Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ thiết thực, tạo đà cho du lịch phát triển; đồng thời gắn du lịch với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của các dân tộc.
Tỉnh Yên Bái hỗ trợ việc khai thác cảnh quan thiên nhiên để hình thành những sản phẩm du lịch độc đáo.
Điểm đến du lịch hàng đầu của vùng Tây Bắc
Yên Bái xác định rõ mục tiêu đến năm 2025, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, theo hướng du lịch xanh, bản sắc, hấp dẫn; xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu và là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của vùng Tây Bắc. Yên Bái đang khuyến khích, hỗ trợ một số loại hình du lịch có tiềm năng, thế mạnh như: du lịch văn hóa cộng đồng, du lịch sinh thái kết hợp du lịch nông nghiệp, du lịch mạo hiểm, khám phá đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách.
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái Lê Thị Thanh Bình cho biết, tỉnh đã ban hành 11 chính sách hỗ trợ khá toàn diện và đồng bộ nhằm phát triển du lịch, từ hạ tầng du lịch, đào tạo nguồn nhân lực đến xúc tiến đầu tư, quảng bá; nhất là hỗ trợ khai thác thế mạnh của cảnh quan thiên nhiên kết hợp với văn hóa của người dân bản địa để hình thành những sản phẩm du lịch độc đáo.
Hàng năm, tỉnh Yên Bái hỗ trợ các địa phương duy trì tổ chức trên 40 lễ hội truyền thống, từ giá trị của lễ hội, sự kiện văn hóa để xây dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng, tạo dấu ấn, điểm nhấn cho du lịch Yên Bái phát triển bền vững.
Thực tế cho thấy, nhiều chính sách hỗ trợ đã phát huy hiệu quả như xây dựng, nâng cấp đường giao thông kết nối các địa điểm du lịch; đầu tư hệ thống xử lý và cung cấp nước sạch, mua sắm thiết bị thu gom rác thải, xây dựng nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ du lịch... Đặc biệt, Yên Bái hỗ trợ kinh phí thành lập, duy trì hoạt động của hơn 230 đội văn nghệ quần chúng tại các thôn, bản và duy trì, phát triển 26 làng nghề, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch.
Thời gian gần đây, nhiều hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Yên Bái được công nhận. Tiêu biểu là nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO công nhận là di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; Ruộng bậc thang Mù Cang Chải được công nhận là Di sản quốc gia đặc biệt; nghệ thuật Khèn, nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải, Lễ mừng cơm mới của người Mông, được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia... Cùng với đó là một loạt lễ hội, sự kiện du lịch được duy trì tổ chức thường niên, trở thành sản phẩm du lịch riêng có của Yên Bái được du khách trong và ngoài nước yêu mến, đón đợi.
Nghệ thuật Khèn của người Mông tỉnh Yên Bái được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Chất lượng dịch vụ du lịch ngày càng tốt hơn
Hiện nay, tỉnh Yên Bái quan tâm đến việc hỗ trợ thực hiện các tiêu chí, tiêu chuẩn du lịch tại cơ sở lưu trú. Tất cả đều được xếp loại và công nhận; hỗ trợ đầu tư cơ sở kinh doanh thương mại bán các sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Yên Bái phục vụ khách du lịch. Hiện nay, Yên Bái có trên 500 cơ sở lưu trú, trong đó có 33 cơ sở xếp hạng 3 sao trở lên, có trên 60 cơ sở bán các sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP tại các địa điểm du lịch. Nhờ đó, chất lượng các sản phẩm du lịch của tỉnh Yên Bái ngày càng được nâng lên, được nhân dân, du khách trong và ngoài nước đánh giá cao.
Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải Lương Thị Xuyến chia sẻ, với việc hỗ trợ phù hợp, thiết thực của tỉnh, huyện Mù Cang Chải đã bước đầu thành công trong việc khai thác giá trị của các lễ hội, sự kiện văn hóa gắn với phát triển du lịch. Du khách đến với Mù Cang Chải hấp dẫn bởi chuỗi các lễ hội, sự kiện được tổ chức quanh năm với nhiều không gian, sắc thái văn hóa truyền thống khác nhau của từng dân tộc, địa bàn dân cư. Tiêu biểu là những sản phẩm du lịch được hình thành từ cảnh quan thiên nhiên vùng cao và văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đặc biệt, tỉnh Yên Bái đã dành nhiều nguồn lực hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thông qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng quản trị kinh doanh dịch vụ du lịch, marketing du lịch; kỹ năng lễ tân, buồng bàn, phục vụ du lịch cộng đồng; kỹ năng hướng dẫn viên du lịch, phục vụ nhà hàng, vận hành cơ sở lưu trú vừa và nhỏ. Cùng với đó là bồi dưỡng, tập huấn ngoại ngữ giao tiếp và nghệ thuật chế biến, nấu ăn cho người dân bản địa trực tiếp làm du lịch.
