CTTĐT – Chiều 18/7, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2024 và những năm tiếp theo. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái
Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, công tác ngoại giao kinh tế đã được triển khai bài bản và hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Công tác ngoại giao kinh tế đã góp phần duy trì cục diện đối ngoại thuận lợi cho phát triển đất nước và đẩy mạnh thu hút nguồn lực phục vụ các động lực tăng trưởng; góp phần củng cố động lực tăng trưởng thông qua rà soát triển khai các thỏa thuận tự do hóa thương mại vừa ký kết, nâng cấp thỏa thuận đã có và chủ động đàm phán thỏa thuận mới. Đồng thời, tích cực hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp, quyết liệt tháo gỡ vướng mắc trong các dự án với tinh thần lấy người dân, địa phương, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ…
Cụ thể, từ đầu năm đến nay đã có 36 hoạt động đối ngoại cấp cao với nội dung ký kết các thỏa thuận hợp tác với các đối tác, trong đó có các đối tác lớn tại Đông Bắc Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, các đối tác có tiềm năng ở Trung Đông, Châu Phi, Mỹ Latinh. Qua đó, quan hệ đối ngoại được mở rộng, thúc đẩy mở cửa thị trường xuất khẩu, tăng cường thu hút nguồn lực hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực mới như kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, lao động…
Cũng trong 6 tháng qua, việc đẩy nhanh tiến độ thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) được tập trung thực hiện; tham gia và đóng góp tại các cơ chế hợp tác kinh tế đa phương quan trọng như Tiểu vùng Mekong, ASEAN, APEC, WTO, Liên hợp quốc… nhằm tận dụng nguồn lực phục vụ phát triển.
Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cũng tích cực gặp gỡ các tập đoàn nước ngoài để vận động đầu tư chất lượng cao, thúc đẩy giải quyết vướng mắc để đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi. Đối với địa phương, Bộ Ngoại giao đã phối hợp tổ chức nhiều đoàn quảng bá trong và ngoài nước, hỗ trợ ký kết hơn 20 bản ghi nhớ với các đối tác quốc tế; đón đoàn Hiệp hội bán dẫn Hoa Kỳ, đoàn 100 doanh nghiệp Bắc Âu, đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, lãnh đạo Chính phủ cũng tiếp nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Apple, Google, Intel… đến thăm và làm việc tại Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội mở rộng hợp tác kinh doanh.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá kết quả, đúc rút những việc đã làm được và bài học kinh nghiệm về triển khai công tác ngoại giao kinh tế thời gian qua; phân tích, đánh giá sâu về các tồn tại, hạn chế, các nguyên nhân chủ quan; xác định các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi, sát thực tiễn, cả trước mắt và lâu dài để tăng cường và tạo đột phá đối với các trọng tâm của ngoại giao kinh tế thời gian tới, đưa ngoại giao kinh tế trở thành nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của đối ngoại, trở thành động lực quan trọng phục vụ phát triển đất nước như tinh thần của Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư, góp phần đưa đất nước bứt tốc để hoàn thành thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025…
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương sự đóng góp của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng các doanh nghiệp. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục nỗ lực hơn nữa, có sự phân công công việc rõ người rõ việc, rõ quá trình, rõ kết quả, hành động quyết liệt hơn nữa, chuyên nghiệp hơn nữa. Tiếp tục tập trung ưu tiên cho tăng trưởng về tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu. Thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới gồm kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức. Chủ động kết nối các nền kinh tế thế giới với nền kinh tế trong nước, kết nối các vùng miền nước ngoài với các địa phương trong nước. Các doanh nghiệp, các địa phương phải nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là sản phẩm xanh để đáp ứng xuất khẩu lâu dài, bền vững. Chính phủ và các Bộ, ngành thực hiện tốt việc quản lý nhà nước, định hướng quy hoạch vùng nguyên liệu để đáp ứng sự cạnh tranh trong xuất khẩu…
Tại tỉnh Yên Bái, trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, công tác đối ngoại và ngoại giao kinh tế tiếp tục được đẩy mạnh trên cơ sở quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của trung ương, lấy địa phương, doanh nghiệp và người dân là trung tâm phục vụ. Hợp tác kinh tế, mở rộng thị trường và thu hút các nguồn vốn đầu tư có chất lượng cao là nội dung trọng tâm trong các hoạt động đối ngoại của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh hiện có 37 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt trên 415 triệu USD, tương đương khoảng 10.109 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực chế biến nông, lâm nghiệp; chế biến khoáng sản và công nghiệp dệt may... Tổng số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là trên 5.000 lao động. Trong năm 2023, tổng doanh thu của doanh nghiệp FDI đạt khoảng 150 triệu USD. Thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước đạt khoảng 12 triệu USD, tương đương 300 tỷ đồng. Về các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), hiện nay, tỉnh Yên Bái triển khai 03 dự án sử dụng vốn ODA gồm 02 dự án sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) và 01 dự án sử dụng Quỹ Phát triển Ả-rập Xê-út. Tổng mức đầu tư của 03 dự án là 2.551 tỷ đồng, trong đó vốn nước ngoài là 1.510 tỷ đồng, vốn đối ứng là 1.041 tỷ đồng. Về thực hiện các dự án viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (NGO), trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị giải ngân đạt trên 32 tỷ đồng trên các lĩnh vực như: Phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục đào tạo, y tế, giải quyết các vấn đề xã hội... Tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Yên Bái 6 tháng đầu năm 2024 đạt 200 triệu USD. Mặt hàng xuất khẩu chính là các sản phẩm nông lâm sản, may mặc, bột đá, hạt nhựa, chất dẻo.
