CTTĐT - Vừa qua, Lãnh đạo Sở Công Thương cùng các phòng ban chuyên môn của Sở đã làm việc với Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Yên Bái về tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ 6 tháng đầu năm 2020 và tiến độ triển khai một số dự án đầu tư về công nghiệp, thương mại trên địa bàn.
Lãnh đạo Sở Công Thương, Ban Quản lý khu công nghiệp đến nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH ngành Gỗ Thiên An Việt Nam
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở Công Thương và Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã trao đổi để nắm bắt tình hình đầu tư và phát triển các khu công nghiệp (KCN). Hiện tại trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã quy hoạch 3 khu công nghiệp bao gồm: KCN phía Nam, KCN Minh Quân và KCN Âu Lâu với tổng diện tích 632 ha. Trong đó, KCN phía Nam diện tích 400 ha, KCN Minh Quân diện tích 112 ha và KCN Âu Lâu diện tích 120ha.
Tính đến hết tháng 6/2020 đã có 53 nhà đầu tư đăng ký thực hiện với 55 dự án đầu tư trong các khu công nghiệp của tỉnh, với tổng vốn đầu tư đăng ký 11.810 tỷ đồng; tổng diện tích đất đăng ký sử dụng 326 ha, trong đó: có 31 dự án đã đi vào hoạt động; 4 dự án đang đầu tư xây dựng; 2 dự án đang tạm dừng hoạt động; 18 dự án đang thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, san tạo mặt bằng và hoàn thiện thủ tục đầu tư. Hiện tại các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh được ưu đãi và hưởng các chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp theo quyết định số 09/2017/QĐ-UBND ngày 20/6/2017 của UBND tỉnh ban hành như hỗ trợ về thủ tục hành chính, hỗ trợ tài chính tín dụng, hỗ trợ mặt bằng sản xuất (như san tạo mặt bằng, tiền thuê đất), hỗ trợ xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, hỗ trợ đổi mới công nghệ, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ mở rộng thị trường, hỗ trợ miễn phí cho nhà đầu tư trong việc quảng bá, giới thiệu hình ảnh, giới thiệu sản phẩm trên Website và các kênh thông tin khác,...
Tuy nhiên các khu công nghiệp cũng gặp không ít khó khăn như: nguồn vốn phân bổ để đầu tư hạ tầng cho các KCN hạn chế nên các công trình hạ tầng tại các khu công nghiệp chưa được đầu tư hoàn thiện, đồng bộ; hệ thống đường nội bộ chủ yếu mới mở nền, cấp phối, chưa có hệ thống thoát nước mặt, hệ thống xử lý nước thải tập trung; một số tuyến đường trong khu công nghiệp phía Nam đã được đầu tư và đang khai thác sử dụng, chưa có nguồn kinh phí bảo dưỡng thường xuyên nên đã xuống cấp, gây khó khăn cho việc giao thông đi lại của các nhà đầu tư và sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp.
Với những khó khăn đó, Sở Công Thương và Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh cũng đề xuất các giải pháp để kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh xem xét hàng năm bố trí kế hoạch vốn để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, như: Đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải tập trung để tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp.
Sau buổi làm việc, lãnh đạo Sở Công Thương, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã đến một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để nắm bắt những khó khăn, vướng mắc do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 từ đó có những giải quyết hoặc đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, ổn định sản xuất, kinh doanh quyết tâm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2020.
1578 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Vừa qua, Lãnh đạo Sở Công Thương cùng các phòng ban chuyên môn của Sở đã làm việc với Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Yên Bái về tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ 6 tháng đầu năm 2020 và tiến độ triển khai một số dự án đầu tư về công nghiệp, thương mại trên địa bàn.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở Công Thương và Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã trao đổi để nắm bắt tình hình đầu tư và phát triển các khu công nghiệp (KCN). Hiện tại trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã quy hoạch 3 khu công nghiệp bao gồm: KCN phía Nam, KCN Minh Quân và KCN Âu Lâu với tổng diện tích 632 ha. Trong đó, KCN phía Nam diện tích 400 ha, KCN Minh Quân diện tích 112 ha và KCN Âu Lâu diện tích 120ha.
Tính đến hết tháng 6/2020 đã có 53 nhà đầu tư đăng ký thực hiện với 55 dự án đầu tư trong các khu công nghiệp của tỉnh, với tổng vốn đầu tư đăng ký 11.810 tỷ đồng; tổng diện tích đất đăng ký sử dụng 326 ha, trong đó: có 31 dự án đã đi vào hoạt động; 4 dự án đang đầu tư xây dựng; 2 dự án đang tạm dừng hoạt động; 18 dự án đang thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, san tạo mặt bằng và hoàn thiện thủ tục đầu tư. Hiện tại các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh được ưu đãi và hưởng các chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp theo quyết định số 09/2017/QĐ-UBND ngày 20/6/2017 của UBND tỉnh ban hành như hỗ trợ về thủ tục hành chính, hỗ trợ tài chính tín dụng, hỗ trợ mặt bằng sản xuất (như san tạo mặt bằng, tiền thuê đất), hỗ trợ xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, hỗ trợ đổi mới công nghệ, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ mở rộng thị trường, hỗ trợ miễn phí cho nhà đầu tư trong việc quảng bá, giới thiệu hình ảnh, giới thiệu sản phẩm trên Website và các kênh thông tin khác,...
Tuy nhiên các khu công nghiệp cũng gặp không ít khó khăn như: nguồn vốn phân bổ để đầu tư hạ tầng cho các KCN hạn chế nên các công trình hạ tầng tại các khu công nghiệp chưa được đầu tư hoàn thiện, đồng bộ; hệ thống đường nội bộ chủ yếu mới mở nền, cấp phối, chưa có hệ thống thoát nước mặt, hệ thống xử lý nước thải tập trung; một số tuyến đường trong khu công nghiệp phía Nam đã được đầu tư và đang khai thác sử dụng, chưa có nguồn kinh phí bảo dưỡng thường xuyên nên đã xuống cấp, gây khó khăn cho việc giao thông đi lại của các nhà đầu tư và sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp.
Với những khó khăn đó, Sở Công Thương và Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh cũng đề xuất các giải pháp để kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh xem xét hàng năm bố trí kế hoạch vốn để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, như: Đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải tập trung để tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp.
Sau buổi làm việc, lãnh đạo Sở Công Thương, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã đến một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để nắm bắt những khó khăn, vướng mắc do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 từ đó có những giải quyết hoặc đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, ổn định sản xuất, kinh doanh quyết tâm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2020.