CTTĐT - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn vừa ký ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng và trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, lập lại trật tự, kỷ cương về quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh
Chỉ thị nêu rõ: Trong thời gian qua, tốc độ xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang diễn ra khá nhanh, các dự án đô thị được quan tâm đầu tư phát triển, chất lượng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và dịch vụ công cộng từng bước được nâng cao; tỷ lệ phủ kín quy hoạch xây dựng tăng lên, chất lượng đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được cải thiện và đã bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư vào tỉnh; công tác quản lý quy hoạch xây dựng và trật tự xây dựng đã có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, doanh nghiệp và người dân có nhiều tiến bộ, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh - tế xã hội của tỉnh. Đồng thời, quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, công tác quản lý quy hoạch xây dựng và quản lý trật tự xây dựng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, cụ thể là: Chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chưa cao, chưa đảm bảo tính dự báo và khả thi dẫn đến quy hoạch sau khi được phê duyệt phải điều chỉnh cục bộ nhiều lần; Tỷ lệ phủ kín quy hoạch tại các địa phương còn thấp; thiếu chương trình phát triển đô thị và quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật theo quy định; thiết kế đô thị và xây dựng quy chế quản lý đô thị chưa được quan tâm; việc vi phạm các quy định trong quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng đô thị vẫn xảy ra như: xây dựng không đúng quy hoạch, xây dựng công trình không có giấy phép, xây dựng sai giấy phép, vi phạm chỉ giới xây dựng, đặt biển quảng cáo, sử dụng lòng hè đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông làm hàng quán… Những vi phạm này có chiều hướng gia tăng tại một số địa bàn, ảnh hưởng đến an toàn giao thông, mỹ quan đô thị, làm hư hỏng các công trình hạ tầng kỹ thuật và sự phát triển bền vững của đô thị gây bức xúc trong nhân dân.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên là do công tác chỉ đạo, điều hành của một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức; nguồn lực bố trí cho công tác quy hoạch còn hạn chế; trình độ, năng lực cán bộ, công chức làm công tác quản lý quy hoạch đô thị chưa đáp ứng yêu cầu quản lý; chất lượng tư vấn còn hạn chế, thiếu tầm nhìn dài hạn; công tác thông tin, tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra về quy hoạch chưa thường xuyên. Sự phối hợp, kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng giữa các cấp, các ngành chưa tốt, chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quản lý trật tự xây dựng theo quy định của pháp luật.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm trong chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành về công tác quản lý quy hoạch xây dựng và quản lý trật tự xây dựng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, lập lại trật tự, kỷ cương về quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương
(i) Quán triệt, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức vai trò của quy hoạch xây dựng đối với phát triển kinh tế - xã hội; xác định công tác quy hoạch xây dựng là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu; triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
(ii) Bám sát, đánh giá đúng tình hình, tăng cường năng lực dự báo, chú trọng nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch xây dựng. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong quá trình quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý trật tự xây dựng đảm bảo tuân thủ đúng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
(iii) Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng. Huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực để triển khai theo dõi, đánh giá quản lý, thực hiện quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; kiên quyết chống tham nhũng, lợi ích nhóm, trục lợi chính sách trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý trật tự xây dựng; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng theo quy định của pháp luật.
(iv) Phân định rõ nhiệm vụ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng đi đôi với cơ chế kiểm tra, giám sát bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước; phát huy được tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương, khai thác tốt nguồn lực góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phục vụ tốt hơn nhu cầu của tổ chức và lợi ích của nhân dân.
2. Sở Xây dựng
(i) Rà soát việc triển khai các văn bản, quy định trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý trật tự xây dựng để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc điều chỉnh cho phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật và điều kiện thực tế của địa phương.
(ii) Tăng cường phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và Chương trình hành động số 89-CTr/TU ngày 20/4/2022 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để các tổ chức, cá nhân nắm và thực hiện. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật về xây dựng cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là ở cấp huyện, cấp xã.
(iii) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công khai, cung cấp, tra cứu thông tin về quy hoạch xây dựng, dự án phát triển đô thị, nhà ở,… qua các thiết bị di động, mạng internet nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong việc tra cứu thông tin về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.
