CTTĐT - Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc. Mặc dù ở xa các trung tâm đô thị lớn, song ảnh hưởng của Đảng có tác động lớn đến phong trào cách mạng ở Yên Bái. Đặc biệt là sau thất bại của cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Thái Học lãnh đạo (2/1930), ngọn lửa yêu nước, ý thức đấu tranh chống giặc ngoại xâm đã được thổi bùng và khơi dậy trong các tầng lớp nhân dân.
Ký họa quang cảnh mít tinh chào mừng Cách mạng tháng Tám thành công tại vườn hoa tỉnh lỵ Yên Bái sáng ngày 22 tháng 8 năm 1945
Năm 1940, Đảng cử cán bộ lên Yên Bái gây dựng cơ sở cách mạng và đã tổ chức được nhóm Thanh niên phản đế. Nhóm này tích cực hoạt động như đọc sách, báo, tài liệu của Đảng, dạy hát, tổ chức rải truyền đơn ở chợ Vân Hội, kêu gọi quần chúng đoàn kết chống đế quốc và tay sai, vận động nhân dân làm đơn yêu cầu bọn cai trị cho mở trường tư dạy tiếng Pháp nhằm tạo điều kiện cho cán bộ của Đảng lên dạy học làm vỏ bọc để hoạt động cách mạng. Nhóm đã gây được cảm tình của đông đảo nhân dân địa phương, nhất là thanh niên. Yên Bái có vị trí quan trọng về chính trị, quân sự, có đường quốc lộ, đường sông xuống Phú Thọ, lên Lào Cai, có đường bộ sang Tuyên Quang, Sơn La. Giữa năm 1943, qua chuyến đi nắm tình hình, đồng chí Hoàng Quốc Việt, ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã nhận định: khu vực giáp hai tỉnh Yên Bái - Phú Thọ là nơi địch có nhiều sơ hở, không kiểm soát gắt gao, rất thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở cách mạng, phát động chiến tranh du kích. Nếu xây dựng được cơ sở, phong trào cách mạng ở đây không những có ý nghĩa đối với hai tỉnh Yên Bái và Phú Thọ mà còn phát triển được sang Sơn La, lên Lào Cai.
Trung ương chủ trương phải xây dựng cho được phong trào cách mạng ở Yên Bái, nhằm hai mục đích: một là, trước mắt lấy Yên Bái làm nơi dừng chân cho các đồng chí vượt ngục Sơn La ra; hai là, xây dựng căn cứ cách mạng, chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương.
Cuối năm 1943 đầu năm 1944, lực lượng cách mạng phát triển mạnh mẽ ở Trấn Yên, Văn Chấn và thị xã Yên Bái. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), phong trào Việt Minh phát triển thêm một bước mới. Ngày 7/5/1945, Chi bộ đầu tiên ở tỉnh được thành lập tại thị xã Yên Bái có nhiệm vụ lãnh đạo phong trào cách mạng ở thị xã, đầu não chính trị, quân sự của tỉnh ở địa phương. Các đảng viên của Chi bộ đã tích cực hoạt động, củng cố tổ chức công nhân cứu quốc ở đề - pô, thanh niên, phụ nữ cứu quốc ở phố, xây dựng được cơ sở trong trại bảo an binh, lấy được một số súng chuyển vào căn cứ Vần. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cơ sở cách mạng được tăng cường, hàng vạn quần chúng tiến bộ được tập trung vào các hội, các đoàn thể. Lực lượng vũ trang phát triển từ một trung đội lên nhiều đại đội. Các đội tự vệ Cổ Văn và du kích Âu Cơ hoạt động có hiệu quả gây thanh thế cho Việt Minh.
Ngày 30/6/1945, Ban cán sự Đảng liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang đã đánh bại hai cuộc hành quân của Nhật vào khu căn cứ cách mạng. Thừa cơ địch bắt đầu suy yếu, phong trào quần chúng lên cao, ban cán sự Đảng và các đơn vị vũ trang lãnh đạo tổ chức nhân dân phá các kho thóc Thiến, Kháo, Mỵ, Ca Vịnh, Sơn Bục, Gốc Báng, Vĩnh Lạc, Làng Sâng chia cho dân.
