CTTĐT - Từ đầu năm đến nay, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 7 ước đạt 1.621 tỷ đồng, tăng 10,07% so với cùng kỳ 2023. Tính chung 7 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh ước đạt 10.460 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ 2023.
Giá trị sản xuất công nghiệp 7 tháng năm 2024 tăng 10,5% so với cùng kỳ
Một số sản phẩm chính có giá trị sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ như: đá CaCO3 bột và hạt, felspat phong hóa, điện thương phẩm, điện sản xuất, ván ép...
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 7/2024 ước tăng 9,11% so với tháng trước và tăng 9,06% so với cùng kỳ. Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp dự ước tăng 9,36% so với cùng kỳ năm trước. Trong các ngành công nghiệp, ngành khai khoáng giảm 32,35%; ngành chế biến, chế tạo tăng 14,63%; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 4,41%; ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 4,97%.
Trong 18 ngành công nghiệp cấp 2, có 12/18 ngành có chỉ số sản xuất cộng dồn đến cuối tháng 7/2024 tăng so với cùng kỳ như: chế biến thực phẩm; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; in, sao chép bản ghi các loại; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sản xuất kim loại; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; sản xuất giường, tủ, bàn ghế; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng hơi nước và điều hòa không khí; khai thác, xử lý và cung cấp nước; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải; tái chế phế liệu... Một số ngành có chỉ số sản xuất giảm so với cùng kỳ như: khai thác quặng kim loại; sản xuất trang phục; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu…
Trong thời gian tới, ngành Công thương sẽ tiếp tục tập trung quyết liệt triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Chương trình hành động số 188-CTr/TU ngày 25/11/2023 của Tỉnh ủy Yên Bái, quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2024. Tăng cường tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về nguồn vốn, hỗ trợ trong xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm sản xuất; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong thu hút đầu tư. Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 29/NQ-TU của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái; đẩy mạnh thực hiện đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái. Đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp, nhất là các dự án chế biến, chế tạo có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường…
1371 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Từ đầu năm đến nay, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 7 ước đạt 1.621 tỷ đồng, tăng 10,07% so với cùng kỳ 2023. Tính chung 7 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh ước đạt 10.460 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ 2023.Một số sản phẩm chính có giá trị sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ như: đá CaCO3 bột và hạt, felspat phong hóa, điện thương phẩm, điện sản xuất, ván ép...
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 7/2024 ước tăng 9,11% so với tháng trước và tăng 9,06% so với cùng kỳ. Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp dự ước tăng 9,36% so với cùng kỳ năm trước. Trong các ngành công nghiệp, ngành khai khoáng giảm 32,35%; ngành chế biến, chế tạo tăng 14,63%; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 4,41%; ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 4,97%.
Trong 18 ngành công nghiệp cấp 2, có 12/18 ngành có chỉ số sản xuất cộng dồn đến cuối tháng 7/2024 tăng so với cùng kỳ như: chế biến thực phẩm; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; in, sao chép bản ghi các loại; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sản xuất kim loại; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; sản xuất giường, tủ, bàn ghế; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng hơi nước và điều hòa không khí; khai thác, xử lý và cung cấp nước; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải; tái chế phế liệu... Một số ngành có chỉ số sản xuất giảm so với cùng kỳ như: khai thác quặng kim loại; sản xuất trang phục; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu…
Trong thời gian tới, ngành Công thương sẽ tiếp tục tập trung quyết liệt triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Chương trình hành động số 188-CTr/TU ngày 25/11/2023 của Tỉnh ủy Yên Bái, quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2024. Tăng cường tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về nguồn vốn, hỗ trợ trong xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm sản xuất; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong thu hút đầu tư. Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 29/NQ-TU của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái; đẩy mạnh thực hiện đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái. Đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp, nhất là các dự án chế biến, chế tạo có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường…