CTTĐT - Tại kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XIX, lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh đã trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh về thực trạng, những hạn chế, khó khăn trong quá trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Cổng Thông tin điện tử tỉnh đăng nội dung trả lời chất vấn của lãnh đạo Sở Xây dựng.
Lãnh đạo Sở Xây dựng trả lời chất vấn
Đại biểu HĐND tỉnh đặt câu hỏi chất vấn: “Thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030, UBND tỉnh Yên Bái đã quan tâm chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện các mục tiêu, giải pháp phát triển đô thị, đến nay toàn tỉnh hiện có 16 đô thị, trong đó có 01 đô thị loại II (thành phố Yên Bái), 01 đô thị loại IV (thị xã Nghĩa Lộ) và 10 đô thị loại V hiện hữu và 04 đô thị mới mới được công nhận. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn những khó khăn, hạn chế như tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh còn thấp; kết cấu hạ tầng đô thị (đặc biệt là hệ thống thu gom và xử lý nước thải) chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân; sự thiếu đồng nhất giữa quy hoạch đô thị với quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực…
Đề nghị lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh cho biết rõ thêm về thực trạng, những hạn chế, khó khăn trong quá trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Với trách nhiệm của ngành, trong thời gian tới Sở Xây dựng tỉnh có những giải pháp cụ thể nào để tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện các mục tiêu theo Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đã đề ra?
Sở Xây dựng trả lời như sau:
1. Về thực trạng, những hạn chế, khó khăn trong quá trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- Thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã quan tâm chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện các mục tiêu, giải pháp phát triển đô thị. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện có 16 đô thị, trong đó có: 01 đô thị loại II (thành phố Yên Bái), 01 đô thị loại IV (thị xã Nghĩa Lộ), 10 đô thị loại V hiện hữu và 04 đô thị mới mới được công nhận.
- Quy mô, chất lượng các đô thị từng bước được cải thiện, một số đô thị có bước phát triển trở thành hạt nhân, động lực phát triển của vùng; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp tích cực vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh.
- Công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị bước đầu được quan tâm nhưng còn một số tồn tại, bất hợp lý: Không gian sinh hoạt công cộng như công viên, khu vui chơi giải trí... chưa được đầu tư đầy đủ; kiến trúc công trình, không gian cảnh quan đô thị còn hạn chế; hình thái đô thị đã được hình thành nhưng chưa rõ nét. Lợi thế về địa hình, cảnh quan thiên nhiên (như hồ Thác Bà; ruộng bậc thang Mù Cang Chải…) trên địa bàn tỉnh chưa thực sự được khai thác có hiệu quả.
- Tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái tính đến hết năm 2023 đạt 23,3% (theo kế hoạch là 23,17%).
- Việc tổ chức thực hiện theo các chương trình, kế hoạch trong những năm gần đây đã được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đặc biệt quan tâm, tuy nhiên với nguồn lực quá lớn nên hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội đô thị tại một số nơi chưa được đồng bộ, khang trang.
- Hạ tầng giao thông đô thị tỉnh Yên Bái đã từng bước được đầu tư đồng bộ, hiện đại; tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa trong những năm qua tăng tương đối nhanh cùng với sự gia tăng dân số kèm theo các phương tiện giao thông cá nhân, lượng phát thải (chất thải rắn, nước thải) gia tăng nhanh đã tạo áp lực rất lớn lên hệ thống hạ tầng giao thông đô thị.
- Các đô thị trong tỉnh hầu như chưa có công trình xử lý nước thải sinh hoạt. Do chưa có nguồn lực để thực hiện đầu tư xây dựng trạm thu gom và xử lý nước thải tập trung của thành phố Yên Bái, các đô thị hiện hữu và khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh; các nhà đầu tư hầu như không mặn mà đầu tư vào lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải.
- Mặt khác, công tác quy hoạch xây dựng toàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc, cụ thể là: Tiến độ triển khai lập quy hoạch tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, đối với một số đồ án còn chậm so với kế hoạch và yêu cầu, có địa phương còn lúng túng trong quá trình triển khai. Mặt khác, nội dung, chất lượng và tính khả thi của một vài đồ án chưa cao, nhất là các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết. Có địa phương chưa chú trọng nội dung và chất lượng quy hoạch; quy hoạch chủ yếu dựa vào hiện trạng và chỉnh trang nâng cấp, khảo sát hiện trạng vẫn chưa sát thực tế. Việc định hướng quy hoạch còn chung chung, chưa thật sự rõ nét, chưa sát thực tế.
2. Với trách nhiệm của ngành, trong thời gian tới Sở Xây dựng sẽ tham mưu giúp UBND tỉnh các giải pháp để thực hiện các mục tiêu theo Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đã đề ra, cụ thể:
- Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các quy hoạch được duyệt; tập trung nguồn lực, đầu tư xây dựng; kêu gọi các tổ chức và cá nhân tham gia cùng các cấp chính quyền trong việc triển khai thực hiện quy hoạch.
- Đẩy nhanh công tác lập, thẩm định và phê duyệt các đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; tăng cường công tác quản lý quy hoạch sau khi được duyệt, kêu gọi đầu tư. Tổ chức rà soát đồ án quy hoạch đã phê duyệt, để xây dựng lộ trình điều chỉnh cho phù hợp nhằm tăng tính khả thi của đồ án trên cơ sở gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo yêu cầu về thời gian, chất lượng và quy định;
- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung năng lực chuyên môn về quy hoạch xây dựng cho đội ngũ cán bộ công chức các cấp trong việc thực hiện thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng đảm bảo yêu cầu hiện nay và trong tương lai.
- Trong năm 2023, Sở Xây dựng đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 186/KH-UBND ngày 28/8/2023 về Xây dựng và triển khai Chương trình thoát nước và vệ sinh an toàn đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2030, trong đó mục tiêu cụ thể là: Đến năm 2025, tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định 15-20%; Đến năm 2030, tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định đối với thành phố Yên Bái 40-45%, các đô thị còn lại và đô thị mới 25-30%; phấn đấu 5% khu dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt trước khi thoát ra nguồn tiếp nhận.
Kế hoạch đã đề ra kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tập trung cho từng đô thị và khu dân cư nông thôn tập trung. Trong giai đoạn tới, Sở Xây dựng sẽ nghiên cứu và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các địa phương tập trung nguồn lực vào đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật các đô thị, đặc biệt là đầu tư xây dựng các dự án thu gom, xử lý nước thải đô thị đảm bảo tuân thủ Kế hoạch đề ra, tạo môi trường đô thị xanh, sạch và đáng sống hơn nữa.
- Tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi và hỗ trợ về đầu tư đối với các dự án cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung.
1903 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tại kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XIX, lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh đã trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh về thực trạng, những hạn chế, khó khăn trong quá trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Cổng Thông tin điện tử tỉnh đăng nội dung trả lời chất vấn của lãnh đạo Sở Xây dựng.Đại biểu HĐND tỉnh đặt câu hỏi chất vấn: “Thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030, UBND tỉnh Yên Bái đã quan tâm chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện các mục tiêu, giải pháp phát triển đô thị, đến nay toàn tỉnh hiện có 16 đô thị, trong đó có 01 đô thị loại II (thành phố Yên Bái), 01 đô thị loại IV (thị xã Nghĩa Lộ) và 10 đô thị loại V hiện hữu và 04 đô thị mới mới được công nhận. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn những khó khăn, hạn chế như tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh còn thấp; kết cấu hạ tầng đô thị (đặc biệt là hệ thống thu gom và xử lý nước thải) chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân; sự thiếu đồng nhất giữa quy hoạch đô thị với quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực…
Đề nghị lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh cho biết rõ thêm về thực trạng, những hạn chế, khó khăn trong quá trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Với trách nhiệm của ngành, trong thời gian tới Sở Xây dựng tỉnh có những giải pháp cụ thể nào để tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện các mục tiêu theo Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đã đề ra?
Sở Xây dựng trả lời như sau:
1. Về thực trạng, những hạn chế, khó khăn trong quá trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- Thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã quan tâm chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện các mục tiêu, giải pháp phát triển đô thị. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện có 16 đô thị, trong đó có: 01 đô thị loại II (thành phố Yên Bái), 01 đô thị loại IV (thị xã Nghĩa Lộ), 10 đô thị loại V hiện hữu và 04 đô thị mới mới được công nhận.
- Quy mô, chất lượng các đô thị từng bước được cải thiện, một số đô thị có bước phát triển trở thành hạt nhân, động lực phát triển của vùng; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp tích cực vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh.
