CTTĐT - Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 11/7, Kỳ họp thứ 17 - HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Nhiều lĩnh vực, nội dung vấn đề nổi cộm, bức xúc, đang được cử tri và nhân dân quan tâm đã được đưa ra chất vấn để UBND tỉnh và các sở, ban, ngành trả lời, giải trình làm rõ, đưa ra những giải pháp nhằm kịp thời khắc phục, qua đó nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý của chính quyền các cấp.
Quang cảnh phiên họp chiều 11/7, Kỳ họp thứ 17 - HĐND tỉnh khóa XIX
Bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tọa điều hành Kỳ họp đã định hướng các vị đại biểu nêu câu hỏi chất vấn ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề được đại biểu quan tâm từ thực tiễn cơ sở qua khảo sát, giám sát, tiếp xúc cử tri. Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị có liên quan trả lời chất vấn, giải trình ngắn gọn, rõ ràng, đi thẳng vào vấn đề đại biểu chất vấn; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập.
Mở đầu phiên chất vấn, đại biểu HĐND tỉnh nêu vấn đề chất vấn liên quan đến các nhiệm vụ, giải pháp để kích cầu du lịch và chính sách đặc thù phát triển du lịch trên địa bàn các huyện phía Tây trong thời gian tới, lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết: Ngành đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và ban hành các văn bản quản lý nhà nước về du lịch, chú trọng nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương, gắn với trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của từng ngành, địa phương, đơn vị liên quan.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, cần làm mới các sản phẩm du lịch sẵn có; đẩy mạnh phát triển các sản phẩm thế mạnh của tỉnh, như: Sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe gắn với các di sản thiên nhiên, các mỏ khoáng nóng trên địa bàn các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, thị xã Nghĩa Lộ, các khu vực trồng, chế biến dược liệu...; hình thành sản phẩm "du lịch 4 mùa"… ; xây dựng mô hình tuyến phố đi bộ và các hoạt động kinh tế đêm tại Trục đường Điện Biên và đường ven suối Thia (Nghĩa Lộ)... Đổi mới phương pháp tập huấn, tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn về hướng dẫn viên du lịch, lễ tân, buồng, bàn, bar, quản lý cơ sở lưu trú…, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nắm bắt kịp thời xu hướng phát triển của thị trường du lịch trong và ngoài nước. Liên kết xây dựng tour, tuyến theo không gian, tổ chức không gian lãnh thổ phù hợp phát triển du lịch, theo vùng.
Trong thời gian tới, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND, trong đó sửa đổi bổ sung những chính sách cũ cho phù hợp với thực tế và bổ sung thêm một số chính sách mới, như: Chính sách thưởng cho các thôn (bản), tổ dân phố du lịch cộng đồng được tỉnh công nhận; Chính sách hỗ trợ vay vốn phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng nhằm hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Tham mưu triển khai thí điểm 8 mô hình thôn/bản du lịch cộng đồng tại 8 huyện, thị xã trong tỉnh. Phối hợp với Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) khảo sát xây dựng các tour, tuyến du lịch trong tỉnh; xây dựng Đề án phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Yên Bái; xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, maketing du lịch Yên Bái; tiếp tục tổ chức, đào tạo tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh.
Đối với nội dung chất vấn của đại biểu về thực trạng, những hạn chế, khó khăn trong quá trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đề xuất các giải pháp để thực hiện các mục tiêu theo Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đã đề ra, lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết, thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030, UBND tỉnh Yên Bái đã quan tâm chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện các mục tiêu, giải pháp phát triển đô thị. Đến nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện có 16 đô thị, trong đó có: 01 đô thị loại II (thành phố Yên Bái), 01 đô thị loại IV (thị xã Nghĩa Lộ), 10 đô thị loại V hiện hữu và 04 đô thị mới mới được công nhận. Quy mô, chất lượng các đô thị từng bước được cải thiện, một số đô thị có bước phát triển trở thành hạt nhân, động lực phát triển của vùng; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp tích cực vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh. Tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái tính đến hết năm 2023 đạt 23,3% (theo kế hoạch là 23,17%).
Công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị bước đầu được quan tâm nhưng còn một số tồn tại, bất hợp lý: Không gian sinh hoạt công cộng như công viên, khu vui chơi giải trí... chưa được đầu tư đầy đủ; kiến trúc công trình, không gian cảnh quan đô thị còn hạn chế; hình thái đô thị đã được hình thành nhưng chưa rõ nét. Lợi thế về địa hình, cảnh quan thiên nhiên (như hồ Thác Bà; ruộng bậc thang Mù Cang Chải…) trên địa bàn tỉnh chưa thực sự được khai thác có hiệu quả. Hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội đô thị tại một số nơi chưa được đồng bộ, khang trang. Tốc độ đô thị hóa trong những năm qua tăng tương đối nhanh cùng với sự gia tăng dân số kèm theo các phương tiện giao thông cá nhân, lượng phát thải (chất thải rắn, nước thải) gia tăng nhanh đã tạo áp lực rất lớn lên hệ thống hạ tầng giao thông đô thị. Các đô thị trong tỉnh hầu như chưa có công trình xử lý nước thải sinh hoạt…
Với trách nhiệm của ngành, trong thời gian tới, Sở Xây dựng sẽ tham mưu giúp UBND tỉnh các giải pháp để thực hiện các mục tiêu theo Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đã đề ra. Trong đó, tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các quy hoạch được duyệt; tập trung nguồn lực, đầu tư xây dựng; kêu gọi các tổ chức và cá nhân tham gia cùng các cấp chính quyền trong việc triển khai thực hiện quy hoạch. Đẩy nhanh công tác lập, thẩm định và phê duyệt các đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; tăng cường công tác quản lý quy hoạch sau khi được duyệt, kêu gọi đầu tư. Tổ chức rà soát đồ án quy hoạch đã phê duyệt, để xây dựng lộ trình điều chỉnh cho phù hợp nhằm tăng tính khả thi của đồ án trên cơ sở gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo yêu cầu về thời gian, chất lượng và quy định; Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung năng lực chuyên môn về quy hoạch xây dựng cho đội ngũ cán bộ công chức các cấp trong việc thực hiện thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng đảm bảo yêu cầu hiện nay và trong tương lai. Tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi và hỗ trợ về đầu tư đối với các dự án cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung.
Đối với nội dung chất vấn của đại biểu liên quan đến giải pháp hạn chế tai nạn giao thông và kế hoạch triển khai các biện pháp, phương án đảm bảo an toàn giao thông tại 2 nút giao thông: tại điểm đầu vị trí ngã tư đầu cầu Bách Lẫm thuộc tổ 1 phường Yên Ninh và điểm ngã tư giao cắt với đường Bảo Lương thuộc tổ 11 phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, lãnh đạo Sở Giao thông vận tải cho biết, trong những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ nói chung, hạ tầng giao thông đô thị nói riêng trên địa bàn tỉnh đang từng bước được đầu tư đồng bộ, hiện đại; trong đó, có tuyến đường nối Quốc lộ 32C với Quốc lộ 37 và đường Yên Ninh, thành phố Yên Bái. Tuyến đường đã được đầu tư hoàn thành tuyến chính, hệ thống điện chiếu sáng và hệ thống thoát nước dọc theo Quốc lộ 37 và đường Cao Thắng (đoạn từ khu vực trụ sở phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn đến khu vực Công an tỉnh trong năm 2023 và đầu năm 2024); còn lại hạng mục bổ sung nhánh thoát nước về phía hạ lưu cầu Dài và cải tạo boóc đuya, vỉa hè đoạn tuyến từ Ngã tư Truyền Thanh (đỉnh dốc Km2) đến khu vực cầu Dài (Km3) theo nội dung Nghị quyết số 79/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh, hiện nay đang được Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông (Chủ đầu tư dự án) thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư; dự kiến khởi công xây dựng công trình trong Quý III/2024 và dự kiến hoàn thành trong năm 2024. Trên tuyến hiện nay có 03 vị trí nút giao ngã tư với các tuyến đường hiện có, bao gồm: Nút giao với đường nối Quốc lộ 37 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (nút giao đầu cầu Bách Lẫm), nút giao với đường Bảo Lương và nút giao với Quốc lộ 37 (đường Đinh Tiên Hoàng); trong đó, nút giao với Quốc lộ 37 đã được đầu tư đồng bộ, đầy đủ hệ thống vạch sơn, biển báo hiệu đường bộ, gờ giảm tốc, đèn tín hiệu giao thông; đối với nút giao đầu cầu Bách Lẫm và nút giao với đường Bảo Lương đã được bố trí đầy đủ vạch sơn, biển báo hiệu đường bộ, đảo vòng xuyến dẫn hướng để đảm bảo an toàn giao thông. Qua công tác kiểm tra, rà soát, để tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông tại 02 nút giao này thì việc đầu tư bổ sung hệ thống đèn tín hiệu giao thông là cần thiết.
Theo nhiệm vụ được phân công quản lý, Sở Giao thông vận tải thực hiện công tác quản lý, khai thác, bảo trì công trình cầu Bách Lẫm và khu vực ngã tư cầu Bách Lẫm; đối với tuyến đường nối Quốc lộ 32C với Quốc lộ 37 và đường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, đường nối Quốc lộ 37 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và đường Bảo Lương do UBND thành phố quản lý, khai thác, bảo trì. Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới theo Chỉ thị số 23/CT-TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư, Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 149/NQ-CP ngày 21/9/2023 của Chính phủ, Chương trình hành động số 174-CTr/TU ngày 31/8/2023 của Tỉnh ủy; Sở Giao thông vận tải đã kiểm tra, rà soát các vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn giao thông, phương án tổ chức giao thông tại các nút giao trên các tuyến đường được giao quản lý và trong kế hoạch đầu tư, sửa chữa hệ thống an toàn giao thông năm 2025, Sở Giao thông vận tải đã đề xuất với UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xem xét, bố trí nguồn vốn từ nguồn sự nghiệp giao thông năm 2025 để tiếp tục thực hiện đầu tư hệ thống an toàn giao thông trên các tuyến đường tỉnh, đường đô thị được giao quản lý, trong đó có đầu tư lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại nút giao đầu cầu Bách Lẫm trong năm 2025. Đối đối tổ chức giao thông tại nút giao với đường Bảo Lương, Sở Giao thông vận tải sẽ phối hợp với UBND thành phố nghiên cứu phương án sớm đầu tư hệ thống đền tín hiệu giao thông tại nút giao này để nâng cao an toàn giao thông cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Trả lời nội dung chất vấn liên quan đến giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; mạng lưới y tế xã, phường, thị trấn, đảm bảo cơ sở vật chất trang thiết bị, nhân lực y tế để thực hiện tốt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, lãnh đạo Sở Y tế cho biết, từ năm 2023, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 1300/QĐ-BYT ngày 09/3/2023 của Bộ Y tế tại tất cả các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh. Tính đến hết tháng 6 năm 2024, toàn tỉnh đã có 126/173 xã, phường, thị trấn đạt Bộ tiêu chí, chiếm 72,8%.
Để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng hoạt động của tuyến y tế cơ sở, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực y tế để thực hiện tốt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, tỉnh Yên Bái đã và đang triển khai một số giải pháp trọng tâm về công tác chỉ đạo; cơ sở hạ tầng; trang thiết bị, thuốc, vật tư, hóa chất, vắc xin; nhân lực; về thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, công tác chuyên môn, nhiệm vụ; bảo hiểm y tế. Trong đó, duy trì hoạt động của Ban Chăm sóc sức khỏe nhân dân xã; công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, công tác xây dựng Tiêu chí quốc gia về y tế phải được đưa vào Nghị quyết của Đảng ủy hoặc Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã; thực hiện đề xuất cải tạo, sửa chữa hoặc xây mới một số Trạm Y tế được xây dựng từ lâu đã xuống cấp hoặc không đủ phòng làm việc, công trình phụ trợ theo quy định; đầu tư cho Trạm Y tế xã đảm bảo sử dụng nguồn nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh; thực hiện thu gom và xử lý chất thải y tế theo đúng quy định; sử dụng hiệu quả trang thiết bị hiện có của Trạm Y tế tuyến xã; bố trí, phân bổ hợp lý thuốc chữa bệnh, thuốc chống sốc và thuốc cấp cứu thông thường theo danh mục thuốc đã được phê duyệt cho các Trạm Y tế căn cứ vào điều kiện thực tế và tình hình bệnh tật của địa phương; Trạm Y tế thực hiện quản lý thuốc theo đúng quy định; đảm bảo nguồn nhân lực y tế cho trạm y tế, thực hiện tuyển dụng cán bộ, và thu hút bác sỹ về làm việc tại các trạm y tế phù hợp quy mô khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các địa phương; đảm bảo đủ số lượng người làm việc và cơ cấu chức danh nghề nghiệp theo đề án vị trí việc làm của trạm y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bố trí tối đa các Trạm Y tế có bác sĩ làm việc (ưu tiên các xã vùng 2, vùng 3 trong thực hiện Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030); thực hiện luân chuyển cán bộ y tế từ trung tâm y tế huyện đến làm việc tại Trạm Y tế tuyến xã; bố trí mỗi tổ, thôn, bản đều có nhân viên y tế, cộng tác viên dân số được đào tạo hoạt động; đối với thôn, bản thuộc xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có cô đỡ thôn bản được đào tạo theo quy định. Tiếp tục các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở; đẩy mạnh xây dựng Trạm Y tế xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình. Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân….
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Kỳ họp
Sau phiên chất vấn và trả lời chất vấn, thay mặt UBND tỉnh, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp thu và giải trình làm rõ thêm một số vấn đề mà các đại biểu, cử tri và nhân dân quan tâm.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Trước và trong Kỳ họp, UBND tỉnh đã nhận được nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri thông qua tiếp xúc cử tri của Tổ đại biểu, thông qua các Báo cáo của Ủy ban MTTQ tỉnh, báo cáo của HĐND tỉnh trình tại Kỳ họp.
Về chỉ đạo, điều hành thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 theo Nghị quyết số 69/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã giải trình làm rõ thêm nguyên nhân 4 chỉ tiêu chưa đạt kịch bản tăng trưởng như tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm, thu ngân sách, giá trị xuất khẩu, tỷ lệ tiêm chủng. Đồng thời chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Để đảm bảo hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024, Phát huy những thành tích, kinh nghiệm đã đạt được, khắc phục những tồn tại hạn chế, UBND tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo, triển khai 09 nhóm giải pháp trọng tâm. Trong đó, tập trung triển khai thực hiện tốt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh. Ngay sau Kỳ họp, UBND tỉnh sẽ làm việc với từng ngành, lĩnh vực, địa phương để rà soát, đưa ra các giải pháp, các phương án phát triển các ngành, các lĩnh vực còn dư địa để bù đắp cho các lĩnh vực bị ảnh hưởng; tiến hành điều chỉnh kịch bản tăng trưởng 6 tháng cuối năm, trong đó làm rõ nhiệm vụ từng tháng, từng quý gắn với trách nhiệm của tập thể, từng cá nhân với quan điểm quyết tâm hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết 69/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Triển khai quyết liệt các nhiệm vụ thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp, nông nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để đẩy nhanh 3 Chương trình MTQG, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương khẩn trương phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn hoàn thành chuẩn bị đầu tư, phê duyệt hoặc trình phê duyệt các dự án; rà soát, bố trí vốn đối ứng cho các dự án bảo đảm tỷ lệ đối ứng theo quy định; rà soát phân bổ toàn bộ phần vốn sự nghiệp có khả năng phân bổ, đối với các nội dung đã hết đối tượng, không có khả năng giải ngân đề nghị rà soát, tổng hợp, điều chỉnh vốn kịp thời.
Tiếp tục triển khai các đề án, chính sách trên tất cả các lĩnh vực, đã ban hành, thường xuyên rà soát, kịp thời ban hành mới, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh; triển các giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC, chỉ số hài lòng của người dân; chăm lo phát triển VHXH đồng bộ, hài hòa với phát triển kinh tế.
Tại kỳ họp, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh Nghị quyết quy định một số chính sách hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2024 - 2030. Ngay sau kỳ họp, UBND tỉnh sẽ phê duyệt Đề án và ban hành Kế hoạch thực hiện. Với mục tiêu đưa 14.000 người đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức hợp đồng và thời vụ, học sinh sinh viên tham gia chương trình hợp tác đào tạo. UBND tỉnh kỳ vọng chính sách sẽ tạo cú huých trong giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống của người lao động, đồng thời bổ sung nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng nghề, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động.
Triển khai bài bản, đồng bộ, thống nhất phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 để chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2025 - 2030 nhất là rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đảm bảo đủ tiêu chuẩn đề ra; chú trọng sắp xếp cán bộ, công chức dôi dư; thực hiện chính sách đối với cán bộ không tái cử theo quy định. Chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức Đại hội Đảng các cấp
Xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH, kế hoạch đầu tư công, dự toán ngân sách nhà nước 2025, kế hoạch tài chính ngân sách 3 năm 2025 - 2027 đảm bảo thời gian, chất lượng
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn cũng trao đổi làm rõ thêm những nội dung mà UBND tỉnh tiếp nhận được nhiều qua phát biểu thảo luận, những vấn đề được cử tri và nhân dân trong tỉnh quan tâm, như: đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhất là đối với các dự án phát triển sản xuất, chế biến nông nghiệp, phát triển du lịch theo kiến nghị của cử tri; khó khăn, vướng mắc trong triển khai Đề án 06, sắp xếp đơn vị hành chính; phân luồng học sinh học nghề.
Cổng Thông tin điện tử tỉnh tiếp tục thông tin nội dung tiếp theo của Kỳ họp.
1305 lượt xem
Thanh Bình - Nguyễn Hiên - Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 11/7, Kỳ họp thứ 17 - HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Nhiều lĩnh vực, nội dung vấn đề nổi cộm, bức xúc, đang được cử tri và nhân dân quan tâm đã được đưa ra chất vấn để UBND tỉnh và các sở, ban, ngành trả lời, giải trình làm rõ, đưa ra những giải pháp nhằm kịp thời khắc phục, qua đó nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý của chính quyền các cấp. Bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tọa điều hành Kỳ họp đã định hướng các vị đại biểu nêu câu hỏi chất vấn ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề được đại biểu quan tâm từ thực tiễn cơ sở qua khảo sát, giám sát, tiếp xúc cử tri. Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị có liên quan trả lời chất vấn, giải trình ngắn gọn, rõ ràng, đi thẳng vào vấn đề đại biểu chất vấn; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập.
Mở đầu phiên chất vấn, đại biểu HĐND tỉnh nêu vấn đề chất vấn liên quan đến các nhiệm vụ, giải pháp để kích cầu du lịch và chính sách đặc thù phát triển du lịch trên địa bàn các huyện phía Tây trong thời gian tới, lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết: Ngành đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và ban hành các văn bản quản lý nhà nước về du lịch, chú trọng nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương, gắn với trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của từng ngành, địa phương, đơn vị liên quan.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, cần làm mới các sản phẩm du lịch sẵn có; đẩy mạnh phát triển các sản phẩm thế mạnh của tỉnh, như: Sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe gắn với các di sản thiên nhiên, các mỏ khoáng nóng trên địa bàn các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, thị xã Nghĩa Lộ, các khu vực trồng, chế biến dược liệu...; hình thành sản phẩm "du lịch 4 mùa"… ; xây dựng mô hình tuyến phố đi bộ và các hoạt động kinh tế đêm tại Trục đường Điện Biên và đường ven suối Thia (Nghĩa Lộ)... Đổi mới phương pháp tập huấn, tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn về hướng dẫn viên du lịch, lễ tân, buồng, bàn, bar, quản lý cơ sở lưu trú…, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nắm bắt kịp thời xu hướng phát triển của thị trường du lịch trong và ngoài nước. Liên kết xây dựng tour, tuyến theo không gian, tổ chức không gian lãnh thổ phù hợp phát triển du lịch, theo vùng.
Trong thời gian tới, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND, trong đó sửa đổi bổ sung những chính sách cũ cho phù hợp với thực tế và bổ sung thêm một số chính sách mới, như: Chính sách thưởng cho các thôn (bản), tổ dân phố du lịch cộng đồng được tỉnh công nhận; Chính sách hỗ trợ vay vốn phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng nhằm hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Tham mưu triển khai thí điểm 8 mô hình thôn/bản du lịch cộng đồng tại 8 huyện, thị xã trong tỉnh. Phối hợp với Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) khảo sát xây dựng các tour, tuyến du lịch trong tỉnh; xây dựng Đề án phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Yên Bái; xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, maketing du lịch Yên Bái; tiếp tục tổ chức, đào tạo tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh.
Đối với nội dung chất vấn của đại biểu về thực trạng, những hạn chế, khó khăn trong quá trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đề xuất các giải pháp để thực hiện các mục tiêu theo Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đã đề ra, lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết, thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030, UBND tỉnh Yên Bái đã quan tâm chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện các mục tiêu, giải pháp phát triển đô thị. Đến nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện có 16 đô thị, trong đó có: 01 đô thị loại II (thành phố Yên Bái), 01 đô thị loại IV (thị xã Nghĩa Lộ), 10 đô thị loại V hiện hữu và 04 đô thị mới mới được công nhận. Quy mô, chất lượng các đô thị từng bước được cải thiện, một số đô thị có bước phát triển trở thành hạt nhân, động lực phát triển của vùng; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp tích cực vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh. Tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái tính đến hết năm 2023 đạt 23,3% (theo kế hoạch là 23,17%).
Công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị bước đầu được quan tâm nhưng còn một số tồn tại, bất hợp lý: Không gian sinh hoạt công cộng như công viên, khu vui chơi giải trí... chưa được đầu tư đầy đủ; kiến trúc công trình, không gian cảnh quan đô thị còn hạn chế; hình thái đô thị đã được hình thành nhưng chưa rõ nét. Lợi thế về địa hình, cảnh quan thiên nhiên (như hồ Thác Bà; ruộng bậc thang Mù Cang Chải…) trên địa bàn tỉnh chưa thực sự được khai thác có hiệu quả. Hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội đô thị tại một số nơi chưa được đồng bộ, khang trang. Tốc độ đô thị hóa trong những năm qua tăng tương đối nhanh cùng với sự gia tăng dân số kèm theo các phương tiện giao thông cá nhân, lượng phát thải (chất thải rắn, nước thải) gia tăng nhanh đã tạo áp lực rất lớn lên hệ thống hạ tầng giao thông đô thị. Các đô thị trong tỉnh hầu như chưa có công trình xử lý nước thải sinh hoạt…
Với trách nhiệm của ngành, trong thời gian tới, Sở Xây dựng sẽ tham mưu giúp UBND tỉnh các giải pháp để thực hiện các mục tiêu theo Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đã đề ra. Trong đó, tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các quy hoạch được duyệt; tập trung nguồn lực, đầu tư xây dựng; kêu gọi các tổ chức và cá nhân tham gia cùng các cấp chính quyền trong việc triển khai thực hiện quy hoạch. Đẩy nhanh công tác lập, thẩm định và phê duyệt các đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; tăng cường công tác quản lý quy hoạch sau khi được duyệt, kêu gọi đầu tư. Tổ chức rà soát đồ án quy hoạch đã phê duyệt, để xây dựng lộ trình điều chỉnh cho phù hợp nhằm tăng tính khả thi của đồ án trên cơ sở gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo yêu cầu về thời gian, chất lượng và quy định; Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung năng lực chuyên môn về quy hoạch xây dựng cho đội ngũ cán bộ công chức các cấp trong việc thực hiện thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng đảm bảo yêu cầu hiện nay và trong tương lai. Tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi và hỗ trợ về đầu tư đối với các dự án cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung.
Đối với nội dung chất vấn của đại biểu liên quan đến giải pháp hạn chế tai nạn giao thông và kế hoạch triển khai các biện pháp, phương án đảm bảo an toàn giao thông tại 2 nút giao thông: tại điểm đầu vị trí ngã tư đầu cầu Bách Lẫm thuộc tổ 1 phường Yên Ninh và điểm ngã tư giao cắt với đường Bảo Lương thuộc tổ 11 phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, lãnh đạo Sở Giao thông vận tải cho biết, trong những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ nói chung, hạ tầng giao thông đô thị nói riêng trên địa bàn tỉnh đang từng bước được đầu tư đồng bộ, hiện đại; trong đó, có tuyến đường nối Quốc lộ 32C với Quốc lộ 37 và đường Yên Ninh, thành phố Yên Bái. Tuyến đường đã được đầu tư hoàn thành tuyến chính, hệ thống điện chiếu sáng và hệ thống thoát nước dọc theo Quốc lộ 37 và đường Cao Thắng (đoạn từ khu vực trụ sở phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn đến khu vực Công an tỉnh trong năm 2023 và đầu năm 2024); còn lại hạng mục bổ sung nhánh thoát nước về phía hạ lưu cầu Dài và cải tạo boóc đuya, vỉa hè đoạn tuyến từ Ngã tư Truyền Thanh (đỉnh dốc Km2) đến khu vực cầu Dài (Km3) theo nội dung Nghị quyết số 79/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh, hiện nay đang được Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông (Chủ đầu tư dự án) thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư; dự kiến khởi công xây dựng công trình trong Quý III/2024 và dự kiến hoàn thành trong năm 2024. Trên tuyến hiện nay có 03 vị trí nút giao ngã tư với các tuyến đường hiện có, bao gồm: Nút giao với đường nối Quốc lộ 37 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (nút giao đầu cầu Bách Lẫm), nút giao với đường Bảo Lương và nút giao với Quốc lộ 37 (đường Đinh Tiên Hoàng); trong đó, nút giao với Quốc lộ 37 đã được đầu tư đồng bộ, đầy đủ hệ thống vạch sơn, biển báo hiệu đường bộ, gờ giảm tốc, đèn tín hiệu giao thông; đối với nút giao đầu cầu Bách Lẫm và nút giao với đường Bảo Lương đã được bố trí đầy đủ vạch sơn, biển báo hiệu đường bộ, đảo vòng xuyến dẫn hướng để đảm bảo an toàn giao thông. Qua công tác kiểm tra, rà soát, để tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông tại 02 nút giao này thì việc đầu tư bổ sung hệ thống đèn tín hiệu giao thông là cần thiết.
Theo nhiệm vụ được phân công quản lý, Sở Giao thông vận tải thực hiện công tác quản lý, khai thác, bảo trì công trình cầu Bách Lẫm và khu vực ngã tư cầu Bách Lẫm; đối với tuyến đường nối Quốc lộ 32C với Quốc lộ 37 và đường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, đường nối Quốc lộ 37 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và đường Bảo Lương do UBND thành phố quản lý, khai thác, bảo trì. Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới theo Chỉ thị số 23/CT-TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư, Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 149/NQ-CP ngày 21/9/2023 của Chính phủ, Chương trình hành động số 174-CTr/TU ngày 31/8/2023 của Tỉnh ủy; Sở Giao thông vận tải đã kiểm tra, rà soát các vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn giao thông, phương án tổ chức giao thông tại các nút giao trên các tuyến đường được giao quản lý và trong kế hoạch đầu tư, sửa chữa hệ thống an toàn giao thông năm 2025, Sở Giao thông vận tải đã đề xuất với UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xem xét, bố trí nguồn vốn từ nguồn sự nghiệp giao thông năm 2025 để tiếp tục thực hiện đầu tư hệ thống an toàn giao thông trên các tuyến đường tỉnh, đường đô thị được giao quản lý, trong đó có đầu tư lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại nút giao đầu cầu Bách Lẫm trong năm 2025. Đối đối tổ chức giao thông tại nút giao với đường Bảo Lương, Sở Giao thông vận tải sẽ phối hợp với UBND thành phố nghiên cứu phương án sớm đầu tư hệ thống đền tín hiệu giao thông tại nút giao này để nâng cao an toàn giao thông cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Trả lời nội dung chất vấn liên quan đến giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; mạng lưới y tế xã, phường, thị trấn, đảm bảo cơ sở vật chất trang thiết bị, nhân lực y tế để thực hiện tốt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, lãnh đạo Sở Y tế cho biết, từ năm 2023, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 1300/QĐ-BYT ngày 09/3/2023 của Bộ Y tế tại tất cả các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh. Tính đến hết tháng 6 năm 2024, toàn tỉnh đã có 126/173 xã, phường, thị trấn đạt Bộ tiêu chí, chiếm 72,8%.
Để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng hoạt động của tuyến y tế cơ sở, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực y tế để thực hiện tốt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, tỉnh Yên Bái đã và đang triển khai một số giải pháp trọng tâm về công tác chỉ đạo; cơ sở hạ tầng; trang thiết bị, thuốc, vật tư, hóa chất, vắc xin; nhân lực; về thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, công tác chuyên môn, nhiệm vụ; bảo hiểm y tế. Trong đó, duy trì hoạt động của Ban Chăm sóc sức khỏe nhân dân xã; công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, công tác xây dựng Tiêu chí quốc gia về y tế phải được đưa vào Nghị quyết của Đảng ủy hoặc Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã; thực hiện đề xuất cải tạo, sửa chữa hoặc xây mới một số Trạm Y tế được xây dựng từ lâu đã xuống cấp hoặc không đủ phòng làm việc, công trình phụ trợ theo quy định; đầu tư cho Trạm Y tế xã đảm bảo sử dụng nguồn nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh; thực hiện thu gom và xử lý chất thải y tế theo đúng quy định; sử dụng hiệu quả trang thiết bị hiện có của Trạm Y tế tuyến xã; bố trí, phân bổ hợp lý thuốc chữa bệnh, thuốc chống sốc và thuốc cấp cứu thông thường theo danh mục thuốc đã được phê duyệt cho các Trạm Y tế căn cứ vào điều kiện thực tế và tình hình bệnh tật của địa phương; Trạm Y tế thực hiện quản lý thuốc theo đúng quy định; đảm bảo nguồn nhân lực y tế cho trạm y tế, thực hiện tuyển dụng cán bộ, và thu hút bác sỹ về làm việc tại các trạm y tế phù hợp quy mô khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các địa phương; đảm bảo đủ số lượng người làm việc và cơ cấu chức danh nghề nghiệp theo đề án vị trí việc làm của trạm y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bố trí tối đa các Trạm Y tế có bác sĩ làm việc (ưu tiên các xã vùng 2, vùng 3 trong thực hiện Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030); thực hiện luân chuyển cán bộ y tế từ trung tâm y tế huyện đến làm việc tại Trạm Y tế tuyến xã; bố trí mỗi tổ, thôn, bản đều có nhân viên y tế, cộng tác viên dân số được đào tạo hoạt động; đối với thôn, bản thuộc xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có cô đỡ thôn bản được đào tạo theo quy định. Tiếp tục các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở; đẩy mạnh xây dựng Trạm Y tế xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình. Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân….
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Kỳ họp
Sau phiên chất vấn và trả lời chất vấn, thay mặt UBND tỉnh, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp thu và giải trình làm rõ thêm một số vấn đề mà các đại biểu, cử tri và nhân dân quan tâm.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Trước và trong Kỳ họp, UBND tỉnh đã nhận được nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri thông qua tiếp xúc cử tri của Tổ đại biểu, thông qua các Báo cáo của Ủy ban MTTQ tỉnh, báo cáo của HĐND tỉnh trình tại Kỳ họp.
Về chỉ đạo, điều hành thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 theo Nghị quyết số 69/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã giải trình làm rõ thêm nguyên nhân 4 chỉ tiêu chưa đạt kịch bản tăng trưởng như tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm, thu ngân sách, giá trị xuất khẩu, tỷ lệ tiêm chủng. Đồng thời chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Để đảm bảo hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024, Phát huy những thành tích, kinh nghiệm đã đạt được, khắc phục những tồn tại hạn chế, UBND tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo, triển khai 09 nhóm giải pháp trọng tâm. Trong đó, tập trung triển khai thực hiện tốt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh. Ngay sau Kỳ họp, UBND tỉnh sẽ làm việc với từng ngành, lĩnh vực, địa phương để rà soát, đưa ra các giải pháp, các phương án phát triển các ngành, các lĩnh vực còn dư địa để bù đắp cho các lĩnh vực bị ảnh hưởng; tiến hành điều chỉnh kịch bản tăng trưởng 6 tháng cuối năm, trong đó làm rõ nhiệm vụ từng tháng, từng quý gắn với trách nhiệm của tập thể, từng cá nhân với quan điểm quyết tâm hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết 69/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Triển khai quyết liệt các nhiệm vụ thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp, nông nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để đẩy nhanh 3 Chương trình MTQG, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương khẩn trương phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn hoàn thành chuẩn bị đầu tư, phê duyệt hoặc trình phê duyệt các dự án; rà soát, bố trí vốn đối ứng cho các dự án bảo đảm tỷ lệ đối ứng theo quy định; rà soát phân bổ toàn bộ phần vốn sự nghiệp có khả năng phân bổ, đối với các nội dung đã hết đối tượng, không có khả năng giải ngân đề nghị rà soát, tổng hợp, điều chỉnh vốn kịp thời.
Tiếp tục triển khai các đề án, chính sách trên tất cả các lĩnh vực, đã ban hành, thường xuyên rà soát, kịp thời ban hành mới, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh; triển các giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC, chỉ số hài lòng của người dân; chăm lo phát triển VHXH đồng bộ, hài hòa với phát triển kinh tế.
Tại kỳ họp, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh Nghị quyết quy định một số chính sách hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2024 - 2030. Ngay sau kỳ họp, UBND tỉnh sẽ phê duyệt Đề án và ban hành Kế hoạch thực hiện. Với mục tiêu đưa 14.000 người đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức hợp đồng và thời vụ, học sinh sinh viên tham gia chương trình hợp tác đào tạo. UBND tỉnh kỳ vọng chính sách sẽ tạo cú huých trong giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống của người lao động, đồng thời bổ sung nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng nghề, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động.
Triển khai bài bản, đồng bộ, thống nhất phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 để chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2025 - 2030 nhất là rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đảm bảo đủ tiêu chuẩn đề ra; chú trọng sắp xếp cán bộ, công chức dôi dư; thực hiện chính sách đối với cán bộ không tái cử theo quy định. Chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức Đại hội Đảng các cấp
Xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH, kế hoạch đầu tư công, dự toán ngân sách nhà nước 2025, kế hoạch tài chính ngân sách 3 năm 2025 - 2027 đảm bảo thời gian, chất lượng
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn cũng trao đổi làm rõ thêm những nội dung mà UBND tỉnh tiếp nhận được nhiều qua phát biểu thảo luận, những vấn đề được cử tri và nhân dân trong tỉnh quan tâm, như: đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhất là đối với các dự án phát triển sản xuất, chế biến nông nghiệp, phát triển du lịch theo kiến nghị của cử tri; khó khăn, vướng mắc trong triển khai Đề án 06, sắp xếp đơn vị hành chính; phân luồng học sinh học nghề.
Cổng Thông tin điện tử tỉnh tiếp tục thông tin nội dung tiếp theo của Kỳ họp.