CTTĐT - Sáng 3/7, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do đồng chí Quàng Văn Hương - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Yên Bái về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng gắn với tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư và hộ gia đình ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019 - 2023.
Quang cảnh buổi làm việc
Tiếp và làm việc với đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Yên Bái cùng lãnh đạo một số sở ngành liên quan của tỉnh.
Trong giai đoạn 2019 - 2023, tỉnh Yên Bái đã tổ chức triển khai thực hiện cơ bản đồng bộ, hiệu quả các chương trình, chính sách phát triển lâm nghiệp. Nhờ đó diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định qua các năm, năng suất chất lượng rừng được cải thiện, bước đầu hình thành nên các vùng sản xuất lâm nghiệp chuyên canh, phục vụ cho công nghiệp chế biên gỗ và lâm sản tại địa phương. Năm 2023, toàn tỉnh có 462.536,3 ha rừng. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì 63%. Nhận thức về nghề rừng và phát triển kinh tế rừng của người dân, đặc biệt là người dân vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được nâng cao, từng bước tạo cho người làm nghề rừng có thể sống và gắn bó với rừng, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Đồng thời phát huy có hiệu quả chức năng phòng hộ của rừng, giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn, giữ nguồn nước, bảo vệ môi trường sống.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại buổi làm việc
Tính đến ngày 31/12/2023, toàn tỉnh đã thực hiện giao rừng, cho thuê rừng với tổng diện tích trên 255.800 ha cho các chủ rừng. Diện tích rừng được giao, cho thuê cơ bản được chủ rừng thực hiện đúng diện tích, đúng mục đích, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo nguồn nguyên liệu bền vững cho ngành công nghiệp chế biến phát triển. Thông qua việc giao rừng, cho thuê rừng đến chủ rừng thực sự, đã tạo được tâm lý an tâm đầu tư vào rừng. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ngày càng được quan tâm, chú trọng nên đã hạn chế được tình trạng cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật; tiềm năng về rừng và đất lâm nghiệp được phát huy hiệu quả, tạo ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định trật tự xã hội. Quyền sử dụng đất lâm nghiệp ổn định và lâu dài đã tác động đến tư duy kinh tế, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của nhiều hộ gia đình nông dân miền núi, tạo điều kiện nâng cao quyền tự chủ về kinh tế cho người nông dân.
Thành viên đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước đã nêu ra những khó khăn, vướng mắc trong quản lý và thực hiện các chính sách liên quan đến phát triển, bảo vệ rừng, đất rừng. Sự phối hợp giữa các cấp chính quyền và các ngành liên quan còn chưa có sự thống nhất cao, dẫn đến chồng chéo trong quản lý và thực hiện chính sách; các chính sách kinh tế hỗ trợ cho lâm nghiệp chưa đủ hấp dẫn, khiến nhiều người dân và doanh nghiệp không mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này. Các mô hình kinh tế lâm nghiệp bền vững chưa được phát triển rộng rãi và hiệu quả, dẫn đến thiếu các sản phẩm lâm sản có giá trị cao và thị trường tiêu thụ ổn định; phần lớn hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất lâm nghiệp không có ranh giới, mốc giới rõ ràng trên thực địa. Tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai giữa người dân với các doanh nghiệp còn diễn ra phức tạp với nhiều nguyên nhân, diện tích tranh chấp lớn khó xác định vị trí cụ thể, dẫn đến doanh nghiệp khó đầu tư vốn để tổ chức sản xuất, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp; việc thực hiện bàn giao đất từ các công ty về địa phương gặp nhiều khó khăn… Việc quản lý và sử dụng đât của một số tổ chức kinh tế chưa thực sự đem lại hiệu quả; việc phát triển kinh tế dưới tán rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, trồng cây dược liệu, phát triển du lịch dưới tán rừng chưa được thực hiện.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị đoàn khảo sát kiến nghị với Quốc hội đưa ra một số giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp, góp phần phát triển kinh tế ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân để người dân được hưởng lợi từ rừng. Đề nghị Quốc hội tăng cường công tác giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng và đề nghị sớm có hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai năm 2024.
Đồng chí Quàng Văn Hương - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phát biểu kết luận buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Quàng Văn Hương đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh Yên Bái trong thực hiện chính sách, pháp luật về giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng gắn với tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư và hộ gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019 - 2023. Tỉnh đã linh hoạt các giải pháp để thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng gắn với phát triển sinh kế dưới tán rừng cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Những vướng mắc trong công tác bàn giao đất từ các công ty lâm nghiệp về địa phương và những ý kiến, kiến nghị của tỉnh Yên Bái, đoàn khảo sát Hội đồng Dân tộc của Quốc hội sẽ tiếp thu và đề xuất các cơ quan Trung ương xem xét, giải quyết kịp thời, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân, tạo được sinh kế bền vững để người dân gắn bó với rừng và bảo vệ rừng một cách bền vững.
1416 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 3/7, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do đồng chí Quàng Văn Hương - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Yên Bái về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng gắn với tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư và hộ gia đình ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019 - 2023.Tiếp và làm việc với đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Yên Bái cùng lãnh đạo một số sở ngành liên quan của tỉnh.
Trong giai đoạn 2019 - 2023, tỉnh Yên Bái đã tổ chức triển khai thực hiện cơ bản đồng bộ, hiệu quả các chương trình, chính sách phát triển lâm nghiệp. Nhờ đó diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định qua các năm, năng suất chất lượng rừng được cải thiện, bước đầu hình thành nên các vùng sản xuất lâm nghiệp chuyên canh, phục vụ cho công nghiệp chế biên gỗ và lâm sản tại địa phương. Năm 2023, toàn tỉnh có 462.536,3 ha rừng. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì 63%. Nhận thức về nghề rừng và phát triển kinh tế rừng của người dân, đặc biệt là người dân vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được nâng cao, từng bước tạo cho người làm nghề rừng có thể sống và gắn bó với rừng, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Đồng thời phát huy có hiệu quả chức năng phòng hộ của rừng, giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn, giữ nguồn nước, bảo vệ môi trường sống.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại buổi làm việc
Tính đến ngày 31/12/2023, toàn tỉnh đã thực hiện giao rừng, cho thuê rừng với tổng diện tích trên 255.800 ha cho các chủ rừng. Diện tích rừng được giao, cho thuê cơ bản được chủ rừng thực hiện đúng diện tích, đúng mục đích, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo nguồn nguyên liệu bền vững cho ngành công nghiệp chế biến phát triển. Thông qua việc giao rừng, cho thuê rừng đến chủ rừng thực sự, đã tạo được tâm lý an tâm đầu tư vào rừng. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ngày càng được quan tâm, chú trọng nên đã hạn chế được tình trạng cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật; tiềm năng về rừng và đất lâm nghiệp được phát huy hiệu quả, tạo ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định trật tự xã hội. Quyền sử dụng đất lâm nghiệp ổn định và lâu dài đã tác động đến tư duy kinh tế, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của nhiều hộ gia đình nông dân miền núi, tạo điều kiện nâng cao quyền tự chủ về kinh tế cho người nông dân.
Thành viên đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước đã nêu ra những khó khăn, vướng mắc trong quản lý và thực hiện các chính sách liên quan đến phát triển, bảo vệ rừng, đất rừng. Sự phối hợp giữa các cấp chính quyền và các ngành liên quan còn chưa có sự thống nhất cao, dẫn đến chồng chéo trong quản lý và thực hiện chính sách; các chính sách kinh tế hỗ trợ cho lâm nghiệp chưa đủ hấp dẫn, khiến nhiều người dân và doanh nghiệp không mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này. Các mô hình kinh tế lâm nghiệp bền vững chưa được phát triển rộng rãi và hiệu quả, dẫn đến thiếu các sản phẩm lâm sản có giá trị cao và thị trường tiêu thụ ổn định; phần lớn hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất lâm nghiệp không có ranh giới, mốc giới rõ ràng trên thực địa. Tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai giữa người dân với các doanh nghiệp còn diễn ra phức tạp với nhiều nguyên nhân, diện tích tranh chấp lớn khó xác định vị trí cụ thể, dẫn đến doanh nghiệp khó đầu tư vốn để tổ chức sản xuất, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp; việc thực hiện bàn giao đất từ các công ty về địa phương gặp nhiều khó khăn… Việc quản lý và sử dụng đât của một số tổ chức kinh tế chưa thực sự đem lại hiệu quả; việc phát triển kinh tế dưới tán rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, trồng cây dược liệu, phát triển du lịch dưới tán rừng chưa được thực hiện.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị đoàn khảo sát kiến nghị với Quốc hội đưa ra một số giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp, góp phần phát triển kinh tế ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân để người dân được hưởng lợi từ rừng. Đề nghị Quốc hội tăng cường công tác giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng và đề nghị sớm có hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai năm 2024.
Đồng chí Quàng Văn Hương - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phát biểu kết luận buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Quàng Văn Hương đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh Yên Bái trong thực hiện chính sách, pháp luật về giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng gắn với tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư và hộ gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019 - 2023. Tỉnh đã linh hoạt các giải pháp để thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng gắn với phát triển sinh kế dưới tán rừng cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Những vướng mắc trong công tác bàn giao đất từ các công ty lâm nghiệp về địa phương và những ý kiến, kiến nghị của tỉnh Yên Bái, đoàn khảo sát Hội đồng Dân tộc của Quốc hội sẽ tiếp thu và đề xuất các cơ quan Trung ương xem xét, giải quyết kịp thời, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân, tạo được sinh kế bền vững để người dân gắn bó với rừng và bảo vệ rừng một cách bền vững.