Ngày 6/7/1945, ban cán sự Đảng chủ trương đưa 3 trung đội vũ trang theo ba mũi tiến công vào Nghĩa Lộ. Cuộc tiến công đã trở thành cuộc võ trang tuyên truyền, tiến tới đâu, thành lập các đoàn thể cứu quốc ở đó. Ngày 8/7/1945 ta tổ chức mít tinh quần chúng, tuyên bố xóa bỏ bộ máy thống trị của địch; phổ biến 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh; thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời châu Văn Chấn. Đây là địa phương đầu tiên của Yên Bái và cũng là địa phương đầu tiên của vùng Tây Bắc được giải phóng và thành lập được chính quyền cách mạng.
Tại châu Lục Yên, ngày 8/7/1945, lực lượng vũ trang đã tấn công đồn Lục Yên. Tri châu bỏ trốn. Ngày 10/7/1945, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời châu Lục Yên được thành lập.
Phát huy thắng lợi và nhân lúc địch đang hoang mang, các đơn vị tiến quân giải phóng châu Văn Bàn (5/8), phủ Trấn Yên (7/8), kết hợp với các đơn vị giải phóng quân từ Tuyên Quang sang, phủ Yên Bình cũng được giải phóng (ngày 9/8)
Chỉ trong vòng hơn một tháng (6/7/1945 - 9/8/1945), lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân đã lật nhào toàn bộ chính quyền tay sai phát xít Nhật ở các châu, phủ, thành lập chính quyền cách mạng. Nhật và bọn tay sai chỉ còn giữ được thị xã tỉnh lỵ, tinh thần sa sút, dao động nghiêm trọng.
Sau khi Liên Xô tuyên chiến với Nhật và đánh tan đội quân Quan Đông - xương sống của quân đội Nhật. Ngày 14/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng các nước Đồng minh.
Tin Nhật đầu hàng truyền đi khắp nước đã thổi bùng ngọn lửa cách mạng lên cao chưa từng thấy trong các tầng lớp nhân dân ở tất cả các địa phương. Các tầng lớp trung gian ngả hẳn về phía cách mạng. Khắp các tỉnh trong toàn quốc, những cuộc mít tinh, biểu tình thị uy vũ trang do Việt Minh tổ chức có hàng nghìn, hàng vạn người tham gia diễn ra trước mắt quân Nhật và chính quyền bù nhìn. Binh lính người Việt, lính bảo an và cảnh sát tỏ thái độ ủng hộ cách mạng. Quân đội Nhật tê liệt trước sức mạnh của làn sóng cách mạng dâng cao. Tình thế cách mạng trực tiếp đã chín muồi.
Ngày 13/8/1945, Ủy ban quân sự cách mạng Yên Bái đề ra kế hoạch giành chính quyền ở tỉnh lỵ. Kế hoạch có hai bước: bước 1, dùng lực lượng vũ trang, có lính trong trại bảo an binh giúp đỡ, tước vũ khí của đơn vị này đem trang bị cho các đội vũ trang tự vệ thị xã; bước 2, huy động quần chúng thị xã và vùng xung quanh có lực lượng vũ trang làm áp lực đấu tranh buộc quân Nhật để ta giải tán chính quyền tay sai của chúng, lập chính quyền cách mạng của nhân dân, nếu quân Nhật ngoan cố chống lại, ta sẽ dùng lực lượng vũ trang tiến công tiêu diệt.
Sáng 16/8/1945, cuộc đàm phán giữa đại diện Ủy ban quân sự cách mạng và đại diện của quân Nhật được tổ chức tại dinh tri phủ Trấn Yên. Ta đưa ra hai yêu cầu:
1- Quân đội Nhật không được can thiệp vào việc giành chính quyền của Việt Minh ở thị xã Yên Bái.
2- Nhật phải trao toàn bộ vũ khí đã thu được của Pháp trước đây cùng với số vũ khí của Nhật hiện có cho Việt Minh.
Cuộc đàm phán diễn ra trong bầu không khí căng thẳng suốt 4 giờ đồng hồ. Đại diện quân Nhật nhận giao cho ta toàn quyền chính trị, quân sự, hành chính cùng số vũ khí mà Nhật thu của Pháp nhưng vũ khí của Nhật thì xin 48 giờ sau sẽ trả lời vì còn xin lệnh cấp trên. Phía ta không chấp nhận, hai bên không đạt được thỏa thuận.
Đêm 16 rạng ngày 17/8/1945, Ủy ban quân sự cách mạng lệnh cho 4 trung đội vũ trang vượt sông Hồng vào trại lính bảo an tước vũ khí địch. Quân ta khống chế toán lính gác cổng, chặn tất cả các đường ra ngoài, bắt toàn bộ bọn chỉ huy trại, buộc chúng phải mở kho vũ khí, thu hơn 300 khẩu súng các loại, rất nhiều đạn và nhiều quân trang, quân dụng. Số vũ khí này được phân phát ngay cho tự vệ phố và các trung đội vũ trang. Nhưng liền sau đó xảy ra cuộc xung đột giữa lực lượng cách mạng với quân Nhật. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt buộc địch phải rút về cố thủ tại đồn Cao. Tối 17 tháng 8 năm 1945, ở Yên Bái đã nhận được Lệnh tổng khởi nghĩa của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Ban cán sự Đảng họp khẩn cấp chủ trương huy động quần chúng vào thị xã đấu tranh chính trị kết hợp với áp lực vũ trang giành chính quyền.
Sáng ngày 18/8/1945, Tỉnh trưởng Yên Bái cho 5 người mang cờ trắng, đem thư gửi lãnh đạo ta đề nghị ngừng bắn và tiến hành đàm phán với Nhật. Phía ta đồng ý ngừng bắn từ lúc 8 giờ sáng (19/8/1945) đến 19 giờ cùng ngày và tổ chức cuộc đàm phán vào lúc 14 giờ ngày 19/8 ở Dinh tỉnh trưởng. Tại cuộc đàm phán ta đưa ra 2 yêu cầu:
1- Quân đội Nhật không được can thiệp vào việc lập chính quyền Việt Minh ở tỉnh Yên Bái.
2- Quân đôi Nhật đi lại ở thị xã Yên Bái phải báo cáo cho quân Việt Minh biết, nếu đi bằng ô tô, xe máy phải cắm 2 lá cờ, cờ Nhật và cờ Việt Minh.
Đại diện quân Nhật đã phải chấp nhận các yêu cầu này. Ta đồng ý để quân Nhật tiếp tục đóng ở đồn Cao, sẵn sàng cung cấp cho chúng một phần lương thực, thực phẩm, tạo điều kiện cho chúng rút quân an toàn. Với thành công của lần đàm phán này, cuộc khởi nghĩa của nhân dân Yên Bái đã toàn thắng.
Sáng 20/8/1945, các đơn vị vũ trang cách mạng tiếp tục tiếp quản toàn bộ thị xã. Hàng nghìn người già, trẻ, gái, trai từ căn cứ Vần, Đông Cuông, Yên Bình… mang theo cờ, biểu ngữ rầm rập tiến vào thị xã. Cán bộ, quân dân gặp nhau trong tư thế của người tự do, bắt đầu làm chủ vận mệnh của mình, mừng vui khôn xiết.
Sáng 22/8/1945, Ban cán sự Đảng tổ chức cuộc mít tinh quần chúng ở sân Căng thị xã Yên Bái thu hút gần một vạn người tham dự. Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Yên Bái làm lễ ra mắt nhân dân; đồng chí Ngô Minh Loan là Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Phúc là Phó Chủ tịch. Đồng chí Nguyễn Phúc thay mặt Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, công bố chính sách của Mặt trận Việt Minh, kêu gọi nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết ủng hộ, giúp đỡ chính quyền cách mạng sẵn sàng đập tan mọi âm mưu của đế quốc và các thế lực phản động, vượt qua mọi khó khăn gian khổ quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng, từng bước xây dựng cuộc sống mới.
Trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, nhân dân các dân tộc Yên Bái đã góp phần quan trọng viết nên những trang sử vẻ vang. Khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công là đóng góp quan trọng nhất.
Cán bộ, đảng viên lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Yên Bái đã phát huy và làm rạng rỡ thêm truyền thống yêu nước, bất khuất, anh dũng và đoàn kết mà biết bao thế hệ trước đây đã hun đúc nên. Khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công tạo ra bước ngoặt lớn lao mở đầu thời kỳ phát triển rực rỡ của dân tộc. Nó đập tan sự thống trị của thực dân trong 60 năm, kể từ khi thực dân Pháp xâm lược Yên Bái, lật đổ chính quyền phong kiến từ tỉnh đến xã đã được duy trì hàng nghìn năm. Đồng bào các dân tộc từ thân phận nô lệ, mất nước trở thành người làm chủ quê hương, đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Đảng bộ Yên Bái được thành lập trong điều kiện hoạt động bí mật, không hợp pháp trở thành Đảng bộ lãnh đạo chính quyền trong toàn tỉnh, đội ngũ ngày càng đông đảo, bản lĩnh chính trị vững vàng, có thêm kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng.
(Bài viết sử dụng tài liệu trong Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái)
1559 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc. Mặc dù ở xa các trung tâm đô thị lớn, song ảnh hưởng của Đảng có tác động lớn đến phong trào cách mạng ở Yên Bái. Đặc biệt là sau thất bại của cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Thái Học lãnh đạo (2/1930), ngọn lửa yêu nước, ý thức đấu tranh chống giặc ngoại xâm đã được thổi bùng và khơi dậy trong các tầng lớp nhân dân.
Năm 1940, Đảng cử cán bộ lên Yên Bái gây dựng cơ sở cách mạng và đã tổ chức được nhóm Thanh niên phản đế. Nhóm này tích cực hoạt động như đọc sách, báo, tài liệu của Đảng, dạy hát, tổ chức rải truyền đơn ở chợ Vân Hội, kêu gọi quần chúng đoàn kết chống đế quốc và tay sai, vận động nhân dân làm đơn yêu cầu bọn cai trị cho mở trường tư dạy tiếng Pháp nhằm tạo điều kiện cho cán bộ của Đảng lên dạy học làm vỏ bọc để hoạt động cách mạng. Nhóm đã gây được cảm tình của đông đảo nhân dân địa phương, nhất là thanh niên. Yên Bái có vị trí quan trọng về chính trị, quân sự, có đường quốc lộ, đường sông xuống Phú Thọ, lên Lào Cai, có đường bộ sang Tuyên Quang, Sơn La. Giữa năm 1943, qua chuyến đi nắm tình hình, đồng chí Hoàng Quốc Việt, ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã nhận định: khu vực giáp hai tỉnh Yên Bái - Phú Thọ là nơi địch có nhiều sơ hở, không kiểm soát gắt gao, rất thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở cách mạng, phát động chiến tranh du kích. Nếu xây dựng được cơ sở, phong trào cách mạng ở đây không những có ý nghĩa đối với hai tỉnh Yên Bái và Phú Thọ mà còn phát triển được sang Sơn La, lên Lào Cai.
Trung ương chủ trương phải xây dựng cho được phong trào cách mạng ở Yên Bái, nhằm hai mục đích: một là, trước mắt lấy Yên Bái làm nơi dừng chân cho các đồng chí vượt ngục Sơn La ra; hai là, xây dựng căn cứ cách mạng, chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương.
Cuối năm 1943 đầu năm 1944, lực lượng cách mạng phát triển mạnh mẽ ở Trấn Yên, Văn Chấn và thị xã Yên Bái. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), phong trào Việt Minh phát triển thêm một bước mới. Ngày 7/5/1945, Chi bộ đầu tiên ở tỉnh được thành lập tại thị xã Yên Bái có nhiệm vụ lãnh đạo phong trào cách mạng ở thị xã, đầu não chính trị, quân sự của tỉnh ở địa phương. Các đảng viên của Chi bộ đã tích cực hoạt động, củng cố tổ chức công nhân cứu quốc ở đề - pô, thanh niên, phụ nữ cứu quốc ở phố, xây dựng được cơ sở trong trại bảo an binh, lấy được một số súng chuyển vào căn cứ Vần. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cơ sở cách mạng được tăng cường, hàng vạn quần chúng tiến bộ được tập trung vào các hội, các đoàn thể. Lực lượng vũ trang phát triển từ một trung đội lên nhiều đại đội. Các đội tự vệ Cổ Văn và du kích Âu Cơ hoạt động có hiệu quả gây thanh thế cho Việt Minh.
Ngày 30/6/1945, Ban cán sự Đảng liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang đã đánh bại hai cuộc hành quân của Nhật vào khu căn cứ cách mạng. Thừa cơ địch bắt đầu suy yếu, phong trào quần chúng lên cao, ban cán sự Đảng và các đơn vị vũ trang lãnh đạo tổ chức nhân dân phá các kho thóc Thiến, Kháo, Mỵ, Ca Vịnh, Sơn Bục, Gốc Báng, Vĩnh Lạc, Làng Sâng chia cho dân.
Ngày 6/7/1945, ban cán sự Đảng chủ trương đưa 3 trung đội vũ trang theo ba mũi tiến công vào Nghĩa Lộ. Cuộc tiến công đã trở thành cuộc võ trang tuyên truyền, tiến tới đâu, thành lập các đoàn thể cứu quốc ở đó. Ngày 8/7/1945 ta tổ chức mít tinh quần chúng, tuyên bố xóa bỏ bộ máy thống trị của địch; phổ biến 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh; thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời châu Văn Chấn. Đây là địa phương đầu tiên của Yên Bái và cũng là địa phương đầu tiên của vùng Tây Bắc được giải phóng và thành lập được chính quyền cách mạng.
Tại châu Lục Yên, ngày 8/7/1945, lực lượng vũ trang đã tấn công đồn Lục Yên. Tri châu bỏ trốn. Ngày 10/7/1945, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời châu Lục Yên được thành lập.
Phát huy thắng lợi và nhân lúc địch đang hoang mang, các đơn vị tiến quân giải phóng châu Văn Bàn (5/8), phủ Trấn Yên (7/8), kết hợp với các đơn vị giải phóng quân từ Tuyên Quang sang, phủ Yên Bình cũng được giải phóng (ngày 9/8)
Chỉ trong vòng hơn một tháng (6/7/1945 - 9/8/1945), lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân đã lật nhào toàn bộ chính quyền tay sai phát xít Nhật ở các châu, phủ, thành lập chính quyền cách mạng. Nhật và bọn tay sai chỉ còn giữ được thị xã tỉnh lỵ, tinh thần sa sút, dao động nghiêm trọng.
Sau khi Liên Xô tuyên chiến với Nhật và đánh tan đội quân Quan Đông - xương sống của quân đội Nhật. Ngày 14/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng các nước Đồng minh.
Tin Nhật đầu hàng truyền đi khắp nước đã thổi bùng ngọn lửa cách mạng lên cao chưa từng thấy trong các tầng lớp nhân dân ở tất cả các địa phương. Các tầng lớp trung gian ngả hẳn về phía cách mạng. Khắp các tỉnh trong toàn quốc, những cuộc mít tinh, biểu tình thị uy vũ trang do Việt Minh tổ chức có hàng nghìn, hàng vạn người tham gia diễn ra trước mắt quân Nhật và chính quyền bù nhìn. Binh lính người Việt, lính bảo an và cảnh sát tỏ thái độ ủng hộ cách mạng. Quân đội Nhật tê liệt trước sức mạnh của làn sóng cách mạng dâng cao. Tình thế cách mạng trực tiếp đã chín muồi.
Ngày 13/8/1945, Ủy ban quân sự cách mạng Yên Bái đề ra kế hoạch giành chính quyền ở tỉnh lỵ. Kế hoạch có hai bước: bước 1, dùng lực lượng vũ trang, có lính trong trại bảo an binh giúp đỡ, tước vũ khí của đơn vị này đem trang bị cho các đội vũ trang tự vệ thị xã; bước 2, huy động quần chúng thị xã và vùng xung quanh có lực lượng vũ trang làm áp lực đấu tranh buộc quân Nhật để ta giải tán chính quyền tay sai của chúng, lập chính quyền cách mạng của nhân dân, nếu quân Nhật ngoan cố chống lại, ta sẽ dùng lực lượng vũ trang tiến công tiêu diệt.
Sáng 16/8/1945, cuộc đàm phán giữa đại diện Ủy ban quân sự cách mạng và đại diện của quân Nhật được tổ chức tại dinh tri phủ Trấn Yên. Ta đưa ra hai yêu cầu:
1- Quân đội Nhật không được can thiệp vào việc giành chính quyền của Việt Minh ở thị xã Yên Bái.
2- Nhật phải trao toàn bộ vũ khí đã thu được của Pháp trước đây cùng với số vũ khí của Nhật hiện có cho Việt Minh.
Cuộc đàm phán diễn ra trong bầu không khí căng thẳng suốt 4 giờ đồng hồ. Đại diện quân Nhật nhận giao cho ta toàn quyền chính trị, quân sự, hành chính cùng số vũ khí mà Nhật thu của Pháp nhưng vũ khí của Nhật thì xin 48 giờ sau sẽ trả lời vì còn xin lệnh cấp trên. Phía ta không chấp nhận, hai bên không đạt được thỏa thuận.
Đêm 16 rạng ngày 17/8/1945, Ủy ban quân sự cách mạng lệnh cho 4 trung đội vũ trang vượt sông Hồng vào trại lính bảo an tước vũ khí địch. Quân ta khống chế toán lính gác cổng, chặn tất cả các đường ra ngoài, bắt toàn bộ bọn chỉ huy trại, buộc chúng phải mở kho vũ khí, thu hơn 300 khẩu súng các loại, rất nhiều đạn và nhiều quân trang, quân dụng. Số vũ khí này được phân phát ngay cho tự vệ phố và các trung đội vũ trang. Nhưng liền sau đó xảy ra cuộc xung đột giữa lực lượng cách mạng với quân Nhật. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt buộc địch phải rút về cố thủ tại đồn Cao. Tối 17 tháng 8 năm 1945, ở Yên Bái đã nhận được Lệnh tổng khởi nghĩa của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Ban cán sự Đảng họp khẩn cấp chủ trương huy động quần chúng vào thị xã đấu tranh chính trị kết hợp với áp lực vũ trang giành chính quyền.
Sáng ngày 18/8/1945, Tỉnh trưởng Yên Bái cho 5 người mang cờ trắng, đem thư gửi lãnh đạo ta đề nghị ngừng bắn và tiến hành đàm phán với Nhật. Phía ta đồng ý ngừng bắn từ lúc 8 giờ sáng (19/8/1945) đến 19 giờ cùng ngày và tổ chức cuộc đàm phán vào lúc 14 giờ ngày 19/8 ở Dinh tỉnh trưởng. Tại cuộc đàm phán ta đưa ra 2 yêu cầu:
1- Quân đội Nhật không được can thiệp vào việc lập chính quyền Việt Minh ở tỉnh Yên Bái.
2- Quân đôi Nhật đi lại ở thị xã Yên Bái phải báo cáo cho quân Việt Minh biết, nếu đi bằng ô tô, xe máy phải cắm 2 lá cờ, cờ Nhật và cờ Việt Minh.
Đại diện quân Nhật đã phải chấp nhận các yêu cầu này. Ta đồng ý để quân Nhật tiếp tục đóng ở đồn Cao, sẵn sàng cung cấp cho chúng một phần lương thực, thực phẩm, tạo điều kiện cho chúng rút quân an toàn. Với thành công của lần đàm phán này, cuộc khởi nghĩa của nhân dân Yên Bái đã toàn thắng.
Sáng 20/8/1945, các đơn vị vũ trang cách mạng tiếp tục tiếp quản toàn bộ thị xã. Hàng nghìn người già, trẻ, gái, trai từ căn cứ Vần, Đông Cuông, Yên Bình… mang theo cờ, biểu ngữ rầm rập tiến vào thị xã. Cán bộ, quân dân gặp nhau trong tư thế của người tự do, bắt đầu làm chủ vận mệnh của mình, mừng vui khôn xiết.
Sáng 22/8/1945, Ban cán sự Đảng tổ chức cuộc mít tinh quần chúng ở sân Căng thị xã Yên Bái thu hút gần một vạn người tham dự. Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Yên Bái làm lễ ra mắt nhân dân; đồng chí Ngô Minh Loan là Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Phúc là Phó Chủ tịch. Đồng chí Nguyễn Phúc thay mặt Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, công bố chính sách của Mặt trận Việt Minh, kêu gọi nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết ủng hộ, giúp đỡ chính quyền cách mạng sẵn sàng đập tan mọi âm mưu của đế quốc và các thế lực phản động, vượt qua mọi khó khăn gian khổ quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng, từng bước xây dựng cuộc sống mới.
Trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, nhân dân các dân tộc Yên Bái đã góp phần quan trọng viết nên những trang sử vẻ vang. Khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công là đóng góp quan trọng nhất.
Cán bộ, đảng viên lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Yên Bái đã phát huy và làm rạng rỡ thêm truyền thống yêu nước, bất khuất, anh dũng và đoàn kết mà biết bao thế hệ trước đây đã hun đúc nên. Khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công tạo ra bước ngoặt lớn lao mở đầu thời kỳ phát triển rực rỡ của dân tộc. Nó đập tan sự thống trị của thực dân trong 60 năm, kể từ khi thực dân Pháp xâm lược Yên Bái, lật đổ chính quyền phong kiến từ tỉnh đến xã đã được duy trì hàng nghìn năm. Đồng bào các dân tộc từ thân phận nô lệ, mất nước trở thành người làm chủ quê hương, đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Đảng bộ Yên Bái được thành lập trong điều kiện hoạt động bí mật, không hợp pháp trở thành Đảng bộ lãnh đạo chính quyền trong toàn tỉnh, đội ngũ ngày càng đông đảo, bản lĩnh chính trị vững vàng, có thêm kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng.
(Bài viết sử dụng tài liệu trong Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái)