CTTĐT - Sáng 14/8, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia do đồng chí Hầu A Lềnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Yên Bái về kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, về công tác dân tộc và tình hình hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2024.
Đồng chí Hầu A Lềnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia phát biểu tại buổi làm việc
Tiếp và làm việc với Đoàn công tác có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; lãnh đạo các huyện Yên Bình, Trấn Yên, Văn Yên và thành phố Yên Bái.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh đã báo cáo với Đoàn công tác về kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2024; về tình hình vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện công tác dân tộc năm 2024 và tình hình hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị và Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái năm 2023 và 7 tháng đầu năm 2024.
Theo đó, kế hoạch vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến là trên 5.000 tỷ đồng. Ngoài ra, dự kiến huy động các nguồn vốn khác để lồng ghép, thực hiện các chương trình MTQG là 18.744 tỷ đồng, gồm: Vốn đóng góp tự nguyện của doanh nghiệp, các tổ chức và người dân 300 tỷ đồng; Vốn tín dụng 6.000 tỷ đồng; Vốn lồng ghép từ các chương trình dự án khác (ngoài chương trình MTQG) 12.444 tỷ đồng.
Kế hoạch vốn hằng năm đã giao (2021-2024) là 3.612 tỷ đồng, bằng 71% kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025. Kế hoạch vốn đã giao năm 2024 là 1.809 tỷ đồng.
Về kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đến nay tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 còn 12,14% (giảm bình quân 4,93% so với năm 2022, vượt 1,93% so với mục tiêu 3% của chương trình), trong đó huyện Mù Cang Chải giảm 9,83%, huyện Trạm Tấu giảm 6,95%; số xã ra thoát khỏi đặc biệt khó khăn là 17/28 xã, đạt 60,07% so với mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao; số thôn thoát khỏi đặc biệt khó khăn là 25/27 thôn (thuộc xã khu vực I, II đạt chuẩn nông thôn mới), đạt 92,5% so với mục tiêu Trung ương; tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông đạt 100%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 97,6/99%...
Từ năm 2021 đến nay, tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa 3.954 nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, trong đó từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã hỗ trợ làm mới 1.172 nhà ở cho hộ nghèo (năm 2023 là 653 nhà, 7 tháng đầu năm 2024 hỗ trợ 519 nhà) và đầu tư 220 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, gồm 72 công trình đường giao thông; 36 công trình cầu, ngầm, kè; 22 công trình thuỷ lợi; 37 công trình trường học; 21 công trình nước sạch; 02 công trình điện nông thôn, 10 công trình chợ và 20 công trình văn hoá, thể thao.
Hỗ trợ mua sắm nông cụ, chuyển đổi nghề cho 1.402 hộ; Hỗ trợ nước phân tán cho 4.474 hộ; Hỗ trợ sinh kế cho người dân đã thực hiện 37 dự án hỗ trợ các hộ nghèo trâu, bò cái sinh sản và 07 dự án về các mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, giao khoán bảo vệ rừng, trồng rừng 65.225 ha; Hỗ trợ 82 công trình duy tu, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn các xã, thôn; Bồi dưỡng kiến thức dân tộc tổ chức mở 03 lớp tiếng mông và bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3, đối tượng 4 cho 19/19 lớp. Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp: tổ chức 08 đoàn đi học tập, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm tại một số tỉnh trong nước, 75 hội nghị tập huấn; Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch: Tổ chức 15 lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể tại các xã, mua sắm thiết bị hỗ trợ cho 30 đội văn nghệ, hỗ trợ 58 tủ sách cộng đồng; Thực hiện 10 hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho tổng số 648 người tham dự; Tổ chức 01 Hội nghị biểu dương, tôn vinh 150 đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số...
Về Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, kết thúc năm 2021 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 18,07%; đến hết năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Yên Bái còn 9,16%, giảm 8,91% so với cuối năm 2021, bình quân giảm 4,45%/năm, cao hơn so với mục tiêu của tỉnh (3,3%) là 1,15% và cao hơn so với mục tiêu trung ương giao (3%) là 1,45%. Đối với hai huyện nghèo (Trạm Tấu và Mù Cang Chải), tỷ lệ hộ nghèo bình quân hai huyện giảm từ 59,09% cuối năm 2021 xuống còn 42,27% vào cuối năm 2023, bình quân mỗi năm giảm 8,4%. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số so với tổng số hộ dân tộc thiểu số, giảm từ 30,36% vào cuối năm 2021 xuống còn 16,4% vào cuối năm 2023, giảm bình quân 6,98%/năm.
Đến hết ngày 31/12/2023 đã có 28.810 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được xét duyệt cho vay vốn từ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi trên địa bàn tỉnh để phát triển triển kinh tế, với tổng số vốn cho vay 1.950,2 tỷ đồng. Trong 7 tháng đầu năm 2024 đã có thêm 6.621 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được xét duyệt cho vay vốn từ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi trên địa bàn tỉnh để phát triển triển kinh tế, với tổng số vốn cho vay 503,6 tỷ đồng.
Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai quyết liệt, bảo đảm theo lộ trình kế hoạch đã đề ra. Năm 2023, toàn tỉnh công nhận thêm 01 huyện nông thôn mới, 7 xã nông thôn mới; 10 xã nông thôn mới nâng cao; 05 xã kiểu mẫu. Lũy kế hết năm 2023, tỉnh Yên Bái có 106 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 70,7% tổng số xã toàn tỉnh (trong đó có 17 xã thuộc khu vực III), đạt 84,1% so với mục tiêu của trung ương; 37 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt 82,2% so với mục tiêu của Trung ương; 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, đạt 61% so với mục tiêu của trung ương; 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, đạt 80% so với mục tiêu của trung ương (huyện Trấn Yên; thành phố Yên Bái; thị xã Nghĩa Lộ; huyện Yên Bình).
Trong 7 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế, đời sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh duy trì ổn định, an sinh xã hội được bảo đảm, đồng bào các dân tộc thiểu số tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước và của tỉnh. Các chính sách, chương trình, dự án được triển khai trong vùng đồng bào DTTS, trọng tâm là các Chương trình mục tiêu quốc gia tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh thực hiện, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng, chuyển đổi số trên các lĩnh vực. Nhiều hoạt động chăm lo vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS được quan tâm triển khai, chú trọng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đối với các chương trình tín dụng, năm 2023 và đến 31/7/2024, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn với lũy kế doanh số cho vay là 2.444 tỷ đồng, đã giúp cho 43.985 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận để sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế, cải thiện thu nhập, giải quyết nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống.
Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần không nhỏ vào thay đổi bộ mặt đời sống người dân, nông nghiệp, nông thôn; đời sống vật chất và tinh thần của hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn ngày càng được cải thiện và có những thay đổi đáng kể.
Thành viên Đoàn công tác đề nghị làm rõ hơn về kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Lãnh đạo Sở Tài chính phát biểu thảo luận tại buổi làm việc
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã thảo luận đánh giá và làm rõ hơn về tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh Yên Bái; về khó khăn, vướng mắc của các địa phương trong việc triển khai thực hiện các chương trình; đồng thời đề xuất các giải pháp để thực hiện hiệu quả các chương trình MTQG trong thời gian tới.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đánh giá cao những kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đồng chí cho rằng: Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái đã rất quan tâm và chỉ đạo sát sao việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh. Mặc dù còn gặp một số khó khăn, nhưng việc triển khai tổ chức thực hiện của các cơ quan, các địa phương trong tỉnh đã thể hiện tinh thần quyết tâm cao và đã đạt được những kết quả tích cực. Yên Bái đã có nhiều cách làm hay, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình triển khai thực hiện. Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, nội dung, danh mục đầu tư thuộc chương trình MTQG được xác định trên cơ sở có sự đồng thuận, đồng lòng của người dân, doanh nghiệp, các cấp, các ngành. Các chương trình MTQG được thực hiện đảm bảo tiến độ đề ra.
Đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đề nghị thời gian tới, các sở, ban, ngành của tỉnh cần tiếp thu, bổ sung thông tin trong báo cáo để làm rõ hơn về những kết quả đạt được trong thực hiện các chương trình MTQG; bám sát chỉ đạo của Trung ương để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao hiệu quả; tăng cường hơn nữa công tác truyền thông chính sách, tuyên truyền sâu rộng mục tiêu, nhiệm vụ của các chương trình MTQG đến cộng đồng dân cư, tạo sự đồng thuận trong nhân dân; rà soát các nhóm vấn đề, ban hành các văn bản phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
Đồng chí cũng đề nghị tỉnh Yên Bái cần quyết liệt, nghiêm túc chỉ đạo các địa phương thực hiện giải ngân đảm bảo tiến độ, đảm bảo quy trình, thủ tục theo quy định; linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ; tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình điển hình trong thực hiện các Chương trình MTQG…
Cùng với đó, triển khai đồng bộ các chính sách, phát huy tốt vai trò của người có uy tín trong cộng đồng, đảm bảo quyền, lợi ích, vai trò tham gia của người có uy tín trong thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; quan tâm bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số phù hợp, đảm bảo cơ cấu, số lượng ở các lĩnh vực, ngành nghề…
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tich UBND tỉnh Trần Huy Tuấn tiếp thu toàn bộ ý kiến chỉ đạo của đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối với Ban Dân tộc, các sở, ban, ngành hoàn thiện báo cáo trên cơ sở các ý kiến đóng góp của các thành viên trong đoàn công tác. Đồng thời hứa trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục chỉ đạo để hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ trong thực hiện các Chương trình MTQG theo lộ trình đề ra.
2326 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 14/8, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia do đồng chí Hầu A Lềnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Yên Bái về kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, về công tác dân tộc và tình hình hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2024.Tiếp và làm việc với Đoàn công tác có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; lãnh đạo các huyện Yên Bình, Trấn Yên, Văn Yên và thành phố Yên Bái.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh đã báo cáo với Đoàn công tác về kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2024; về tình hình vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện công tác dân tộc năm 2024 và tình hình hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị và Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái năm 2023 và 7 tháng đầu năm 2024.
Theo đó, kế hoạch vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến là trên 5.000 tỷ đồng. Ngoài ra, dự kiến huy động các nguồn vốn khác để lồng ghép, thực hiện các chương trình MTQG là 18.744 tỷ đồng, gồm: Vốn đóng góp tự nguyện của doanh nghiệp, các tổ chức và người dân 300 tỷ đồng; Vốn tín dụng 6.000 tỷ đồng; Vốn lồng ghép từ các chương trình dự án khác (ngoài chương trình MTQG) 12.444 tỷ đồng.
Kế hoạch vốn hằng năm đã giao (2021-2024) là 3.612 tỷ đồng, bằng 71% kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025. Kế hoạch vốn đã giao năm 2024 là 1.809 tỷ đồng.
Về kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đến nay tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 còn 12,14% (giảm bình quân 4,93% so với năm 2022, vượt 1,93% so với mục tiêu 3% của chương trình), trong đó huyện Mù Cang Chải giảm 9,83%, huyện Trạm Tấu giảm 6,95%; số xã ra thoát khỏi đặc biệt khó khăn là 17/28 xã, đạt 60,07% so với mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao; số thôn thoát khỏi đặc biệt khó khăn là 25/27 thôn (thuộc xã khu vực I, II đạt chuẩn nông thôn mới), đạt 92,5% so với mục tiêu Trung ương; tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông đạt 100%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 97,6/99%...
Từ năm 2021 đến nay, tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa 3.954 nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, trong đó từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã hỗ trợ làm mới 1.172 nhà ở cho hộ nghèo (năm 2023 là 653 nhà, 7 tháng đầu năm 2024 hỗ trợ 519 nhà) và đầu tư 220 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, gồm 72 công trình đường giao thông; 36 công trình cầu, ngầm, kè; 22 công trình thuỷ lợi; 37 công trình trường học; 21 công trình nước sạch; 02 công trình điện nông thôn, 10 công trình chợ và 20 công trình văn hoá, thể thao.
Hỗ trợ mua sắm nông cụ, chuyển đổi nghề cho 1.402 hộ; Hỗ trợ nước phân tán cho 4.474 hộ; Hỗ trợ sinh kế cho người dân đã thực hiện 37 dự án hỗ trợ các hộ nghèo trâu, bò cái sinh sản và 07 dự án về các mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, giao khoán bảo vệ rừng, trồng rừng 65.225 ha; Hỗ trợ 82 công trình duy tu, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn các xã, thôn; Bồi dưỡng kiến thức dân tộc tổ chức mở 03 lớp tiếng mông và bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3, đối tượng 4 cho 19/19 lớp. Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp: tổ chức 08 đoàn đi học tập, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm tại một số tỉnh trong nước, 75 hội nghị tập huấn; Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch: Tổ chức 15 lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể tại các xã, mua sắm thiết bị hỗ trợ cho 30 đội văn nghệ, hỗ trợ 58 tủ sách cộng đồng; Thực hiện 10 hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho tổng số 648 người tham dự; Tổ chức 01 Hội nghị biểu dương, tôn vinh 150 đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số...
Về Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, kết thúc năm 2021 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 18,07%; đến hết năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Yên Bái còn 9,16%, giảm 8,91% so với cuối năm 2021, bình quân giảm 4,45%/năm, cao hơn so với mục tiêu của tỉnh (3,3%) là 1,15% và cao hơn so với mục tiêu trung ương giao (3%) là 1,45%. Đối với hai huyện nghèo (Trạm Tấu và Mù Cang Chải), tỷ lệ hộ nghèo bình quân hai huyện giảm từ 59,09% cuối năm 2021 xuống còn 42,27% vào cuối năm 2023, bình quân mỗi năm giảm 8,4%. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số so với tổng số hộ dân tộc thiểu số, giảm từ 30,36% vào cuối năm 2021 xuống còn 16,4% vào cuối năm 2023, giảm bình quân 6,98%/năm.
Đến hết ngày 31/12/2023 đã có 28.810 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được xét duyệt cho vay vốn từ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi trên địa bàn tỉnh để phát triển triển kinh tế, với tổng số vốn cho vay 1.950,2 tỷ đồng. Trong 7 tháng đầu năm 2024 đã có thêm 6.621 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được xét duyệt cho vay vốn từ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi trên địa bàn tỉnh để phát triển triển kinh tế, với tổng số vốn cho vay 503,6 tỷ đồng.
Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai quyết liệt, bảo đảm theo lộ trình kế hoạch đã đề ra. Năm 2023, toàn tỉnh công nhận thêm 01 huyện nông thôn mới, 7 xã nông thôn mới; 10 xã nông thôn mới nâng cao; 05 xã kiểu mẫu. Lũy kế hết năm 2023, tỉnh Yên Bái có 106 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 70,7% tổng số xã toàn tỉnh (trong đó có 17 xã thuộc khu vực III), đạt 84,1% so với mục tiêu của trung ương; 37 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt 82,2% so với mục tiêu của Trung ương; 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, đạt 61% so với mục tiêu của trung ương; 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, đạt 80% so với mục tiêu của trung ương (huyện Trấn Yên; thành phố Yên Bái; thị xã Nghĩa Lộ; huyện Yên Bình).
Trong 7 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế, đời sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh duy trì ổn định, an sinh xã hội được bảo đảm, đồng bào các dân tộc thiểu số tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước và của tỉnh. Các chính sách, chương trình, dự án được triển khai trong vùng đồng bào DTTS, trọng tâm là các Chương trình mục tiêu quốc gia tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh thực hiện, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng, chuyển đổi số trên các lĩnh vực. Nhiều hoạt động chăm lo vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS được quan tâm triển khai, chú trọng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đối với các chương trình tín dụng, năm 2023 và đến 31/7/2024, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn với lũy kế doanh số cho vay là 2.444 tỷ đồng, đã giúp cho 43.985 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận để sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế, cải thiện thu nhập, giải quyết nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống.
Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần không nhỏ vào thay đổi bộ mặt đời sống người dân, nông nghiệp, nông thôn; đời sống vật chất và tinh thần của hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn ngày càng được cải thiện và có những thay đổi đáng kể.