Nghệ nhân dân gian truyền dạy hát cho học sinh.
Anh Thào A Su, chủ Homestay A Su ở xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải chia sẻ, nhờ được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ, tập huấn, hướng dẫn cách làm du lịch vùng cao nên chất lượng dịch vụ du lịch homestay của anh ngày càng tốt hơn, từ cơ sở vật chất, trang thiết bị đến kỹ năng phục vụ và chất lượng ẩm thực. Với việc kết hợp nhiều loại hình du lịch và chất lượng phục vụ được nâng lên, tỷ lệ du khách quay trở lại rất cao.
Ngoài ra, tỉnh Yên Bái thực hiện hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch: Quảng bá, xúc tiến du lịch bằng nhiều hình thức, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số; tham gia các sự kiện du lịch trong và ngoài tỉnh; triển khai hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng; liên doanh, liên kết hợp tác giữa các đơn vị kinh doanh lữ hành du lịch trong và ngoài nước nhằm tuyên truyền, quảng bá sâu rộng du lịch Yên Bái trên toàn thế giới. Đến nay, 100% sản phẩm du lịch độc đáo, chủ lực của tỉnh được giới thiệu trên các trang thương mại điện tử trong nước và quốc tế.
Mặc dù đã định vị được thương hiệu trên bản đồ du lịch vùng Tây Bắc, nhưng để đạt được mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Yên Bái đón trên 1,5 triệu lượt du khách, cho doanh thu đạt khoảng 1.500 tỷ đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Vũ Thị Hiền Hạnh cho biết, bên cạnh thực hiện tốt những chính sách hỗ trợ đã có, tỉnh Yên Bái sẽ làm tốt công tác quy hoạch, thu hút đầu tư; mở rộng, phát triển đa dạng hóa các sản phẩm và loại hình du lịch. Cùng với đó là bảo tồn, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên; chú trọng hơn công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
1386 lượt xem
Báo Tin tức TTXVN
Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ thiết thực, tạo đà cho du lịch phát triển; đồng thời gắn du lịch với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của các dân tộc.Điểm đến du lịch hàng đầu của vùng Tây Bắc
Yên Bái xác định rõ mục tiêu đến năm 2025, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, theo hướng du lịch xanh, bản sắc, hấp dẫn; xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu và là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của vùng Tây Bắc. Yên Bái đang khuyến khích, hỗ trợ một số loại hình du lịch có tiềm năng, thế mạnh như: du lịch văn hóa cộng đồng, du lịch sinh thái kết hợp du lịch nông nghiệp, du lịch mạo hiểm, khám phá đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách.
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái Lê Thị Thanh Bình cho biết, tỉnh đã ban hành 11 chính sách hỗ trợ khá toàn diện và đồng bộ nhằm phát triển du lịch, từ hạ tầng du lịch, đào tạo nguồn nhân lực đến xúc tiến đầu tư, quảng bá; nhất là hỗ trợ khai thác thế mạnh của cảnh quan thiên nhiên kết hợp với văn hóa của người dân bản địa để hình thành những sản phẩm du lịch độc đáo.
Hàng năm, tỉnh Yên Bái hỗ trợ các địa phương duy trì tổ chức trên 40 lễ hội truyền thống, từ giá trị của lễ hội, sự kiện văn hóa để xây dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng, tạo dấu ấn, điểm nhấn cho du lịch Yên Bái phát triển bền vững.
Thực tế cho thấy, nhiều chính sách hỗ trợ đã phát huy hiệu quả như xây dựng, nâng cấp đường giao thông kết nối các địa điểm du lịch; đầu tư hệ thống xử lý và cung cấp nước sạch, mua sắm thiết bị thu gom rác thải, xây dựng nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ du lịch... Đặc biệt, Yên Bái hỗ trợ kinh phí thành lập, duy trì hoạt động của hơn 230 đội văn nghệ quần chúng tại các thôn, bản và duy trì, phát triển 26 làng nghề, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch.
Thời gian gần đây, nhiều hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Yên Bái được công nhận. Tiêu biểu là nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO công nhận là di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; Ruộng bậc thang Mù Cang Chải được công nhận là Di sản quốc gia đặc biệt; nghệ thuật Khèn, nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải, Lễ mừng cơm mới của người Mông, được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia... Cùng với đó là một loạt lễ hội, sự kiện du lịch được duy trì tổ chức thường niên, trở thành sản phẩm du lịch riêng có của Yên Bái được du khách trong và ngoài nước yêu mến, đón đợi.
Nghệ thuật Khèn của người Mông tỉnh Yên Bái được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Chất lượng dịch vụ du lịch ngày càng tốt hơn
Hiện nay, tỉnh Yên Bái quan tâm đến việc hỗ trợ thực hiện các tiêu chí, tiêu chuẩn du lịch tại cơ sở lưu trú. Tất cả đều được xếp loại và công nhận; hỗ trợ đầu tư cơ sở kinh doanh thương mại bán các sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Yên Bái phục vụ khách du lịch. Hiện nay, Yên Bái có trên 500 cơ sở lưu trú, trong đó có 33 cơ sở xếp hạng 3 sao trở lên, có trên 60 cơ sở bán các sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP tại các địa điểm du lịch. Nhờ đó, chất lượng các sản phẩm du lịch của tỉnh Yên Bái ngày càng được nâng lên, được nhân dân, du khách trong và ngoài nước đánh giá cao.
Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải Lương Thị Xuyến chia sẻ, với việc hỗ trợ phù hợp, thiết thực của tỉnh, huyện Mù Cang Chải đã bước đầu thành công trong việc khai thác giá trị của các lễ hội, sự kiện văn hóa gắn với phát triển du lịch. Du khách đến với Mù Cang Chải hấp dẫn bởi chuỗi các lễ hội, sự kiện được tổ chức quanh năm với nhiều không gian, sắc thái văn hóa truyền thống khác nhau của từng dân tộc, địa bàn dân cư. Tiêu biểu là những sản phẩm du lịch được hình thành từ cảnh quan thiên nhiên vùng cao và văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đặc biệt, tỉnh Yên Bái đã dành nhiều nguồn lực hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thông qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng quản trị kinh doanh dịch vụ du lịch, marketing du lịch; kỹ năng lễ tân, buồng bàn, phục vụ du lịch cộng đồng; kỹ năng hướng dẫn viên du lịch, phục vụ nhà hàng, vận hành cơ sở lưu trú vừa và nhỏ. Cùng với đó là bồi dưỡng, tập huấn ngoại ngữ giao tiếp và nghệ thuật chế biến, nấu ăn cho người dân bản địa trực tiếp làm du lịch.
Nghệ nhân dân gian truyền dạy hát cho học sinh.
Anh Thào A Su, chủ Homestay A Su ở xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải chia sẻ, nhờ được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ, tập huấn, hướng dẫn cách làm du lịch vùng cao nên chất lượng dịch vụ du lịch homestay của anh ngày càng tốt hơn, từ cơ sở vật chất, trang thiết bị đến kỹ năng phục vụ và chất lượng ẩm thực. Với việc kết hợp nhiều loại hình du lịch và chất lượng phục vụ được nâng lên, tỷ lệ du khách quay trở lại rất cao.
Ngoài ra, tỉnh Yên Bái thực hiện hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch: Quảng bá, xúc tiến du lịch bằng nhiều hình thức, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số; tham gia các sự kiện du lịch trong và ngoài tỉnh; triển khai hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng; liên doanh, liên kết hợp tác giữa các đơn vị kinh doanh lữ hành du lịch trong và ngoài nước nhằm tuyên truyền, quảng bá sâu rộng du lịch Yên Bái trên toàn thế giới. Đến nay, 100% sản phẩm du lịch độc đáo, chủ lực của tỉnh được giới thiệu trên các trang thương mại điện tử trong nước và quốc tế.
Mặc dù đã định vị được thương hiệu trên bản đồ du lịch vùng Tây Bắc, nhưng để đạt được mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Yên Bái đón trên 1,5 triệu lượt du khách, cho doanh thu đạt khoảng 1.500 tỷ đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Vũ Thị Hiền Hạnh cho biết, bên cạnh thực hiện tốt những chính sách hỗ trợ đã có, tỉnh Yên Bái sẽ làm tốt công tác quy hoạch, thu hút đầu tư; mở rộng, phát triển đa dạng hóa các sản phẩm và loại hình du lịch. Cùng với đó là bảo tồn, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên; chú trọng hơn công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.