CTTĐT – Năm 2017, huyện Trạm Tấu tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục về đảm bảo an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức, thực hành đúng về an toàn thực phẩm trong cộng đồng. Đồng thời nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm nhằm ngăn chặn kip thời các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, góp phần chủ động phòng ngừa các sự cố về an toàn thực phẩm; Kiểm soát, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Huyện Trạm Tấu đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục về đảm bảo an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức, thực hành đúng về an toàn thưc phẩm trong cộng đồng
Trong năm 2017, huyện phấn đấu đạt mục tiêu 75% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm biết và thực hành đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm; 80% người quản lý, lãnh đạo có hiểu biết và thực hành đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm; 65% người tiêu dùng có hiểu biết và hành động đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm; 80% cơ sở thực phẩm được kiểm tra đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm; 100% các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm được nhắc nhở, xử lý; Trên 50% cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; 100% vụ ngộ độc thực phẩm báo cáo được điều tra, xử lý kịp thời; tỷ lệ mắc trong các vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận dưới 10ca/10.000 dân; Giảm 20% số vụ ngộ độc thực phẩm và không để xảy ra dịch bậnh lây qua đường thực phẩm.
Để đạt được các mục tiêu trên huyện tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác quản lý nhà nước về an toan thực phẩm; kịp thời kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm các cấp; Phân công, phân cấp quản lý cụ thể đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, đảm bảo nguyên tắc một cửa, một sản phẩm, một cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến do một cơ quan quản lý; Tăng cường hoạt động kiểm tra việc thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh thưc phẩm.
Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng từ huyện đến cơ sở bằng nhiều hình thức, nhiều kênh thông tin để nhân dân tiếp cận với kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm; đặc biệt tập trung vào các dịp cao điểm như: Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì chất lương vệ sinh an toàn thực phẩm, Tết Trung thu,..
Tăng cường các hoat động truyền thông trực tiếp cho nhân dân, học sinh và giáo viên các trường học; các cơ sở, gia đình tổ chức tiệc cưới hỏi, ma chay, đặc biệt tại các xã, thị trấn đế tích cực phòng, chống ngộ độc thực phẩm và bệnh lây truyền qua thực phẩm. Tập huấn cho cán bộ chuyên trách vệ sinh an toàn thực phẩm các xã, thị trấn, cán bộ y tế thôn bản nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng truyền thông cho các tuyến.
Tổ chức kiểm tra chuyên ngành định kỳ theo kế hoạch và yêu cầu của các Bộ, ngành Trung ương. Trong năm tổ chức ít nhất 3 đợt kiểm tra liên ngành vào các dịp Tết Nguyên đán, thàng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và Tết Trung thu. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thưc phẩm trong sản xuất, chế biến, lưu thông, phân phối thực phẩm. Tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm khi có nguy cơ ô nhiễm hoặc khi có các sự kiện văn hóa, chính trị diễn ra tại địa phương. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát chuyên ngành để đảm bảo an toàn thực phẩm tại cơ sở trồng trọt, chăn nuôi; nuôi trồng thủy sản; thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến nông thủy sản; các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật. Đôn đốc, nhắc nhở các cơ sở sản xuất thực phẩm tự công bố chất lượng sản phẩm hợp quy và phù hợp quy định đảm bảo an toàn thực phẩm. Kiểm tra, giám sát và cấp giấy chưng nhận đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh và chế biến thực phẩm có nguy cơ cao đủ điều kiện hoạt động. Tổ chức thống kê và giám sát công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở cung cấp dịch vụ nấu ăn phục vụ lễ, tiệc, đám cưới...
Thiết lập hệ thống thông tin về các trường hợp mắc bệnh qua đường thực phẩm, các vụ ngộ độc thực phẩm cá nhân và tập thể. Điều tra xác minh nguyên nhân, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng tránh. Xử lý kịp thời, khắc phục hậu quả của ngộ độc thực phẩm, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về kinh tế và ảnh hường đến sức khỏe của nhân dân.
1574 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Năm 2017, huyện Trạm Tấu tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục về đảm bảo an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức, thực hành đúng về an toàn thực phẩm trong cộng đồng. Đồng thời nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm nhằm ngăn chặn kip thời các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, góp phần chủ động phòng ngừa các sự cố về an toàn thực phẩm; Kiểm soát, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân.Trong năm 2017, huyện phấn đấu đạt mục tiêu 75% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm biết và thực hành đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm; 80% người quản lý, lãnh đạo có hiểu biết và thực hành đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm; 65% người tiêu dùng có hiểu biết và hành động đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm; 80% cơ sở thực phẩm được kiểm tra đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm; 100% các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm được nhắc nhở, xử lý; Trên 50% cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; 100% vụ ngộ độc thực phẩm báo cáo được điều tra, xử lý kịp thời; tỷ lệ mắc trong các vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận dưới 10ca/10.000 dân; Giảm 20% số vụ ngộ độc thực phẩm và không để xảy ra dịch bậnh lây qua đường thực phẩm.
Để đạt được các mục tiêu trên huyện tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác quản lý nhà nước về an toan thực phẩm; kịp thời kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm các cấp; Phân công, phân cấp quản lý cụ thể đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, đảm bảo nguyên tắc một cửa, một sản phẩm, một cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến do một cơ quan quản lý; Tăng cường hoạt động kiểm tra việc thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh thưc phẩm.
Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng từ huyện đến cơ sở bằng nhiều hình thức, nhiều kênh thông tin để nhân dân tiếp cận với kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm; đặc biệt tập trung vào các dịp cao điểm như: Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì chất lương vệ sinh an toàn thực phẩm, Tết Trung thu,..
Tăng cường các hoat động truyền thông trực tiếp cho nhân dân, học sinh và giáo viên các trường học; các cơ sở, gia đình tổ chức tiệc cưới hỏi, ma chay, đặc biệt tại các xã, thị trấn đế tích cực phòng, chống ngộ độc thực phẩm và bệnh lây truyền qua thực phẩm. Tập huấn cho cán bộ chuyên trách vệ sinh an toàn thực phẩm các xã, thị trấn, cán bộ y tế thôn bản nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng truyền thông cho các tuyến.
Tổ chức kiểm tra chuyên ngành định kỳ theo kế hoạch và yêu cầu của các Bộ, ngành Trung ương. Trong năm tổ chức ít nhất 3 đợt kiểm tra liên ngành vào các dịp Tết Nguyên đán, thàng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và Tết Trung thu. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thưc phẩm trong sản xuất, chế biến, lưu thông, phân phối thực phẩm. Tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm khi có nguy cơ ô nhiễm hoặc khi có các sự kiện văn hóa, chính trị diễn ra tại địa phương. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát chuyên ngành để đảm bảo an toàn thực phẩm tại cơ sở trồng trọt, chăn nuôi; nuôi trồng thủy sản; thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến nông thủy sản; các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật. Đôn đốc, nhắc nhở các cơ sở sản xuất thực phẩm tự công bố chất lượng sản phẩm hợp quy và phù hợp quy định đảm bảo an toàn thực phẩm. Kiểm tra, giám sát và cấp giấy chưng nhận đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh và chế biến thực phẩm có nguy cơ cao đủ điều kiện hoạt động. Tổ chức thống kê và giám sát công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở cung cấp dịch vụ nấu ăn phục vụ lễ, tiệc, đám cưới...
Thiết lập hệ thống thông tin về các trường hợp mắc bệnh qua đường thực phẩm, các vụ ngộ độc thực phẩm cá nhân và tập thể. Điều tra xác minh nguyên nhân, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng tránh. Xử lý kịp thời, khắc phục hậu quả của ngộ độc thực phẩm, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về kinh tế và ảnh hường đến sức khỏe của nhân dân.