Thành viên Đoàn công tác đề nghị làm rõ hơn về kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Lãnh đạo Sở Tài chính phát biểu thảo luận tại buổi làm việc
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã thảo luận đánh giá và làm rõ hơn về tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh Yên Bái; về khó khăn, vướng mắc của các địa phương trong việc triển khai thực hiện các chương trình; đồng thời đề xuất các giải pháp để thực hiện hiệu quả các chương trình MTQG trong thời gian tới.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đánh giá cao những kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đồng chí cho rằng: Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái đã rất quan tâm và chỉ đạo sát sao việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh. Mặc dù còn gặp một số khó khăn, nhưng việc triển khai tổ chức thực hiện của các cơ quan, các địa phương trong tỉnh đã thể hiện tinh thần quyết tâm cao và đã đạt được những kết quả tích cực. Yên Bái đã có nhiều cách làm hay, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình triển khai thực hiện. Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, nội dung, danh mục đầu tư thuộc chương trình MTQG được xác định trên cơ sở có sự đồng thuận, đồng lòng của người dân, doanh nghiệp, các cấp, các ngành. Các chương trình MTQG được thực hiện đảm bảo tiến độ đề ra.
Đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đề nghị thời gian tới, các sở, ban, ngành của tỉnh cần tiếp thu, bổ sung thông tin trong báo cáo để làm rõ hơn về những kết quả đạt được trong thực hiện các chương trình MTQG; bám sát chỉ đạo của Trung ương để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao hiệu quả; tăng cường hơn nữa công tác truyền thông chính sách, tuyên truyền sâu rộng mục tiêu, nhiệm vụ của các chương trình MTQG đến cộng đồng dân cư, tạo sự đồng thuận trong nhân dân; rà soát các nhóm vấn đề, ban hành các văn bản phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
Đồng chí cũng đề nghị tỉnh Yên Bái cần quyết liệt, nghiêm túc chỉ đạo các địa phương thực hiện giải ngân đảm bảo tiến độ, đảm bảo quy trình, thủ tục theo quy định; linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ; tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình điển hình trong thực hiện các Chương trình MTQG…
Cùng với đó, triển khai đồng bộ các chính sách, phát huy tốt vai trò của người có uy tín trong cộng đồng, đảm bảo quyền, lợi ích, vai trò tham gia của người có uy tín trong thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; quan tâm bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số phù hợp, đảm bảo cơ cấu, số lượng ở các lĩnh vực, ngành nghề…
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tich UBND tỉnh Trần Huy Tuấn tiếp thu toàn bộ ý kiến chỉ đạo của đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối với Ban Dân tộc, các sở, ban, ngành hoàn thiện báo cáo trên cơ sở các ý kiến đóng góp của các thành viên trong đoàn công tác. Đồng thời hứa trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục chỉ đạo để hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ trong thực hiện các Chương trình MTQG theo lộ trình đề ra.
Các bài khác
- Yên Bái dự hội nghị trực tuyến tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư TW Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (14/08/2024)
- Hiệu quả hoạt động ủy thác vốn tín dụng chính sách (14/08/2024)
- Tình hình thiệt hại do ảnh hưởng của mưa lớn đêm ngày 12/8, rạng sáng ngày 13/8/2024 trên địa bàn tỉnh Yên Bái (13/08/2024)
- Yên Bái tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét (12/08/2024)
- Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi; phòng, chống ngập lụt, úng cho cây trồng do ảnh hưởng của mưa lớn (12/08/2024)
- Hội nghị sản xuất sắn bền vững trên đất dốc các tỉnh phía Bắc (09/08/2024)
- Hồ Thủy điện Thác Bà đóng tiếp 1 cửa xả mặt còn lại vào lúc 11 giờ hôm nay (9/8) (09/08/2024)
- Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn làm việc với Hiệp hội Sắn Việt Nam (08/08/2024)
- Yên Bái: Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng (08/08/2024)
- Toàn tỉnh thành lập mới 201 doanh nghiệp (06/08/2024)
Xem thêm »