|
1015 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Chiều 18/7, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2024 và những năm tiếp theo. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị.Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, công tác ngoại giao kinh tế đã được triển khai bài bản và hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Công tác ngoại giao kinh tế đã góp phần duy trì cục diện đối ngoại thuận lợi cho phát triển đất nước và đẩy mạnh thu hút nguồn lực phục vụ các động lực tăng trưởng; góp phần củng cố động lực tăng trưởng thông qua rà soát triển khai các thỏa thuận tự do hóa thương mại vừa ký kết, nâng cấp thỏa thuận đã có và chủ động đàm phán thỏa thuận mới. Đồng thời, tích cực hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp, quyết liệt tháo gỡ vướng mắc trong các dự án với tinh thần lấy người dân, địa phương, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ…
Cụ thể, từ đầu năm đến nay đã có 36 hoạt động đối ngoại cấp cao với nội dung ký kết các thỏa thuận hợp tác với các đối tác, trong đó có các đối tác lớn tại Đông Bắc Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, các đối tác có tiềm năng ở Trung Đông, Châu Phi, Mỹ Latinh. Qua đó, quan hệ đối ngoại được mở rộng, thúc đẩy mở cửa thị trường xuất khẩu, tăng cường thu hút nguồn lực hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực mới như kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, lao động…
Cũng trong 6 tháng qua, việc đẩy nhanh tiến độ thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) được tập trung thực hiện; tham gia và đóng góp tại các cơ chế hợp tác kinh tế đa phương quan trọng như Tiểu vùng Mekong, ASEAN, APEC, WTO, Liên hợp quốc… nhằm tận dụng nguồn lực phục vụ phát triển.
Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cũng tích cực gặp gỡ các tập đoàn nước ngoài để vận động đầu tư chất lượng cao, thúc đẩy giải quyết vướng mắc để đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi. Đối với địa phương, Bộ Ngoại giao đã phối hợp tổ chức nhiều đoàn quảng bá trong và ngoài nước, hỗ trợ ký kết hơn 20 bản ghi nhớ với các đối tác quốc tế; đón đoàn Hiệp hội bán dẫn Hoa Kỳ, đoàn 100 doanh nghiệp Bắc Âu, đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, lãnh đạo Chính phủ cũng tiếp nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Apple, Google, Intel… đến thăm và làm việc tại Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội mở rộng hợp tác kinh doanh.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá kết quả, đúc rút những việc đã làm được và bài học kinh nghiệm về triển khai công tác ngoại giao kinh tế thời gian qua; phân tích, đánh giá sâu về các tồn tại, hạn chế, các nguyên nhân chủ quan; xác định các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi, sát thực tiễn, cả trước mắt và lâu dài để tăng cường và tạo đột phá đối với các trọng tâm của ngoại giao kinh tế thời gian tới, đưa ngoại giao kinh tế trở thành nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của đối ngoại, trở thành động lực quan trọng phục vụ phát triển đất nước như tinh thần của Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư, góp phần đưa đất nước bứt tốc để hoàn thành thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025…
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương sự đóng góp của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng các doanh nghiệp. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục nỗ lực hơn nữa, có sự phân công công việc rõ người rõ việc, rõ quá trình, rõ kết quả, hành động quyết liệt hơn nữa, chuyên nghiệp hơn nữa. Tiếp tục tập trung ưu tiên cho tăng trưởng về tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu. Thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới gồm kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức. Chủ động kết nối các nền kinh tế thế giới với nền kinh tế trong nước, kết nối các vùng miền nước ngoài với các địa phương trong nước. Các doanh nghiệp, các địa phương phải nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là sản phẩm xanh để đáp ứng xuất khẩu lâu dài, bền vững. Chính phủ và các Bộ, ngành thực hiện tốt việc quản lý nhà nước, định hướng quy hoạch vùng nguyên liệu để đáp ứng sự cạnh tranh trong xuất khẩu…
Tại tỉnh Yên Bái, trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, công tác đối ngoại và ngoại giao kinh tế tiếp tục được đẩy mạnh trên cơ sở quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của trung ương, lấy địa phương, doanh nghiệp và người dân là trung tâm phục vụ. Hợp tác kinh tế, mở rộng thị trường và thu hút các nguồn vốn đầu tư có chất lượng cao là nội dung trọng tâm trong các hoạt động đối ngoại của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh hiện có 37 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt trên 415 triệu USD, tương đương khoảng 10.109 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực chế biến nông, lâm nghiệp; chế biến khoáng sản và công nghiệp dệt may... Tổng số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là trên 5.000 lao động. Trong năm 2023, tổng doanh thu của doanh nghiệp FDI đạt khoảng 150 triệu USD. Thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước đạt khoảng 12 triệu USD, tương đương 300 tỷ đồng. Về các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), hiện nay, tỉnh Yên Bái triển khai 03 dự án sử dụng vốn ODA gồm 02 dự án sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) và 01 dự án sử dụng Quỹ Phát triển Ả-rập Xê-út. Tổng mức đầu tư của 03 dự án là 2.551 tỷ đồng, trong đó vốn nước ngoài là 1.510 tỷ đồng, vốn đối ứng là 1.041 tỷ đồng. Về thực hiện các dự án viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (NGO), trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị giải ngân đạt trên 32 tỷ đồng trên các lĩnh vực như: Phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục đào tạo, y tế, giải quyết các vấn đề xã hội... Tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Yên Bái 6 tháng đầu năm 2024 đạt 200 triệu USD. Mặt hàng xuất khẩu chính là các sản phẩm nông lâm sản, may mặc, bột đá, hạt nhựa, chất dẻo.