Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể các cấp tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt 7 nhiệm vụ để xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.
Các nghệ sĩ biểu diễn trong chương trình nghệ thuật Mãi mãi niềm tin theo Đảng tại Hà Nội
Bộ Chính trị ban hành kết luận về tiếp tục thực hiện nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới".
Thiếu vắng những văn nghệ sĩ lớn, tác phẩm lớn có tầm ảnh hưởng
Theo đánh giá của Bộ Chính trị, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23- NQ/TW, công tác xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền quan tâm, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thể chế hóa chính sách và nguồn lực cho phát triển văn học, nghệ thuật.
Tự do, dân chủ trong sáng tạo văn học, nghệ thuật được bảo đảm, tôn trọng và phát huy. Hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật ngày càng sôi động, phong phú về nội dung, đa dạng về phương thức thể hiện.
Đội ngũ văn nghệ sĩ không ngừng lớn mạnh về nhiều mặt.
Phong trào văn nghệ quần chúng được đẩy mạnh, từng bước đáp ứng nhu cầu hoạt động và thụ hưởng của đông đảo quần chúng nhân dân…
Tuy nhiên, các chính sách, pháp luật chưa theo kịp thực tiễn phát triển văn học, nghệ thuật.
Thiếu vắng những văn nghệ sĩ lớn có tầm ảnh hưởng tới đông đảo văn nghệ sĩ và xã hội; thiếu những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh sinh động tầm vóc công cuộc đổi mới, có tác dụng động viên, cổ vũ, tạo động lực đối với con người, cuộc sống.
Bộ Chính trị cũng chỉ ra những hạn chế nêu trên là do một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, tầm quan trọng, chưa thực sự quan tâm công tác xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật…
Phát triển đúng định hướng chính trị, bảo đảm tự do, dân chủ trong sáng tạo
Để tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể các cấp tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt 7 nhiệm vụ.
Trong đó, phải tiếp tục đối mới mạnh mẽ tư duy và phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu đối với công tác văn học, nghệ thuật.
Chú trọng tính đặc thù, nhạy cảm, tinh tế của văn học, nghệ thuật, vừa bảo đảm phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm tự do, dân chủ trong sáng tạo;
Khơi dậy và phát huy mạnh mẽ khát vọng cống hiến, năng lực sáng tạo của văn nghệ sĩ.
Có cơ chế, chính sách ưu tiên, đột phá trong thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ các tài năng trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, nhất là chính sách tuyển dụng, tiền lương;
Tạo môi trường làm việc, tập trung vào đội ngũ văn nghệ sĩ giỏi, có trình độ chuyên môn cao, có khả năng chủ trì các công trình nghiên cứu lớn, đặc biệt quan trọng, các văn nghệ sĩ có uy tín, có thành tựu, cống hiến.
Tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng, học thuật, thực hành dân chủ trong hoạt động văn học, nghệ thuật; khuyến khích tự do sáng tạo, thực thi quyền tác giả...
(Theo TTO)
1206 lượt xem
Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể các cấp tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt 7 nhiệm vụ để xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.Bộ Chính trị ban hành kết luận về tiếp tục thực hiện nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới".
Thiếu vắng những văn nghệ sĩ lớn, tác phẩm lớn có tầm ảnh hưởng
Theo đánh giá của Bộ Chính trị, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23- NQ/TW, công tác xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền quan tâm, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thể chế hóa chính sách và nguồn lực cho phát triển văn học, nghệ thuật.
Tự do, dân chủ trong sáng tạo văn học, nghệ thuật được bảo đảm, tôn trọng và phát huy. Hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật ngày càng sôi động, phong phú về nội dung, đa dạng về phương thức thể hiện.
Đội ngũ văn nghệ sĩ không ngừng lớn mạnh về nhiều mặt.
Phong trào văn nghệ quần chúng được đẩy mạnh, từng bước đáp ứng nhu cầu hoạt động và thụ hưởng của đông đảo quần chúng nhân dân…
Tuy nhiên, các chính sách, pháp luật chưa theo kịp thực tiễn phát triển văn học, nghệ thuật.
Thiếu vắng những văn nghệ sĩ lớn có tầm ảnh hưởng tới đông đảo văn nghệ sĩ và xã hội; thiếu những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh sinh động tầm vóc công cuộc đổi mới, có tác dụng động viên, cổ vũ, tạo động lực đối với con người, cuộc sống.
Bộ Chính trị cũng chỉ ra những hạn chế nêu trên là do một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, tầm quan trọng, chưa thực sự quan tâm công tác xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật…
Phát triển đúng định hướng chính trị, bảo đảm tự do, dân chủ trong sáng tạo
Để tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể các cấp tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt 7 nhiệm vụ.
Trong đó, phải tiếp tục đối mới mạnh mẽ tư duy và phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu đối với công tác văn học, nghệ thuật.
Chú trọng tính đặc thù, nhạy cảm, tinh tế của văn học, nghệ thuật, vừa bảo đảm phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm tự do, dân chủ trong sáng tạo;
Khơi dậy và phát huy mạnh mẽ khát vọng cống hiến, năng lực sáng tạo của văn nghệ sĩ.
Có cơ chế, chính sách ưu tiên, đột phá trong thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ các tài năng trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, nhất là chính sách tuyển dụng, tiền lương;
Tạo môi trường làm việc, tập trung vào đội ngũ văn nghệ sĩ giỏi, có trình độ chuyên môn cao, có khả năng chủ trì các công trình nghiên cứu lớn, đặc biệt quan trọng, các văn nghệ sĩ có uy tín, có thành tựu, cống hiến.
Tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng, học thuật, thực hành dân chủ trong hoạt động văn học, nghệ thuật; khuyến khích tự do sáng tạo, thực thi quyền tác giả...
(Theo TTO)
Các bài khác
- Yên Bái: Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm (03/07/2024)
- Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đỗ Đức Duy dự Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình “Ngày cuối tuần cùng dân” tại Mù Cang Chải (02/07/2024)
- Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đỗ Đức Duy dự sinh hoạt chi bộ cơ sở tại xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải (01/07/2024)
- Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đỗ Đức Duy thăm hỏi, động viên, trao tiền hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở tại xã Mồ Dề (01/07/2024)
- Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy thăm mô hình nuôi bồ câu ở bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha (01/07/2024)
- Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đỗ Đức Duy tiếp xúc cử tri tại thị xã Nghĩa Lộ (01/07/2024)
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Bình (01/07/2024)
- Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra trong 2 ngày (9 -10/7/2024) (01/07/2024)
- Đảng bộ tỉnh Yên Bái: 79 năm một chặng đường phát triển (30/06/2024)
- Yên Bái: Tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin định kỳ trong Đảng (29/06/2024)
Xem thêm »