(iv) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác lập, quản lý quy hoạch xây dựng, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch, công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh, hạn chế tối đa việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch; làm tốt công tác công bố công khai quy hoạch theo quy định, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền thực hiện quy hoạch; kiểm tra và tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép đối với các công trình đang xây dựng trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục tham mưu cho cấp có thẩm quyền đẩy mạnh phân cấp trong quản lý nhà nước gắn với công tác kiểm tra, nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan ở địa phương; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, tạo chủ động cho địa phương; làm rõ, minh bạch hóa quy trình, thủ tục, thời gian giải quyết thủ tục hành chính.
- Kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức lập, trình phê duyệt, rà soát điều chỉnh các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đảm bảo đồng bộ các cấp độ quy hoạch, quy chế quản lý kiến trúc làm cơ sở cho việc quản lý phát triển đô thị và quản lý trật tự xây dựng; công bố công khai đồ án quy hoạch xây dựng, quy chế quản lý kiến trúc đô thị và nông thôn trên địa bàn đảm bảo các công trình được xây dựng trên địa bàn đúng theo quy hoạch được duyệt.
- Về lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng: Tăng cường phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật và các quy định của tỉnh Yên Bái về quản lý trật tự xây dựng; thực hiện kiểm tra, thanh tra về trật tự xây dựng, xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh; theo dõi, tổng hợp tình hình vi phạm trật tự xây dựng định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Xây dựng; kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để xử lý trách nhiệm theo thẩm quyền đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ nhưng buông lỏng trong quản lý về quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng để xảy ra vi phạm.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
(i) Chủ trì tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cấp, điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư; cân đối và bố trí kinh phí cho công tác: Lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, công bố công khai các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và cắm mốc giới ngoài thực địa.
(ii) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng dự toán và phương án phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển hàng năm, trong đó bố trí đủ kinh phí cho công tác lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, công tác tổ chức công bố công khai các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và cắm mốc giới ngoài thực địa và nguồn vốn cho việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch xây được duyệt; Cân đối nguồn lực, xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm đảm bảo đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khung tạo động lực phát triển đô thị, phát triển các dự án.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
(i) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc quản lý sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích theo quy định của pháp luật.
(ii) Thường xuyên tuyên truyền trên trang thông tin điện tử của ngành, trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; khi xem xét việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất phải đảm bảo phù hợp với các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác thẩm định, quản lý quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng liên quan đến đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; nước sạch nông thôn; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm hàng làng bảo vệ các công trình hồ, đập chứa nước, đê, kè và các công trình thủy lợi khác.
6. Sở Giao thông vận tải
Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải theo chức năng, nhiệm vụ được giao phụ trách, đảm bảo đồng bộ, phù hợp với các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ và đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật.
7. Sở Công Thương
Phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác thẩm định, quản lý quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng liên quan đến lĩnh vực quản lý ngành công thương; tham gia đoàn kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.
8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp với Sở Xây dựng và các địa phương trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành; thường xuyên kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.
9. Sở Tài chính
Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách địa phương, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí đủ kinh phí theo phân cấp cho công tác lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, công tác tổ chức công bố công khai các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và cắm mốc giới ngoài thực địa.
10. Sở Tư pháp
Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác tham mưu, kiểm soát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng; tăng cường công tác kiểm tra tình hình theo dõi thi hành pháp luật, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quy hoạch, xây dựng cho các tổ chức, công dân, nhằm nâng cao ý thức cộng đồng chấp hành các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
11. Công an tỉnh
Chỉ đạo Công an cấp huyện phối hợp với các phòng, ban chuyên môn cấp huyện và các cơ quan có liên quan, chính quyền địa phương làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự trong việc thực thi các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế, phá dỡ đối với các công trình vi phạm các quy định của pháp luật; tổ chức điều tra, xác minh, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng.
12. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân chấp hành pháp luật và nội dung của Chỉ thị này về công tác quản lý quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.
13. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác thẩm định, quản lý quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; kiện toàn và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng; kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm, xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
14. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
(i) Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Luật Kiến trúc, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn về quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, cấp phép xây dựng, quản lý xây dựng theo giấy phép đã được cấp và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan.
(ii) Tổ chức rà soát, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng đến thời hạn phải rà soát điều chỉnh theo quy định; tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Quy chế quản lý kiến trúc làm cơ sở cho việc quản lý trật tự xây dựng, cấp giấy phép xây dựng. Thực hiện nghiêm việc công bố, công khai các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được phê duyệt; đồng thời tổ chức cắm mốc giới tại thực địa theo quy định để người dân, tổ chức và doanh nghiệp biết, thực hiện và giám sát thực hiện theo quy hoạch.
(iii) Thực hiện tốt việc phối hợp với các cơ quan có liên quan theo quy chế phối hợp trong công tác quản lý quy hoạch xây, trật tự xây dựng trên địa bàn. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh thường xuyên hướng dẫn, tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng tại các xã, phường, thị trấn.
(iv) Tăng cường tuyển dụng cán bộ công chức có trình độ chuyên môn về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng để có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác thẩm định các đồ án quy hoạch thuộc thẩm quyền, đảm bảo đồ án khi được phê duyệt đạt chất lượng cao, phục vụ tốt cho công tác quản lý theo quy hoạch cũng như đầu tư xây dựng; hạn chế tối đa việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch mới được duyệt.
(v) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã và các cơ quan có liên quan xây dựng quy chế phối hợp trong công tác quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm về quy hoạch, trật tự xây dựng tại địa phương. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến nhân dân các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, trật tự xây dựng trên địa bàn, đảm bảo mọi hành vi vi phạm phải được phát hiện sớm và xử lý triệt để theo quy định của pháp luật.
(vi) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nâng cao chất lượng trong quá trình tổ chức lập và quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn; tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình trật tự xây dựng và chịu trách nhiệm về vi phạm quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng trên địa bàn quản lý.
(vii) Chỉ đạo rà soát, xây dựng kế hoạch lập quy hoạch, lập danh mục dự án quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng và kế hoạch kinh phí từ ngân sách nhà nước làm cơ sở để chủ động bố trí kinh phí lập quy hoạch xây dựng trên địa bàn theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
15. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh: tích cực phối hợp tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về quy hoạch xây dựng và trật tự xây dựng; phối hợp giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.
16. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tuân thủ các quy định về quản lý quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị này trước ngày 31/12 hằng năm và báo cáo đột xuất (khi có đề nghị, yêu cầu) về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
1555 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn vừa ký ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng và trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.Chỉ thị nêu rõ: Trong thời gian qua, tốc độ xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang diễn ra khá nhanh, các dự án đô thị được quan tâm đầu tư phát triển, chất lượng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và dịch vụ công cộng từng bước được nâng cao; tỷ lệ phủ kín quy hoạch xây dựng tăng lên, chất lượng đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được cải thiện và đã bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư vào tỉnh; công tác quản lý quy hoạch xây dựng và trật tự xây dựng đã có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, doanh nghiệp và người dân có nhiều tiến bộ, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh - tế xã hội của tỉnh. Đồng thời, quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, công tác quản lý quy hoạch xây dựng và quản lý trật tự xây dựng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, cụ thể là: Chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chưa cao, chưa đảm bảo tính dự báo và khả thi dẫn đến quy hoạch sau khi được phê duyệt phải điều chỉnh cục bộ nhiều lần; Tỷ lệ phủ kín quy hoạch tại các địa phương còn thấp; thiếu chương trình phát triển đô thị và quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật theo quy định; thiết kế đô thị và xây dựng quy chế quản lý đô thị chưa được quan tâm; việc vi phạm các quy định trong quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng đô thị vẫn xảy ra như: xây dựng không đúng quy hoạch, xây dựng công trình không có giấy phép, xây dựng sai giấy phép, vi phạm chỉ giới xây dựng, đặt biển quảng cáo, sử dụng lòng hè đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông làm hàng quán… Những vi phạm này có chiều hướng gia tăng tại một số địa bàn, ảnh hưởng đến an toàn giao thông, mỹ quan đô thị, làm hư hỏng các công trình hạ tầng kỹ thuật và sự phát triển bền vững của đô thị gây bức xúc trong nhân dân.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên là do công tác chỉ đạo, điều hành của một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức; nguồn lực bố trí cho công tác quy hoạch còn hạn chế; trình độ, năng lực cán bộ, công chức làm công tác quản lý quy hoạch đô thị chưa đáp ứng yêu cầu quản lý; chất lượng tư vấn còn hạn chế, thiếu tầm nhìn dài hạn; công tác thông tin, tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra về quy hoạch chưa thường xuyên. Sự phối hợp, kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng giữa các cấp, các ngành chưa tốt, chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quản lý trật tự xây dựng theo quy định của pháp luật.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm trong chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành về công tác quản lý quy hoạch xây dựng và quản lý trật tự xây dựng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, lập lại trật tự, kỷ cương về quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương
(i) Quán triệt, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức vai trò của quy hoạch xây dựng đối với phát triển kinh tế - xã hội; xác định công tác quy hoạch xây dựng là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu; triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
(ii) Bám sát, đánh giá đúng tình hình, tăng cường năng lực dự báo, chú trọng nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch xây dựng. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong quá trình quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý trật tự xây dựng đảm bảo tuân thủ đúng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
(iii) Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng. Huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực để triển khai theo dõi, đánh giá quản lý, thực hiện quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; kiên quyết chống tham nhũng, lợi ích nhóm, trục lợi chính sách trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý trật tự xây dựng; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng theo quy định của pháp luật.
(iv) Phân định rõ nhiệm vụ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng đi đôi với cơ chế kiểm tra, giám sát bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước; phát huy được tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương, khai thác tốt nguồn lực góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phục vụ tốt hơn nhu cầu của tổ chức và lợi ích của nhân dân.
2. Sở Xây dựng
(i) Rà soát việc triển khai các văn bản, quy định trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý trật tự xây dựng để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc điều chỉnh cho phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật và điều kiện thực tế của địa phương.
(ii) Tăng cường phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và Chương trình hành động số 89-CTr/TU ngày 20/4/2022 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để các tổ chức, cá nhân nắm và thực hiện. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật về xây dựng cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là ở cấp huyện, cấp xã.
(iii) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công khai, cung cấp, tra cứu thông tin về quy hoạch xây dựng, dự án phát triển đô thị, nhà ở,… qua các thiết bị di động, mạng internet nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong việc tra cứu thông tin về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.
(iv) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác lập, quản lý quy hoạch xây dựng, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch, công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh, hạn chế tối đa việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch; làm tốt công tác công bố công khai quy hoạch theo quy định, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền thực hiện quy hoạch; kiểm tra và tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép đối với các công trình đang xây dựng trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục tham mưu cho cấp có thẩm quyền đẩy mạnh phân cấp trong quản lý nhà nước gắn với công tác kiểm tra, nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan ở địa phương; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, tạo chủ động cho địa phương; làm rõ, minh bạch hóa quy trình, thủ tục, thời gian giải quyết thủ tục hành chính.
- Kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức lập, trình phê duyệt, rà soát điều chỉnh các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đảm bảo đồng bộ các cấp độ quy hoạch, quy chế quản lý kiến trúc làm cơ sở cho việc quản lý phát triển đô thị và quản lý trật tự xây dựng; công bố công khai đồ án quy hoạch xây dựng, quy chế quản lý kiến trúc đô thị và nông thôn trên địa bàn đảm bảo các công trình được xây dựng trên địa bàn đúng theo quy hoạch được duyệt.
- Về lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng: Tăng cường phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật và các quy định của tỉnh Yên Bái về quản lý trật tự xây dựng; thực hiện kiểm tra, thanh tra về trật tự xây dựng, xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh; theo dõi, tổng hợp tình hình vi phạm trật tự xây dựng định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Xây dựng; kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để xử lý trách nhiệm theo thẩm quyền đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ nhưng buông lỏng trong quản lý về quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng để xảy ra vi phạm.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
(i) Chủ trì tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cấp, điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư; cân đối và bố trí kinh phí cho công tác: Lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, công bố công khai các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và cắm mốc giới ngoài thực địa.
(ii) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng dự toán và phương án phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển hàng năm, trong đó bố trí đủ kinh phí cho công tác lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, công tác tổ chức công bố công khai các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và cắm mốc giới ngoài thực địa và nguồn vốn cho việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch xây được duyệt; Cân đối nguồn lực, xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm đảm bảo đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khung tạo động lực phát triển đô thị, phát triển các dự án.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
(i) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc quản lý sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích theo quy định của pháp luật.
(ii) Thường xuyên tuyên truyền trên trang thông tin điện tử của ngành, trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; khi xem xét việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất phải đảm bảo phù hợp với các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác thẩm định, quản lý quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng liên quan đến đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; nước sạch nông thôn; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm hàng làng bảo vệ các công trình hồ, đập chứa nước, đê, kè và các công trình thủy lợi khác.
6. Sở Giao thông vận tải
Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải theo chức năng, nhiệm vụ được giao phụ trách, đảm bảo đồng bộ, phù hợp với các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ và đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật.
7. Sở Công Thương
Phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác thẩm định, quản lý quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng liên quan đến lĩnh vực quản lý ngành công thương; tham gia đoàn kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.
8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp với Sở Xây dựng và các địa phương trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành; thường xuyên kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.
9. Sở Tài chính
Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách địa phương, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí đủ kinh phí theo phân cấp cho công tác lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, công tác tổ chức công bố công khai các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và cắm mốc giới ngoài thực địa.
10. Sở Tư pháp
Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác tham mưu, kiểm soát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng; tăng cường công tác kiểm tra tình hình theo dõi thi hành pháp luật, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quy hoạch, xây dựng cho các tổ chức, công dân, nhằm nâng cao ý thức cộng đồng chấp hành các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
11. Công an tỉnh
Chỉ đạo Công an cấp huyện phối hợp với các phòng, ban chuyên môn cấp huyện và các cơ quan có liên quan, chính quyền địa phương làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự trong việc thực thi các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế, phá dỡ đối với các công trình vi phạm các quy định của pháp luật; tổ chức điều tra, xác minh, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng.
12. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân chấp hành pháp luật và nội dung của Chỉ thị này về công tác quản lý quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.
13. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác thẩm định, quản lý quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; kiện toàn và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng; kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm, xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
14. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
(i) Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Luật Kiến trúc, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn về quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, cấp phép xây dựng, quản lý xây dựng theo giấy phép đã được cấp và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan.
(ii) Tổ chức rà soát, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng đến thời hạn phải rà soát điều chỉnh theo quy định; tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Quy chế quản lý kiến trúc làm cơ sở cho việc quản lý trật tự xây dựng, cấp giấy phép xây dựng. Thực hiện nghiêm việc công bố, công khai các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được phê duyệt; đồng thời tổ chức cắm mốc giới tại thực địa theo quy định để người dân, tổ chức và doanh nghiệp biết, thực hiện và giám sát thực hiện theo quy hoạch.
(iii) Thực hiện tốt việc phối hợp với các cơ quan có liên quan theo quy chế phối hợp trong công tác quản lý quy hoạch xây, trật tự xây dựng trên địa bàn. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh thường xuyên hướng dẫn, tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng tại các xã, phường, thị trấn.
(iv) Tăng cường tuyển dụng cán bộ công chức có trình độ chuyên môn về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng để có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác thẩm định các đồ án quy hoạch thuộc thẩm quyền, đảm bảo đồ án khi được phê duyệt đạt chất lượng cao, phục vụ tốt cho công tác quản lý theo quy hoạch cũng như đầu tư xây dựng; hạn chế tối đa việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch mới được duyệt.
(v) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã và các cơ quan có liên quan xây dựng quy chế phối hợp trong công tác quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm về quy hoạch, trật tự xây dựng tại địa phương. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến nhân dân các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, trật tự xây dựng trên địa bàn, đảm bảo mọi hành vi vi phạm phải được phát hiện sớm và xử lý triệt để theo quy định của pháp luật.
(vi) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nâng cao chất lượng trong quá trình tổ chức lập và quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn; tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình trật tự xây dựng và chịu trách nhiệm về vi phạm quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng trên địa bàn quản lý.
(vii) Chỉ đạo rà soát, xây dựng kế hoạch lập quy hoạch, lập danh mục dự án quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng và kế hoạch kinh phí từ ngân sách nhà nước làm cơ sở để chủ động bố trí kinh phí lập quy hoạch xây dựng trên địa bàn theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
15. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh: tích cực phối hợp tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về quy hoạch xây dựng và trật tự xây dựng; phối hợp giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.
16. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tuân thủ các quy định về quản lý quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị này trước ngày 31/12 hằng năm và báo cáo đột xuất (khi có đề nghị, yêu cầu) về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.