lớn, có ý nghĩa trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều cách làm sáng tạo trong xây dựng đạo đức, văn hóa trong Đảng và hệ thống chính trị. Góp phần quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; thực hiện toàn diện mục tiêu Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX.
Trước hết, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện với những cách làm cụ thể, phù hợp với thực tiễn, bước đầu đem lại kết quả tích cực. Yên Bái là tỉnh đầu tiên chủ động ban hành, triển khai thực hiện Quy định số 16-QĐ/TU ngày 15/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Thực hiện văn hóa, đạo đức trong Đảng và hệ thống chính trị tại Đảng bộ tỉnh Yên Bái”.
Quy định gồm 6 điều, trong đó Điều 3 quy định cụ thể về thực hiện văn hóa trong Đảng và hệ thống chính trị với 05 nội dung, 03 nội dung đối với tập thể, 02 nội dung đối với cá nhân; Điều 4 quy định cụ thể việc thực hiện đạo đức trong Đảng và hệ thống chính trị gồm 05 nội dung, 02 nội dung đối với tập thể, 03 nội dung đối với cá nhân.
Cụ thể hóa việc thực hiện Quy định số 16-QĐ/TU, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành Hướng dẫn số 44-HD/BTGTU ngày 24/02/2022, trong đó nhấn mạnh việc cán bộ, đảng viên phải thực hành sâu rộng văn hóa tự phê bình và phê bình, trọng dân, tin dân, gần dân, lắng nghe dân, hiểu dân, học dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, là tấm gương về đạo đức, lối sống để nhân dân noi theo; lấy ấm no, hạnh phúc và sự hài lòng của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu; dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung. Quy định số 16-QĐ/TU đã giúp các cấp ủy, tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên nhận thức rõ tầm quan trọng của việc thực hiện văn hóa, đạo đức trong Đảng và hệ thống chính trị và trở thành việc làm tự giác, thường xuyên.
Cùng với đó, nhằm cụ thể hóa yêu cầu về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, ngày 30/6/2021 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 09-QĐ/TU ngày 30/6/2021 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; đồng thời, xây dựng các tiêu chí với thang điểm cụ thể để đánh giá hằng năm.
Qua đó, kịp thời chấn chỉnh tác phong làm việc của cán bộ, đảng viên; góp phần kiềm chế, ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” trong nội bộ; tích cực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; thúc đẩy việc tự giác nêu gương, đi đầu trong thực hiện nếp sống văn minh, giản dị, tiết kiệm, cán bộ giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, tạo sự chuyển biến quan trọng về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên trong quá trình thực thi nhiệm vụ, tạo dấu ấn rõ nét về xây dựng văn hóa Đảng.
Để thực hiện văn hóa, đạo đức trong Đảng, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu được đề cao, xây dựng lề lối làm việc khoa học, dân chủ, sâu sát với cơ sở, gắn bó với nhân dân. Một trong những điểm nổi bật là chủ trương của Tỉnh ủy thực hiện chương trình "Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp”, đã có 7.000 lượt các đồng chí là bí thư, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ, ủy viên ban chấp hành, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; trên 61.000 lượt các đồng chí là đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, thành viên Đoàn công tác cấp tỉnh, cấp huyện dự sinh hoạt tại các tổ chức đảng trong toàn tỉnh.
Tăng cường giáo dục đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên thông qua đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo sức lan tỏa trong toàn xã hội. Kết quả, đến hết tháng 5/2024, toàn tỉnh có 4.320 tập thể, 4.071 cá nhân đăng ký xây dựng điển hình trên tất cả các lĩnh vực ở 3 cấp, trong số đó có hơn 20 tập thể và cá nhân được Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tặng Bằng khen.
Phát huy những kết quả đạt được qua 3 năm thực hiện Quy định số 16-QĐ/TU về xây dựng văn hóa, đạo đức trong Đảng, trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về vai trò của văn hóa và đạo đức trong xây dựng Đảng theo tinh thần Quy định số 16-QĐ/TU. Thực hiện nền nếp việc bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Hai là, đẩy mạnh thực hiện Quy định số 144-QĐ/TW ngày 09/5/2024 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kết luận số 21-KL/TW của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; các quy định của Trung ương và của Tỉnh ủy về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; về thực hiện văn hóa, đạo đức trong Đảng bộ tỉnh.
Ba là, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm tạo sự chuyển biến thực sự mạnh mẽ, rõ nét, tạo được sức lan tỏa trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần tạo động lực mới thúc đẩy thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Bốn là, nêu cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; đưa việc thực hiện các quy định về văn hóa, đạo đức trong Đảng, quy định nêu gương trở thành việc làm tự giác, thường xuyên; coi trọng việc phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, đậm đà bản sắc các dân tộc góp phần xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập” trong giai đoạn mới.
Nguyễn Minh Tuấn
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái