CTTĐT - Trong một gia đình mà ở đó các thành viên luôn hòa thuận, tôn trọng, bình đẳng, yêu thường, chia sẻ; vợ chồng chung thủy, nghĩa tình; ông bà, cha mẹ luôn gương mẫu, yêu thương, gần gũi, quan tâm, chăm sóc con cháu; anh chị em hòa thuận; con cái luôn được dạy dỗ, uốn nắn về lòng hiếu thảo, lễ phép... thì chắc chắn rằng gia đình đó sẽ là môi trường lý tưởng, nuôi dưỡng, giáo dục nên những đứa trẻ ngoan.
Cùng với phát triển giáo dục, đào tạo, công tác thanh niên luôn được xác định là nhiệm vụ ưu tiên đặc biệt của cả hệ thống chính trị
Khi quyết định lựa chọn viết bài này, chúng tôi đã rất tâm trạng và không thôi ám ảnh trước những dòng tin, những hình ảnh trên báo chí, trên mạng xã hội về các vụ án, vụ việc liên quan đến thanh, thiếu niên thời gian gần đây.
Như đã đề cập ở kỳ thứ nhất của bài viết này, hiện nay, tình trạng thanh thiếu niên hư; tội phạm và tệ nạn xã hội trong giới trẻ diễn biến khá phức tạp. Trong gia đình, có tình trạng con cái vô lễ, sống đòi hỏi, hưởng thụ, không tôn trọng, gắn bó, yêu thương cha mẹ.
Nhiều thanh thiếu niên, nhi đồng nghiện điện thoại, thể hiện mình là “anh hùng bàn phím”; trẻ em thì coi những “giang hồ mạng” là Idol (thần tượng) và rất hứng khởi, thích thú a dua, học theo những lời nói thiếu văn hóa, hành vi phản cảm... gây ra những hậu quả và hệ lụy khôn lường đối với chính bản thân cuộc đời các em, ảnh hưởng đến gia đình và môi trường văn hóa lành mạnh của nhà trường và xã hội.
Những hành vi ấy đến từ những suy nghĩ, nhận thức, tư duy lệch lạc. Cho dù ở góc độ khách quan khi các em là nạn nhân hay chủ quan khi các em trở thành thủ phạm, thì đây vẫn là những đứa trẻ cần được bảo vệ, chăm sóc và giúp đỡ. Sự việc không chỉ gây ra nỗi đau cho bản thân gia đình các em, mà cũng là nỗi đau chung, niềm trăn trở trong cả cộng đồng. Trẻ em cần được lớn lên trong một môi trường an toàn, được yêu thương và nuôi dưỡng, không phải chịu đựng những tổn thương tinh thần và thể xác. Điều đáng buồn hơn là trong nhiều trường hợp, chính những người thân trong gia đình, những người mà trẻ em tin tưởng và kỳ vọng, lại trở thành những kẻ gây ra những hành vi tàn ác. Thay vì là những người gương mẫu, ứng xử chuẩn mực, họ lại có những hành vi mà cả xã hội lên án, thậm chí trở thành những kẻ giết người. Điều này làm cho vết thương tinh thần của các nạn nhân càng trở nên sâu sắc. Vì vậy, xã hội cần phải lên tiếng mạnh mẽ, kêu gọi gia đình phải là nơi bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng các em, không được trở thành môi trường gây ra những hành vi bạo lực, tội ác. Bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình là trách nhiệm của cả xã hội, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan, tổ chức và mỗi người dân.
Một lần nữa chúng ta cần có cái nhìn toàn diện về mối quan hệ Gia đình - Nhà trường - Xã hội. Vì trên thực tế, rất nhiều trường hợp có con hư đã không ngần ngại đổ lỗi cho nhà trường, cho xã hội, cho sự phát triển của công nghệ thông tin, cho sự bùng nổ của mạng xã hội... mà quên rằng, gia đình mới chính là nơi nuôi dưỡng, bồi đắp, giáo dục nhân cách, thái độ sống cho các con; phụ huynh học sinh phải gương mẫu, phải là người đầu tiên thay đổi tích cực, đồng thời, là người dẫn dắt con em mình để hằng ngày, con đường từ nhà đến trường thực sự là con đường hạnh phúc.
Trong một gia đình mà ở đó các thành viên luôn hòa thuận, tôn trọng, bình đẳng, yêu thường, chia sẻ; vợ chồng chung thủy, nghĩa tình; ông bà, cha mẹ luôn gương mẫu, yêu thương, gần gũi, quan tâm, chăm sóc con cháu; anh chị em hòa thuận; con cái luôn được dạy dỗ, uốn nắn về lòng hiếu thảo, lễ phép... thì chắc chắn rằng gia đình đó sẽ là môi trường lý tưởng, nuôi dưỡng, giáo dục nên những đứa trẻ ngoan.
Trong một ngôi trường mà ở đó yếu tố con người luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu, luôn có sự gắn kết chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong giáo dục, chăm sóc học sinh... thì chắc chắn rằng ngôi trường đó sẽ là môi trường lý tưởng giáo dục, nuôi dưỡng, bồi đắp nên thế hệ trẻ phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ.
Trong một xã hội mà mỗi người luôn nghĩ tích cực, nói điều hay, làm việc tốt; mỗi gia đình thực sự là tế bào khỏe mạnh thì chắc chắn sẽ làm cho xã hội ngày càng trong sạch và tốt đẹp. Khi hạn chế được những thông tin, hình ảnh tiêu cực về giới trẻ trên không gian mạng, sẽ không còn cơ hội cho các phần tử cực đoan, thế lực phản động lợi dụng, xuyên tạc về thế hệ trẻ và nền giáo dục Việt Nam.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, một thực tế không thể phủ nhận là chiếc điện thoại thông minh, Ipad... đã can thiệp và tác động quá sâu vào hạnh phúc gia đình, làm lỏng lẻo mối quan hệ giữa các thành viên, ảnh hưởng và thậm chí tác động tiêu cực đến quá trình hình thành nhân cách, lối sống của con người từ khi còn là đứa trẻ. Những vật dụng ấy không có lỗi. Lỗi là do chính người sử dụng nó.
Thật xót xa khi chứng kiến hình ảnh em bé chưa đầy 2 tuổi đã nghiện Smartphone (điện thoại thông minh) vô thức gạt gạt tay ngay cả khi không cầm điện thoại. Mới đây nhất, tại 1 tỉnh vùng cao Đông Bắc, thật đau lòng trước hình ảnh bé trai chưa đầy 5 tuổi vẫn bình thản xem điện thoại trong khi bố đang bạo hành dã man với người mẹ của mình ngay bên cạnh... Đó chỉ là một trong số rất ít những hệ lụy mà người lớn đã mang đến cho trẻ em khi dùng điện thoại thông minh, Ipad... để “mua” sự yên lặng, “mua” trật tự và sự rảnh rang cho mình...
Đã có rất nhiều giải pháp được nêu ra trong giáo dục đạo đức cho giới trẻ hiện nay, song qua bài viết này, chúng tôi chỉ muốn gửi một lời nhắn thiết tha tới các bậc phụ huynh và người lớn trong mỗi gia đình Việt về một thói quen: Trong xu thế phát triển của công nghệ hiện đại, việc sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh (smart phone) hay, máy tính bảng (Ipad) đã trở thành một phần không thể tách rời trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, các thiết bị này có thể trở thành "rào cản" trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ lành mạnh trong gia đình nếu các thiết bị ấy không được sử dụng một cách hợp lý. Qua bài viết này, chúng tôi muốn gửi một lời nhắn thiết tha tới các bậc phụ huynh và người lớn trong mỗi gia đình Việt về việc sử dụng các thiết bị công nghệ:
Các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính bảng... nếu được sử dụng quá độ và không kiểm soát, chúng có thể can thiệp và tác động quá sâu vào hạnh phúc gia đình. Chúng có thể làm lỏng lẻo mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, ảnh hưởng và thậm chí tác động tiêu cực đến quá trình hình thành nhân cách, lối sống của con người từ khi còn là đứa trẻ. Những vật dụng ấy tự thân chúng không có lỗi, có chăng lỗi là do chính những người sử dụng chúng. Vậy nên, mỗi người làm cha làm mẹ chúng ta, cũng như mỗi người lớn cần có ý thức và trách nhiệm trong việc quản lý, giám sát và hướng dẫn con em sử dụng các thiết bị công nghệ một cách hợp lý. Hãy dành thời gian chất lượng để tương tác, giao tiếp, và xây dựng tình cảm gia đình. Chỉ khi đó, các thiết bị công nghệ mới thực sự trở thành công cụ hỗ trợ tích cực, chứ không phải là "rào cản" cản trở sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
Hãy thực sự thông minh khi sử dụng điện thoại thông minh, để đây là một công cụ chúng ta khai thác và sử dụng vì một cuộc sống thông minh hơn theo đúng nghĩa của nó.
