CTTĐT - Chiều 14/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và 3 năm thực hiện luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40- CT/TW, với quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng; sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời của cả hệ thống chính trị, Chỉ thị đã thực sự đi vào cuộc sống, phản ánh được thực tiễn, nguyện vọng của nhân dân, phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong triển khai tín dụng chính sách xã hội, góp phần thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Trong 10 năm qua, đã huy động được 238.338 tỷ đồng, đưa tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đến nay đạt 373.010 tỷ đồng, tăng gấp 2,8 lần so với trước khi thực hiện Chỉ thị, bình quân tăng trưởng nguồn vốn hằng năm đạt 10,8%.
Với nguồn lực lớn được huy động, tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ cho trên 21 triệu lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn với tổng doanh số cho vay đạt 733.152 tỷ đồng, đáp ứng mục tiêu mở rộng đối tượng, nâng mức cho vay, góp phần mang lại sinh kế, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần ngăn chặn tệ cho vay nặng lãi, giúp đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội; góp phần thực hiện mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội, trong đó nổi bật là giảm tỉ lệ hộ nghèo giai đoạn 2011-2015 từ 14,2% xuống 4,25%; giai đoạn 2016-2021 từ 9,88% xuống 2,23%, đến cuối năm 2023 còn 2,93% (theo chuẩn nghèo đa chiều).
Đối với tỉnh Yên Bái, từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014, đặc biệt là Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư, chính quyền địa phương đã quan tâm chuyển nguồn vốn ủy thác từ ngân sách để cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách cao gấp 17 lần so với giai đoạn 2003 - 2013. Tỷ trọng nguồn vốn huy động tại địa phương tăng từ 3,5% lên 9,9%, đã tạo điều kiện cho ngân hàng chủ động hơn trong việc giải ngân vốn vay.
Đến nay, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt gần 5.300 tỷ đồng, tăng trên 3.500 tỷ đồng so với năm 2014. Cơ cấu nguồn vốn đã có sự chuyển dịch tích cực, tăng dần nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn huy động từ thị trường được cấp bù lãi suất.
10 năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh (CSXH) tỉnh Yên Bái đã thực hiện cho vay trên 231.000 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách với doanh số 9.308 tỷ đồng. Đến nay, Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái quản lý hơn 86 nghìn khách hàng, dư nợ trên 5.100 tỷ đồng với tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,1% tổng dư nợ. Qua đó, góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tín dụng chính sách xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về vai trò, hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội đối với việc hoàn thành các chương trình mục tiêu quốc gia; những giải pháp tăng cường nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương; hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi…
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao những kết quả của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội trong thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW.
Để tiếp tục triển khai có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách, Thủ tướng định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm đó là: Cần tiếp tục quán triệt sâu sắc thực hiện hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, quy định của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội; nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của Ngân hàng CSXH, nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác với các tổ chức chính trị, xã hội, đảm bảo an toàn tại các điểm giao dịch tại cơ sở. Tăng cường vai trò của Chủ tịch UBND cấp xã trong việc quản lý nhà nước đối với tín dụng chính sách tại cơ sở.
Các bộ, ngành trung ương tiếp tục rà soát các quy định, tập trung nguồn lực cải thiện cơ cấu nguồn vốn cho Ngân hàng CSHXH đảm bảo nguồn vốn ổn định. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, tăng cường nguồn lực thực hiện mục tiêu mở rộng đối tượng, nâng mức cho vay; nghiên cứu chính sách, bổ sung hỗ trợ tín dụng sản xuất kinh doanh đối với hộ có mức sống trung bình, hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp…
Rà soát cơ chế chính sách tài chính, lao động, tiền lương, tạo điều kiện cho Ngân hàng CSXH phát triển bền vững, đủ năng lực thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Các địa phương cân đối, ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng CSXH nhằm bổ sung nguồn vốn cho vay. MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị xã hội tiếp tục thực hiện giám sát phản biện xã hội về công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội…
Với tinh thần "Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ, nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách", Ngân hàng CSXH cần tập trung ưu tiên nguồn vốn cho đồng bào vùng dân tộc miền núi, vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo; nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát; tích cực ứng dụng chuyển đổi số; nâng cao năng lực quản trị chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ làm tín dụng chính sách …để đưa nguồn vốn tín dụng đến đúng các đối tượng thụ hưởng, góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.
2611 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 14/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và 3 năm thực hiện luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40- CT/TW, với quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng; sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời của cả hệ thống chính trị, Chỉ thị đã thực sự đi vào cuộc sống, phản ánh được thực tiễn, nguyện vọng của nhân dân, phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong triển khai tín dụng chính sách xã hội, góp phần thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Trong 10 năm qua, đã huy động được 238.338 tỷ đồng, đưa tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đến nay đạt 373.010 tỷ đồng, tăng gấp 2,8 lần so với trước khi thực hiện Chỉ thị, bình quân tăng trưởng nguồn vốn hằng năm đạt 10,8%.
Với nguồn lực lớn được huy động, tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ cho trên 21 triệu lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn với tổng doanh số cho vay đạt 733.152 tỷ đồng, đáp ứng mục tiêu mở rộng đối tượng, nâng mức cho vay, góp phần mang lại sinh kế, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần ngăn chặn tệ cho vay nặng lãi, giúp đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội; góp phần thực hiện mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội, trong đó nổi bật là giảm tỉ lệ hộ nghèo giai đoạn 2011-2015 từ 14,2% xuống 4,25%; giai đoạn 2016-2021 từ 9,88% xuống 2,23%, đến cuối năm 2023 còn 2,93% (theo chuẩn nghèo đa chiều).
Đối với tỉnh Yên Bái, từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014, đặc biệt là Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư, chính quyền địa phương đã quan tâm chuyển nguồn vốn ủy thác từ ngân sách để cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách cao gấp 17 lần so với giai đoạn 2003 - 2013. Tỷ trọng nguồn vốn huy động tại địa phương tăng từ 3,5% lên 9,9%, đã tạo điều kiện cho ngân hàng chủ động hơn trong việc giải ngân vốn vay.
Đến nay, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt gần 5.300 tỷ đồng, tăng trên 3.500 tỷ đồng so với năm 2014. Cơ cấu nguồn vốn đã có sự chuyển dịch tích cực, tăng dần nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn huy động từ thị trường được cấp bù lãi suất.
10 năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh (CSXH) tỉnh Yên Bái đã thực hiện cho vay trên 231.000 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách với doanh số 9.308 tỷ đồng. Đến nay, Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái quản lý hơn 86 nghìn khách hàng, dư nợ trên 5.100 tỷ đồng với tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,1% tổng dư nợ. Qua đó, góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tín dụng chính sách xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về vai trò, hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội đối với việc hoàn thành các chương trình mục tiêu quốc gia; những giải pháp tăng cường nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương; hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi…
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao những kết quả của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội trong thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW.
Để tiếp tục triển khai có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách, Thủ tướng định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm đó là: Cần tiếp tục quán triệt sâu sắc thực hiện hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, quy định của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội; nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của Ngân hàng CSXH, nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác với các tổ chức chính trị, xã hội, đảm bảo an toàn tại các điểm giao dịch tại cơ sở. Tăng cường vai trò của Chủ tịch UBND cấp xã trong việc quản lý nhà nước đối với tín dụng chính sách tại cơ sở.
Các bộ, ngành trung ương tiếp tục rà soát các quy định, tập trung nguồn lực cải thiện cơ cấu nguồn vốn cho Ngân hàng CSHXH đảm bảo nguồn vốn ổn định. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, tăng cường nguồn lực thực hiện mục tiêu mở rộng đối tượng, nâng mức cho vay; nghiên cứu chính sách, bổ sung hỗ trợ tín dụng sản xuất kinh doanh đối với hộ có mức sống trung bình, hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp…
Rà soát cơ chế chính sách tài chính, lao động, tiền lương, tạo điều kiện cho Ngân hàng CSXH phát triển bền vững, đủ năng lực thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Các địa phương cân đối, ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng CSXH nhằm bổ sung nguồn vốn cho vay. MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị xã hội tiếp tục thực hiện giám sát phản biện xã hội về công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội…
Với tinh thần "Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ, nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách", Ngân hàng CSXH cần tập trung ưu tiên nguồn vốn cho đồng bào vùng dân tộc miền núi, vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo; nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát; tích cực ứng dụng chuyển đổi số; nâng cao năng lực quản trị chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ làm tín dụng chính sách …để đưa nguồn vốn tín dụng đến đúng các đối tượng thụ hưởng, góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.
Các bài khác
- Hiệu quả hoạt động ủy thác vốn tín dụng chính sách (14/08/2024)
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với lãnh đạo tỉnh Yên Bái (14/08/2024)
- Tình hình thiệt hại do ảnh hưởng của mưa lớn đêm ngày 12/8, rạng sáng ngày 13/8/2024 trên địa bàn tỉnh Yên Bái (13/08/2024)
- Yên Bái tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét (12/08/2024)
- Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi; phòng, chống ngập lụt, úng cho cây trồng do ảnh hưởng của mưa lớn (12/08/2024)
- Hội nghị sản xuất sắn bền vững trên đất dốc các tỉnh phía Bắc (09/08/2024)
- Hồ Thủy điện Thác Bà đóng tiếp 1 cửa xả mặt còn lại vào lúc 11 giờ hôm nay (9/8) (09/08/2024)
- Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn làm việc với Hiệp hội Sắn Việt Nam (08/08/2024)
- Yên Bái: Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng (08/08/2024)
- Toàn tỉnh thành lập mới 201 doanh nghiệp (06/08/2024)
Xem thêm »