CTTĐT - Những năm qua, cùng với việc tập trung chỉ đạo các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nói riêng, đồng thời xác định đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng xã hội học tập, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc.
Lãnh đạo Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái khen thưởng các học sinh đạt thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024
Sau 05 năm triển khai Kết luận số 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, phong trào khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập của tỉnh đã có bước phát triển mạnh và đạt những kết quả quan trọng. Cấp ủy các cấp thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; ban hành văn bản triển khai thực hiện gắn với chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội hằng năm. Cùng với đó, công tác tuyên truyền được triển khai sâu rộng, hiệu quả, phù hợp với địa bàn, đối tượng góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Phong trào xây dựng gia đình học tập phát triển sâu rộng đến từng gia đình, dòng họ, địa bàn dân cư, cơ quan, trường học ngày càng phát huy hiệu quả, gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Toàn tỉnh hiện có 72% gia đình đạt gia đình học tập; 65% dòng họ đạt dòng họ học tập; 83% cộng đồng thôn/bản/tổ dân phố đạt cộng đồng học tập; 93% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt đơn vị học tập, 95% xã, phường, thị trấn đạt “Cộng đồng học tập” cấp xã loại khá, tốt.
Tổ chức Hội khuyến học tiếp tục được củng cố và phát triển, hoạt động hiệu quả, sự phối hợp giữa các cấp Hội với cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương thường xuyên, chặt chẽ. Toàn tỉnh hiện có 173 Hội Khuyến học cấp xã, 1.898 Chi hội Khuyến học, 544 Ban Khuyến học với 252.241 hội viên. Toàn tỉnh hiện có 173/173 xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng, đạt 100%. Các trung tâm học tập cộng đồng cấp xã đóng góp tích cực, hiệu quả để tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập, triển khai “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời”. Các trung tâm học tập cộng đồng đã phối hợp với trường học tổ chức lớp xóa mù chữ tại các huyện: Yên Bình, Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, Trạm Tấu, Mù Cang Chải và thị xã Nghĩa Lộ. Từ năm 2019 đến nay, các địa phương đã mở 146 lớp xóa mù chữ với sự tham gia của trên 4.600 học viên. Năm 2023, tỷ lệ người biết chữ mức độ 2 các độ tuổi đều tăng so với năm 2019; có 173/173 đơn vị cấp xã, 9/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1, trong đó, có 163/173 xã, 8/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Yên Bái được các cấp ủy, chính quyền quan tâm, triển khai thực hiện đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, từng bước đạt chuẩn theo yêu cầu chức danh lãnh đạo, quản lý, vị trí việc làm; gắn với công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức. Mạng lưới trường, lớp học tiếp tục được rà soát, sắp xếp phù hợp; quy mô phát triển, ổn định tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội học tập cho mọi người, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực. Tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi đạt và vượt chỉ tiêu đã góp phần nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Chất lượng giáo dục toàn diện đã có nhiều tiến bộ, chất lượng giáo dục mũi nhọn được duy trì, nâng cao cả về số lượng và chất lượng.
Thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục quán triệt sâu rộng, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 49- KL/TW; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030 và các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác xây dựng xã hội học tập, xóa mù chữ, góp phần đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh Yên Bái theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Kịp thời cụ thể hóa các văn bản của Trung ương về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập gắn với thực hiện các chủ trương, chính sách, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ quan, đơn vị. Phát huy vai trò của Hội khuyến học các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong liên kết, phối hợp, thúc đẩy phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, lực lượng vũ trang gắn với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo và phong trào xây dựng “Cả nước thành một xã hội học tập”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sông văn hóa" và cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”...
Tiếp tục củng cố, xây dựng Hội khuyến học các cấp vững mạnh. Quan tâm chỉ đạo vận động, đa dạng hóa nguồn lực xây dựng Quỹ khuyên học các cấp, đảm bảo sử dụng hiệu quả, đúng quy định trong hoạt động khuyến học, khuyến tài. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của người học.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ theo quy định của Trung ương và phù hợp với tình hình thực tiễn đội ngũ cán bộ, yêu cầu công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Chú trọng đánh giá và nhân rộng các mô hình công dân học tập, gia đình học tập, cộng đồng học tập ở các địa phương; kịp thời khen thưởng, biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu, có nhiều đóng góp trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.
1365 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, cùng với việc tập trung chỉ đạo các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nói riêng, đồng thời xác định đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng xã hội học tập, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc.Sau 05 năm triển khai Kết luận số 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, phong trào khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập của tỉnh đã có bước phát triển mạnh và đạt những kết quả quan trọng. Cấp ủy các cấp thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; ban hành văn bản triển khai thực hiện gắn với chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội hằng năm. Cùng với đó, công tác tuyên truyền được triển khai sâu rộng, hiệu quả, phù hợp với địa bàn, đối tượng góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Phong trào xây dựng gia đình học tập phát triển sâu rộng đến từng gia đình, dòng họ, địa bàn dân cư, cơ quan, trường học ngày càng phát huy hiệu quả, gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Toàn tỉnh hiện có 72% gia đình đạt gia đình học tập; 65% dòng họ đạt dòng họ học tập; 83% cộng đồng thôn/bản/tổ dân phố đạt cộng đồng học tập; 93% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt đơn vị học tập, 95% xã, phường, thị trấn đạt “Cộng đồng học tập” cấp xã loại khá, tốt.
Tổ chức Hội khuyến học tiếp tục được củng cố và phát triển, hoạt động hiệu quả, sự phối hợp giữa các cấp Hội với cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương thường xuyên, chặt chẽ. Toàn tỉnh hiện có 173 Hội Khuyến học cấp xã, 1.898 Chi hội Khuyến học, 544 Ban Khuyến học với 252.241 hội viên. Toàn tỉnh hiện có 173/173 xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng, đạt 100%. Các trung tâm học tập cộng đồng cấp xã đóng góp tích cực, hiệu quả để tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập, triển khai “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời”. Các trung tâm học tập cộng đồng đã phối hợp với trường học tổ chức lớp xóa mù chữ tại các huyện: Yên Bình, Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, Trạm Tấu, Mù Cang Chải và thị xã Nghĩa Lộ. Từ năm 2019 đến nay, các địa phương đã mở 146 lớp xóa mù chữ với sự tham gia của trên 4.600 học viên. Năm 2023, tỷ lệ người biết chữ mức độ 2 các độ tuổi đều tăng so với năm 2019; có 173/173 đơn vị cấp xã, 9/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1, trong đó, có 163/173 xã, 8/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Yên Bái được các cấp ủy, chính quyền quan tâm, triển khai thực hiện đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, từng bước đạt chuẩn theo yêu cầu chức danh lãnh đạo, quản lý, vị trí việc làm; gắn với công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức. Mạng lưới trường, lớp học tiếp tục được rà soát, sắp xếp phù hợp; quy mô phát triển, ổn định tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội học tập cho mọi người, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực. Tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi đạt và vượt chỉ tiêu đã góp phần nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Chất lượng giáo dục toàn diện đã có nhiều tiến bộ, chất lượng giáo dục mũi nhọn được duy trì, nâng cao cả về số lượng và chất lượng.
Thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục quán triệt sâu rộng, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 49- KL/TW; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030 và các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác xây dựng xã hội học tập, xóa mù chữ, góp phần đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh Yên Bái theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Kịp thời cụ thể hóa các văn bản của Trung ương về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập gắn với thực hiện các chủ trương, chính sách, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ quan, đơn vị. Phát huy vai trò của Hội khuyến học các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong liên kết, phối hợp, thúc đẩy phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, lực lượng vũ trang gắn với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo và phong trào xây dựng “Cả nước thành một xã hội học tập”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sông văn hóa" và cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”...
Tiếp tục củng cố, xây dựng Hội khuyến học các cấp vững mạnh. Quan tâm chỉ đạo vận động, đa dạng hóa nguồn lực xây dựng Quỹ khuyên học các cấp, đảm bảo sử dụng hiệu quả, đúng quy định trong hoạt động khuyến học, khuyến tài. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của người học.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ theo quy định của Trung ương và phù hợp với tình hình thực tiễn đội ngũ cán bộ, yêu cầu công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Chú trọng đánh giá và nhân rộng các mô hình công dân học tập, gia đình học tập, cộng đồng học tập ở các địa phương; kịp thời khen thưởng, biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu, có nhiều đóng góp trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.