Hãy dành thời gian hiếm hoi sau những giờ làm việc mệt nhọc để vợ chồng, con cái, người thân trong gia đình gần gũi, gắn kết, yêu thương, chia sẻ.
Hãy cất điện thoại vào một chỗ, để dành đôi mắt mình trao ánh nhìn yêu thương; để dành đôi tay mình chăm sóc cho con cái, người thân; để dành tâm trí mình cho những điều tốt đẹp, quý giá trong mái ấm gia đình.
Mỗi một gia đình hạnh phúc, bình yên với những cá nhân luôn nghĩ tích cực, nói điều hay, làm việc tốt sẽ góp một viên gạch xây nên nền tảng vững chãi của một xã hội bình yên, tốt đẹp, tạo thành trì đạo đức bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, xây dựng đất nước văn minh, hạnh phúc./.
Kỳ 1: Giới trẻ “Nghĩ tích cực - Nói điều hay - Làm việc tốt”: Yếu tố quan trọng góp phần làm sạch môi trường mạng, tạo thành trì vững chắc bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, xây dựng đất nước văn minh, hạnh phúc
Kỳ 2: “Dạy chữ” đi đôi với “Dạy người”: Quan điểm nhất quán vì một thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ
1767 lượt xem
CTV: Hồng Thanh Tâm
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong một gia đình mà ở đó các thành viên luôn hòa thuận, tôn trọng, bình đẳng, yêu thường, chia sẻ; vợ chồng chung thủy, nghĩa tình; ông bà, cha mẹ luôn gương mẫu, yêu thương, gần gũi, quan tâm, chăm sóc con cháu; anh chị em hòa thuận; con cái luôn được dạy dỗ, uốn nắn về lòng hiếu thảo, lễ phép... thì chắc chắn rằng gia đình đó sẽ là môi trường lý tưởng, nuôi dưỡng, giáo dục nên những đứa trẻ ngoan.
Khi quyết định lựa chọn viết bài này, chúng tôi đã rất tâm trạng và không thôi ám ảnh trước những dòng tin, những hình ảnh trên báo chí, trên mạng xã hội về các vụ án, vụ việc liên quan đến thanh, thiếu niên thời gian gần đây.
Như đã đề cập ở kỳ thứ nhất của bài viết này, hiện nay, tình trạng thanh thiếu niên hư; tội phạm và tệ nạn xã hội trong giới trẻ diễn biến khá phức tạp. Trong gia đình, có tình trạng con cái vô lễ, sống đòi hỏi, hưởng thụ, không tôn trọng, gắn bó, yêu thương cha mẹ.
Nhiều thanh thiếu niên, nhi đồng nghiện điện thoại, thể hiện mình là “anh hùng bàn phím”; trẻ em thì coi những “giang hồ mạng” là Idol (thần tượng) và rất hứng khởi, thích thú a dua, học theo những lời nói thiếu văn hóa, hành vi phản cảm... gây ra những hậu quả và hệ lụy khôn lường đối với chính bản thân cuộc đời các em, ảnh hưởng đến gia đình và môi trường văn hóa lành mạnh của nhà trường và xã hội.
Những hành vi ấy đến từ những suy nghĩ, nhận thức, tư duy lệch lạc. Cho dù ở góc độ khách quan khi các em là nạn nhân hay chủ quan khi các em trở thành thủ phạm, thì đây vẫn là những đứa trẻ cần được bảo vệ, chăm sóc và giúp đỡ. Sự việc không chỉ gây ra nỗi đau cho bản thân gia đình các em, mà cũng là nỗi đau chung, niềm trăn trở trong cả cộng đồng. Trẻ em cần được lớn lên trong một môi trường an toàn, được yêu thương và nuôi dưỡng, không phải chịu đựng những tổn thương tinh thần và thể xác. Điều đáng buồn hơn là trong nhiều trường hợp, chính những người thân trong gia đình, những người mà trẻ em tin tưởng và kỳ vọng, lại trở thành những kẻ gây ra những hành vi tàn ác. Thay vì là những người gương mẫu, ứng xử chuẩn mực, họ lại có những hành vi mà cả xã hội lên án, thậm chí trở thành những kẻ giết người. Điều này làm cho vết thương tinh thần của các nạn nhân càng trở nên sâu sắc. Vì vậy, xã hội cần phải lên tiếng mạnh mẽ, kêu gọi gia đình phải là nơi bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng các em, không được trở thành môi trường gây ra những hành vi bạo lực, tội ác. Bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình là trách nhiệm của cả xã hội, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan, tổ chức và mỗi người dân.
Một lần nữa chúng ta cần có cái nhìn toàn diện về mối quan hệ Gia đình - Nhà trường - Xã hội. Vì trên thực tế, rất nhiều trường hợp có con hư đã không ngần ngại đổ lỗi cho nhà trường, cho xã hội, cho sự phát triển của công nghệ thông tin, cho sự bùng nổ của mạng xã hội... mà quên rằng, gia đình mới chính là nơi nuôi dưỡng, bồi đắp, giáo dục nhân cách, thái độ sống cho các con; phụ huynh học sinh phải gương mẫu, phải là người đầu tiên thay đổi tích cực, đồng thời, là người dẫn dắt con em mình để hằng ngày, con đường từ nhà đến trường thực sự là con đường hạnh phúc.
Trong một gia đình mà ở đó các thành viên luôn hòa thuận, tôn trọng, bình đẳng, yêu thường, chia sẻ; vợ chồng chung thủy, nghĩa tình; ông bà, cha mẹ luôn gương mẫu, yêu thương, gần gũi, quan tâm, chăm sóc con cháu; anh chị em hòa thuận; con cái luôn được dạy dỗ, uốn nắn về lòng hiếu thảo, lễ phép... thì chắc chắn rằng gia đình đó sẽ là môi trường lý tưởng, nuôi dưỡng, giáo dục nên những đứa trẻ ngoan.
Trong một ngôi trường mà ở đó yếu tố con người luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu, luôn có sự gắn kết chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong giáo dục, chăm sóc học sinh... thì chắc chắn rằng ngôi trường đó sẽ là môi trường lý tưởng giáo dục, nuôi dưỡng, bồi đắp nên thế hệ trẻ phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ.
Trong một xã hội mà mỗi người luôn nghĩ tích cực, nói điều hay, làm việc tốt; mỗi gia đình thực sự là tế bào khỏe mạnh thì chắc chắn sẽ làm cho xã hội ngày càng trong sạch và tốt đẹp. Khi hạn chế được những thông tin, hình ảnh tiêu cực về giới trẻ trên không gian mạng, sẽ không còn cơ hội cho các phần tử cực đoan, thế lực phản động lợi dụng, xuyên tạc về thế hệ trẻ và nền giáo dục Việt Nam.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, một thực tế không thể phủ nhận là chiếc điện thoại thông minh, Ipad... đã can thiệp và tác động quá sâu vào hạnh phúc gia đình, làm lỏng lẻo mối quan hệ giữa các thành viên, ảnh hưởng và thậm chí tác động tiêu cực đến quá trình hình thành nhân cách, lối sống của con người từ khi còn là đứa trẻ. Những vật dụng ấy không có lỗi. Lỗi là do chính người sử dụng nó.
Thật xót xa khi chứng kiến hình ảnh em bé chưa đầy 2 tuổi đã nghiện Smartphone (điện thoại thông minh) vô thức gạt gạt tay ngay cả khi không cầm điện thoại. Mới đây nhất, tại 1 tỉnh vùng cao Đông Bắc, thật đau lòng trước hình ảnh bé trai chưa đầy 5 tuổi vẫn bình thản xem điện thoại trong khi bố đang bạo hành dã man với người mẹ của mình ngay bên cạnh... Đó chỉ là một trong số rất ít những hệ lụy mà người lớn đã mang đến cho trẻ em khi dùng điện thoại thông minh, Ipad... để “mua” sự yên lặng, “mua” trật tự và sự rảnh rang cho mình...
Đã có rất nhiều giải pháp được nêu ra trong giáo dục đạo đức cho giới trẻ hiện nay, song qua bài viết này, chúng tôi chỉ muốn gửi một lời nhắn thiết tha tới các bậc phụ huynh và người lớn trong mỗi gia đình Việt về một thói quen: Trong xu thế phát triển của công nghệ hiện đại, việc sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh (smart phone) hay, máy tính bảng (Ipad) đã trở thành một phần không thể tách rời trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, các thiết bị này có thể trở thành "rào cản" trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ lành mạnh trong gia đình nếu các thiết bị ấy không được sử dụng một cách hợp lý. Qua bài viết này, chúng tôi muốn gửi một lời nhắn thiết tha tới các bậc phụ huynh và người lớn trong mỗi gia đình Việt về việc sử dụng các thiết bị công nghệ:
Các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính bảng... nếu được sử dụng quá độ và không kiểm soát, chúng có thể can thiệp và tác động quá sâu vào hạnh phúc gia đình. Chúng có thể làm lỏng lẻo mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, ảnh hưởng và thậm chí tác động tiêu cực đến quá trình hình thành nhân cách, lối sống của con người từ khi còn là đứa trẻ. Những vật dụng ấy tự thân chúng không có lỗi, có chăng lỗi là do chính những người sử dụng chúng. Vậy nên, mỗi người làm cha làm mẹ chúng ta, cũng như mỗi người lớn cần có ý thức và trách nhiệm trong việc quản lý, giám sát và hướng dẫn con em sử dụng các thiết bị công nghệ một cách hợp lý. Hãy dành thời gian chất lượng để tương tác, giao tiếp, và xây dựng tình cảm gia đình. Chỉ khi đó, các thiết bị công nghệ mới thực sự trở thành công cụ hỗ trợ tích cực, chứ không phải là "rào cản" cản trở sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
Hãy thực sự thông minh khi sử dụng điện thoại thông minh, để đây là một công cụ chúng ta khai thác và sử dụng vì một cuộc sống thông minh hơn theo đúng nghĩa của nó.
Hãy dành thời gian hiếm hoi sau những giờ làm việc mệt nhọc để vợ chồng, con cái, người thân trong gia đình gần gũi, gắn kết, yêu thương, chia sẻ.
Hãy cất điện thoại vào một chỗ, để dành đôi mắt mình trao ánh nhìn yêu thương; để dành đôi tay mình chăm sóc cho con cái, người thân; để dành tâm trí mình cho những điều tốt đẹp, quý giá trong mái ấm gia đình.
Mỗi một gia đình hạnh phúc, bình yên với những cá nhân luôn nghĩ tích cực, nói điều hay, làm việc tốt sẽ góp một viên gạch xây nên nền tảng vững chãi của một xã hội bình yên, tốt đẹp, tạo thành trì đạo đức bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, xây dựng đất nước văn minh, hạnh phúc./.
Kỳ 1: Giới trẻ “Nghĩ tích cực - Nói điều hay - Làm việc tốt”: Yếu tố quan trọng góp phần làm sạch môi trường mạng, tạo thành trì vững chắc bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, xây dựng đất nước văn minh, hạnh phúc
Kỳ 2: “Dạy chữ” đi đôi với “Dạy người”: Quan điểm nhất quán vì một thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