- Công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị bước đầu được quan tâm nhưng còn một số tồn tại, bất hợp lý: Không gian sinh hoạt công cộng như công viên, khu vui chơi giải trí... chưa được đầu tư đầy đủ; kiến trúc công trình, không gian cảnh quan đô thị còn hạn chế; hình thái đô thị đã được hình thành nhưng chưa rõ nét. Lợi thế về địa hình, cảnh quan thiên nhiên (như hồ Thác Bà; ruộng bậc thang Mù Cang Chải…) trên địa bàn tỉnh chưa thực sự được khai thác có hiệu quả.
- Tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái tính đến hết năm 2023 đạt 23,3% (theo kế hoạch là 23,17%).
- Việc tổ chức thực hiện theo các chương trình, kế hoạch trong những năm gần đây đã được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đặc biệt quan tâm, tuy nhiên với nguồn lực quá lớn nên hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội đô thị tại một số nơi chưa được đồng bộ, khang trang.
- Hạ tầng giao thông đô thị tỉnh Yên Bái đã từng bước được đầu tư đồng bộ, hiện đại; tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa trong những năm qua tăng tương đối nhanh cùng với sự gia tăng dân số kèm theo các phương tiện giao thông cá nhân, lượng phát thải (chất thải rắn, nước thải) gia tăng nhanh đã tạo áp lực rất lớn lên hệ thống hạ tầng giao thông đô thị.
- Các đô thị trong tỉnh hầu như chưa có công trình xử lý nước thải sinh hoạt. Do chưa có nguồn lực để thực hiện đầu tư xây dựng trạm thu gom và xử lý nước thải tập trung của thành phố Yên Bái, các đô thị hiện hữu và khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh; các nhà đầu tư hầu như không mặn mà đầu tư vào lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải.
- Mặt khác, công tác quy hoạch xây dựng toàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc, cụ thể là: Tiến độ triển khai lập quy hoạch tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, đối với một số đồ án còn chậm so với kế hoạch và yêu cầu, có địa phương còn lúng túng trong quá trình triển khai. Mặt khác, nội dung, chất lượng và tính khả thi của một vài đồ án chưa cao, nhất là các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết. Có địa phương chưa chú trọng nội dung và chất lượng quy hoạch; quy hoạch chủ yếu dựa vào hiện trạng và chỉnh trang nâng cấp, khảo sát hiện trạng vẫn chưa sát thực tế. Việc định hướng quy hoạch còn chung chung, chưa thật sự rõ nét, chưa sát thực tế.
2. Với trách nhiệm của ngành, trong thời gian tới Sở Xây dựng sẽ tham mưu giúp UBND tỉnh các giải pháp để thực hiện các mục tiêu theo Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đã đề ra, cụ thể:
- Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các quy hoạch được duyệt; tập trung nguồn lực, đầu tư xây dựng; kêu gọi các tổ chức và cá nhân tham gia cùng các cấp chính quyền trong việc triển khai thực hiện quy hoạch.
- Đẩy nhanh công tác lập, thẩm định và phê duyệt các đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; tăng cường công tác quản lý quy hoạch sau khi được duyệt, kêu gọi đầu tư. Tổ chức rà soát đồ án quy hoạch đã phê duyệt, để xây dựng lộ trình điều chỉnh cho phù hợp nhằm tăng tính khả thi của đồ án trên cơ sở gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo yêu cầu về thời gian, chất lượng và quy định;
- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung năng lực chuyên môn về quy hoạch xây dựng cho đội ngũ cán bộ công chức các cấp trong việc thực hiện thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng đảm bảo yêu cầu hiện nay và trong tương lai.
- Trong năm 2023, Sở Xây dựng đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 186/KH-UBND ngày 28/8/2023 về Xây dựng và triển khai Chương trình thoát nước và vệ sinh an toàn đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2030, trong đó mục tiêu cụ thể là: Đến năm 2025, tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định 15-20%; Đến năm 2030, tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định đối với thành phố Yên Bái 40-45%, các đô thị còn lại và đô thị mới 25-30%; phấn đấu 5% khu dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt trước khi thoát ra nguồn tiếp nhận.
Kế hoạch đã đề ra kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tập trung cho từng đô thị và khu dân cư nông thôn tập trung. Trong giai đoạn tới, Sở Xây dựng sẽ nghiên cứu và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các địa phương tập trung nguồn lực vào đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật các đô thị, đặc biệt là đầu tư xây dựng các dự án thu gom, xử lý nước thải đô thị đảm bảo tuân thủ Kế hoạch đề ra, tạo môi trường đô thị xanh, sạch và đáng sống hơn nữa.
- Tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi và hỗ trợ về đầu tư đối với các dự án cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung.